Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị nhân sự tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (Trang 52 - 53)

5. Đóng góp dự kiến của luận văn

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp bằng phỏng vấn trực tiếp 303 cán bộ công nhân viên tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên thông qua bảng câu hỏi. Kết quả này được xác định như sau:

Linus Yamane: ) * 1 ( N e2 N n   Trong đó: n: quy mô mẫu

N: kích thước của tổng thể, N = 1254 (tổng số cán bộ công nhân viên năm 2019 là 1254 cán bộ).

Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05

Ta có: n = 1254/ ( 1 + 1254* 0.052) = 303.2 => quy mô mẫu: 303 mẫu. Bước 2: Tiến hành chọn mẫu phân tầng theo tiêu thức phòng, khoa. Bước 3: Sau khi phân tầng, trong từng tổ ta dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để chọn các mẫu sẽ điều tra.

Bước 4: Tiến hành điều tra mẫu theo danh sách đã chọn. - Thời gian điều tra: từ đầu tháng 12 đến cuối tháng 12/2019.

- Phạm vi điều tra: tại 52 khoa chuyên môn, phòng ban thuộc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

Phương pháp này được áp dụng nhằm điều tra, khảo sát một số ý kiến của cán bộ công chức trong bệnh viện để đưa ra những nhận định chính xác hơn.

2.2.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp từ các số liệu của các bộ phận của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên; các báo cáo của bệnh viện trong 5 năm 2015 - 2019; thông tin đã được công bố trên các giáo trình, báo, tạp chí, công trình và đề tài khoa học trong nước.

Phương pháp này được áp dụng trong luận văn tại một số phần như: tổng hợp kết quả của bệnh viện qua các năm, tổng hợp tình hình nhân sự,...

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị nhân sự tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)