5. Đóng góp dự kiến của luận văn
3.1.4. Kết quả hoạt động
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên được thành lập từ những năm 1951. Trong suốt hơn 60 năm hoạt động bệnh viện đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, từ những nhà mái tranh rách, đến nhà mái ngói. Hiện nay bệnh viện đã có cơ sở khang trang với các khu nhà điều trị cao tầng, phòng bệnh sạch sẽ thoáng mát. Bên cạnh đó các trang thiết bị được lắp đặt hiện đại thuận tiện cho quá trình làm việc của nhân viên. Ngoài ra, bệnh viện vừa mới đưa vào sử dụng nhà khám bệnh 5 tầng với quy mô lớn, rộng thuận tiện cho việc khám chữa bệnh.
Bộ máy hoạt động của bệnh viện thì ngày hoàn thiện hơn từ các phòng ban đến các khoa lâm sàng và cận lâm sàng. Thành lập các khoa phòng mới được căn cứ vào điều lệ tổ chức hoạt động bệnh viện. Từ những ngày mới thành lập với đội ngũ y bác sĩ tay nghề còn trẻ, cơ cấu bệnh viện đơn giản chủ yếu phục vụ cho chiến khu Việt Bắc. Mà giờ đây, bệnh viện đã có 1 đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn sâu và vững chắc luôn sẵn sàng phục vụ bệnh nhân nhiệt tình. Đó chính là những nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo bệnh viện cùng với tập thể cán bộ bệnh viện luôn hướng tới mục tiêu phát triển Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là đơn vị tiên tiến xuất sắc trong việc khám chữa bệnh cho khu vực miền núi phía bắc.
Trong suốt quá trình hoạt động của mình bệnh viện đã đóng góp nhiều vào công cuộc bảo vệ đất nước trong 2 cuộc chiến tranh dân tộc và còn giúp phát triển nền y tế của Việt Nam trong giai đoạn đất nước độc lập và ngày càng hội nhập với thế giới.
3.2.4. Duy trì và đãi ngộ
Đãi ngộ vật chất trong bệnh viện được thể hiện qua tiền lương, tiền thưởng, một số phụ cấp và thu nhập khác. Công tác này được xây dựng tuân theo các quy định cụ thể tại:
- Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với sự nghiệp y tế công lập;
- Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang;
- Nghị định 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập và thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 nói trên của Chính phủ;
- Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch;
Trên nguyên tắc lấy tổng thu trừ tổng chi, phần chênh lệch còn lại trích lập các quỹ bao gồm:
1. Quỹ khen thưởng là 17%. 2. Quỹ phúc lợi là: 17%
3. Quỹ thu nhập tăng thêm tối đa là: 65%.
4. Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp tối đa là 25%.
3.2.4.1. Tiền lương, tiền công
Được chi từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu viện phí được để lại đơn vị.
Chi tiền lương cấp bậc, chức vụ trên cơ sở hệ số lương và phụ cấp thực tế cá nhân được hưởng (x) với hệ số mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định theo từng thời điểm.
+ Tiền phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, độc hại, ưu đãi nghề, tiền trực: Chi theo quy định hiện hành của Chính phủ và thông tư hướng dẫn của Liên Bộ và một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phòng chống dịch trên cơ sở quy định cụ thể về mức hưởng của Bệnh viện cho từng khu vực, từng đối tượng cụ thể và có sự quản lý giám sát chặt chẽ số ca, số ngày thực tế.
Những đối tượng trong chế độ quy định tại Thông tư 02/2006/TTLB-Y tế, Nội vụ - Tài chính thì được hưởng theo đúng chế độ quy định tại thông tư. Những trường hợp không nằm trong đối tượng quy định tại Thông tư Bệnh viện sẽ xem xét chi phụ cấp ưu đãi bằng mức tối thiểu kinh phí chi cho các đối tượng này từ nguồn thu quỹ phúc lợi của bệnh viện.
+ Tiền đóng góp cho CBCC để thực hiện chế độ cho CBCC như: BHXH, BHYT, BHTN, Công đoàn…Bệnh viện căn cứ theo quy định của Nhà nước từng thời điểm để trích số tiền mà người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng góp cho CBCC cùng với kỳ trả lương hàng tháng, số còn lại Bệnh viện sẽ thực hiện khấu trừ qua lương của từng CBCC để nộp đảm bảo chế độ cho CBCC theo Luật định.
+ Chi khác:
Theo yêu cầu của nhiệm vụ chuyên môn bệnh viện sẽ thực hiện chi trả tiền làm thêm giờ, làm ngày cho các bộ phận, cá nhân và chi theo quy định có kế hoạch định mức trước, đồng thời có xác nhận của người quản lý trực tiếp, các bộ phận liên quan và phê duyệt của lãnh đạo Bệnh viện.
3.2.4.2. Tiền thu nhập tăng thêm
Được chi từ nguồn kinh phí được trích lập trên cơ sở chênh lệch thu trừ chi hàng tháng.
Hàng tháng căn cứ vào tình hình thực tế tài chính của đơn vị về chênh lệch thu - chi Giám đốc sẽ thống nhất cùng với tổ chức công đoàn và Hội đồng thi đua khen thưởng quyết định số tiền chi thu nhập cho CBCC. Quỹ thu nhập tăng thêm được trích một phần để chi phụ cấp ưu đãi nghề cho CBCC thuộc diện khối phòng ban.
Tiền thu nhập tăng thêm được thực hiện chi cho từng người lao động bao gồm: lao động trong biên chế và lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên trên cơ sở đánh giá hiệu quả, chất lượng công việc theo tiêu chí bình xét A, B, C, D
Theo đặc thù chuyên môn của bệnh viện hạng I để khuyến khích người lao động đóng góp trí tuệ, sức lực cho sự phát triển. Bệnh viện xây dựng hệ số K để tính chi trả thu nhập tăng thêm ngoài lương cho CBCC Bệnh viện như sau:
K = K1 + K2 - Hệ số K1 = Ka + Kb.
+ Ka: Theo học hàm, học vị, ngạch bậc chức vụ và trách nhiệm công việc.
* Theo học hàm, học vị và ngạch bậc
- Giáo sư: Hệ số 2,0
- Phó giáo sư, bác sĩ cao cấp và tương đương Hệ số 1,8 - Tiến sĩ, chuyên khoa II, bác sĩ chính và tương đương: Hệ số 1,7
- Thạc sĩ, chuyên khoa I: Hệ số 1,6
- Trình độ đại học: Hệ số 1,5
- Trình độ cao đẳng: Hệ số 1,4
- Trình độ trung học, lái xe, thợ bậc cao trở lên Hệ số 1,3 - Nhân viên kỹ thuật, lái xe bậc 4 trở lên Hệ số 1,2
- Trình độ sơ cấp Hệ số 1,1
- Hộ lý, y công, lao động phổ thông Hệ số 1,0 - Các trường hợp tập sự mức được hưởng = 85% của ngạch bậc tương đương
* Theo chức vụ và trách nhiệm công việc:
- Giám đốc, Bí thư Đảng ủy: Hệ số 1,4
- Phó Giám đốc, phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Hệ số 1,2
- Bí thư đoàn thanh niên: Hệ số 0,9
- Phó trưởng khoa, phòng, phó Bí thư đoàn thanh niên,
điều dưỡng trưởng và tương đương Hệ số 0,6 - Tổ trưởng, điều dưỡng hành chính và tương đương Hệ số 0,4
Trường hợp thuộc nhiều đối tượng chỉ được hưởng mức phụ cấp cao nhất.
+ Kb: Theo hệ số thâm niên công tác và sự cống hiến:
* Theo hệ số thâm niên công tác:
+ Từ 5 năm đến < 10 năm = 0,1 + Từ 10 năm đến < 15 năm = 0,2 + Từ 15 năm đến < 20 năm = 0,3 + Từ 20 năm đến < 25 năm = 0,4 + Từ 25 năm đến < 30 năm = 0,5 + >= 30 năm = 0,6 * Theo hệ số cống hiến:
Là tiêu chí được đánh giá bình bầu A, B, C, D hàng tháng (K1): Tiêu chí được chi theo 4 mức:
- Tập thể: A1 = 85% số CBCCVC được hưởng công A A2 = 75% số CBCCVC được hưởng công A B = 55% số CBCCVC được hưởng công A C = 45% số CBCCVC được hưởng công A D = 30% số CBCCVC được hưởng công A - Cá nhân: A = 100%
B = 85% C = 70%
D = 55%
- Hệ số K2: Là hệ số mở để dành cho Hội đồng thi đua xem xét tùy thuộc vào nguồn thu và chiến lược phát triển chuyên môn của Bệnh viện theo từng thời điểm để khuyến khích phát triển có thể xây dựng hệ số K2 cho khu vực hay cho từng khoa, phòng hoặc cá nhân.
* Tiền chi cho CBCC bệnh viện gồm lương và thu nhập tăng thêm hàng tháng được chi trả thành 2 đợt như sau:
a) Đợt 1: Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp theo lương
TLc = Ltt x (HS + PC)
Trong đó: + TLc: Tiền lương chính theo ngạch bậc cá nhân
+ Ltt: Mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước + HS: Hệ số lương của cá nhân
+ PC: Phụ cấp lương cá nhân
b) Đợt 2: Tiền thu nhập tăng thêm
Tiền thu nhập tăng thêm = ( Hệ số theo trình độ, chức vụ (Ka) + Hệ số thâm niên công tác (Kb) ) x
Mức tiền chi tối thiểu của thu nhập tăng thêm
đ//hệ số 1 (Y)
+ K2 (nếu có)
Bảng 3.9: Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Bệnh viện Đơn vị: Triệu Đồng Các chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 2019/2018 2019/2017 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Số cán bộ CNV bình quân 967 1083 1254 116.0 1.12 171 1.16 287 1.30 Thu nhập bình quân năm 95.28 102.24 113.4 6.96 1.07 11.16 1.11 18.12 1.19 Thu nhập bình quân tháng 7.94 8.52 9.45 0.58 1.07 0.93 1.11 1.51 1.19
Qua bảng 3.7 – Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Bệnh viện ta thấy, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong bệnh viện tăng qua từng năm, cụ thể:
Năm 2019 so với năm 2017, thu nhập bình quân tăng 1,51 triệu đồng/tháng. Mức tăng này chủ yếu do thu nhập tăng thêm tăng do Bệnh viện làm ăn hiệu quả mức chênh lệch thu chi tăng.
Năm 2019 so với năm 2018, tiền lương bình quân tăng 930 nghìn đồng. Mức tăng này không đáng kể.
Qua 3.7 – Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Bệnh viện ta cũng thấy, y tế là một ngành đặc thù, đòi hỏi cán bộ phải không ngừng học hỏi, áp lực công việc cao tuy nhiên với mức thu nhập bình quân năm chỉ là 64 triệu là thấp so với mặt bằng thu nhập trung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Điều này cũng giải thích lý do một số cán bộ có tay nghề cao chuyển công tác về các bệnh viện có điều kiện làm việc tốt hơn.
Nhận xét:
Nhìn chung tiền lương và thu nhập của người lao động luôn được lãnh đạo bệnh viện quan tâm. Mặc dù thu nhập bình quân chưa cao nhưng hàng năm mức thu nhập bình quân đều có xu hướng tăng.
Tính lương dựa trên thâm niên công tác gắn với trình độ và vị trí công tác nên nhân viên gắn bó hơn với bệnh viện và có ý thức học hỏi, phấn đấu. Hình thức trả này cũng khá đơn giản, phương thức điều hành dễ dàng vì thế chi phí sẽ rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên, việc trả lương như vậy sẽ tạo chênh lệch khá lớn giữa các lãnh đạo với nhân viên bởi các lãnh đạo thường là người vừa có thâm niên công tác, vừa có học hàm học vị, vừa có chức vụ. Việc bệnh viện quy định một số vị trí công tác ngay từ khi tuyển dụng chỉ được hưởng hệ số lương theo ngạch trung cấp mặc dù cán bộ có trình độ cao hơn nên không thu hút được nguồn lao động có chất lượng tốt và hạn chế khả năng phấn đấu của cán bộ công nhân viên.
Quá chú trọng đến bằng cấp, chức vụ và thâm niên công tác, xem nhẹ kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chính vì điều này đã làm giảm đi ý nghĩa của việc đánh giá kết quả thực hiện công việc, tạo ra tâm lý ỷ lại cho những người có bằng cấp, chức vụ và thâm niên lớn. Điển hình một nhân viên kế toán tốt nghiệp đại học đã công tác được 20 năm và trong tháng nhân viên này được Trưởng phòng đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao là C thì K1 (Coi K2 = 0) của tháng đó là:
K = K1 + K2 = (1,5 + 0,4) x 70% = 1,33
Trong khi một nhân viên kế toán khác cũng tốt nghiệp đại học, công tác mới được 5 năm và trong tháng nhân viên này được Trưởng phòng đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao là A thì K của tháng đó là:
K = K1 + K2 = (1,5 + 0,1) x 100% = 1,6
đồng lương và thi đua khen thưởng xác nhận tùy từng tháng, giai đoạn nên dễ rơi vào cảm tính.
- Để tránh nhân viên khiếu nại, so bì gây mất đoàn kết, nhiều phòng ban thực hiện quay vòng xếp loại A,B,C,D. Tháng này anh nhận A tháng tới anh nhận B, điều này không phản ánh đúng thực tế và gây cho nhân viên tâm lý chây ì.
Sở dĩ có những hạn chế trên là do đơn vị chưa huấn luyện các nhà lãnh đạo và những người làm công tác đánh giá về kỹ năng đánh giá thực hiện công việc của nhân viên. Các trưởng phòng ban, khoa khi đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên thường rất cảm tính, dựa vào kinh nghiệm chủ quan là chính. Bệnh viện cũng chưa có các chỉ tiêu định lượng để đánh giá chất lượng cá nhân.
3.2.4.3 Khen thưởng
Để khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả thì bệnh viện có các chế độ khen thưởng hợp lý dựa trên thành tích cố gắng của các cá nhân, bộ phận trong tổ chức bệnh viện như thành tích trong các nghiên cứu về đề tài, thành tích tiên tiến xuất sắc do nỗ lực cả năm công tác. Ngoài ra, còn có các loại thưởng tết, thưởng thi đua theo tháng sức khỏe… Căn cứ vào đánh giá của hội đồng thi đua khen thưởng và dựa vào các tiêu chuẩn danh hiệu thi đua từng cấp của bệnh viện hàng năm để đánh giá thành tích công tác cho từng cán bộ và tập thể cán bộ của các đơn vị thành viên. Hội đồng thi đua khen thưởng thực hiện tổng kết công tác thi đua khen thưởng hàng năm, bình chọn những cá nhân, tập thể tiêu biểu để đề nghị cấp trên khen thưởng:
- Chiến sĩ thi đua các cấp
- Huân chương, bằng khen của bệnh viện, bộ y tế,... - Các danh hiệu như Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc ưu tú
Bên cạnh đó, ban lãnh đạo và ban chấp hành công đoàn Bệnh viện cũng rất quan tâm đến đời sống tinh thần của tập thể cán bộ công nhân viên trong
Bệnh viện, điều này được thể hiện qua nhiều hành động cụ thể: Tiền thưởng nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 02.
Tiền thưởng Ngày Quốc tế Phụ nữ 08 tháng 3 cho chị em cán bộ nhân viên.
Tiền thưởng Lễ Quốc khánh 02 tháng 9, vv...
Nói chung, thưởng về vật chất cho các cán bộ và các tập thể là không nhiều mà chủ yếu là thưởng về mặt tinh thần, thông qua các danh hiệu thi đua của Bệnh viện như: trao giấy khen, bằng khen, danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp