5. Đóng góp dự kiến của luận văn
3.1.3. Cơ cấu và tổ chức của bệnh viện
3.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của bệnh viện gồm ban giám đốc và 52 khoa, phòng, trung tâm được thể hiện qua sơ đồ sau:
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KHOA LÂM SÀNG PHÒNG CHỨC NĂNG KHOA CẬN LÂM SÀNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP TỔ CHỨC CÁN BỘ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ CHỈ ĐẠO TUYẾN KHÁM BỆNH CẤP CỨU NGOẠI TỔNG HỢP VI SINH SINH HÓA HUYẾT HỌC, TRUYỀN MÁU CHUẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH KHOA DƯỢC ĐIỀU DƯỠNG VẬT TƯ THIẾT BỊ Y TẾ LÃO KHOA CHẤN THƯƠNG NHI KHOA DINH DƯỠNG CHỐNG NHIỄM KHUẨN GIẢI PHẨU BỆNH KHỐI TRUNG TÂM UNG BƯỚU NỘI TIM MẠCH TÂM THẦN THẦN KINH
NGOẠI TIẾT LIỆU
SẢN
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
HỒI SỨC TÍCH CỰC – CHỐNG
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2019
Nguồn: Phòng Tổ Chức, “Báo cáo tổng kết cuối năm 2019” 3.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận
A. Giám đốc bệnh viện: là cấp quản lý có quyền lực cao nhất trong bệnh
viện, Giám đốc quyết định những vấn đề quan trọng như: điều lệ hoạt động của bệnh viện, bầu các thành viên trong ban giám đốc, quyết định phương hướng phát triển cho bệnh viện. Mặt khác, Giám đốc cũng là người trực tiếp điều hành toàn bộ các hoạt động của bệnh viện.
B. Phó giám đốc: là người giúp đỡ Giám Đốc trong quản lý hoạt động của
bệnh viện, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công. Tổng hợp trong quản lý hoạt động của các phòng ban, chuyên môn nghiệp vụ.
C. Phòng chức năng: Tham mưu, giúp việc quản lý, điều hành của Giám đốc
HỒI SỨC CẤP CỨU NỘI TIẾT – HÔ HẤP
THĂM DÒ CHỨC NĂNG
NỘI TIÊU HÓA NGOẠI TIM MẠCH RĂNG HÀM MẶT TAI MŨI HỌNG Y HỌC DÂN TỘC MẮT CÔNG TÁC XÃ HỘI NỘI HÔ HẤP LÃO KHOA - BVSK
và phó Giám đốc bệnh viện.Thực hiện các công tác nghiệp vụ chức năng quản trị như: hành chính, nhân sự, chất lượng, số lượng bệnh nhân (số giường nằm, số bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú…), tài chính…
Phòng điều dưỡng:
- Phối hợp với các phòng chức năng tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh.
- Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho y tá, kỹ thuật viên, hộ lý phù hợp với các tiến bộ kỹ thuật. Kiểm tra tay nghề cho y tá, kỹ thuật viên và hộ lý khi được tuyển dụng.
- Tham gia lập kế hoạch mua sắm vật tư tiêu hao và theo dõi kiểm tra việc sử dụng các vật tư này cho công tác chăm sóc người bệnh.
- Tham gia nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến. Phối hợp thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế về công tác y tá.
- Định kỳ tổng kết công việc chăm sóc người bệnh để rút kinh nghiệm và báo cáo Giám đốc bệnh viện.
Phòng kế hoạch tổng hợp: Tham gia giám sát, quản lý về các vấn đề giường bệnh, số lượng nội trú và ngoại trú. Tham mưu cho bệnh viện về số lượng phòng, giường bệnh để đáp ứng nhu cầu tới khám và điều trị tại bệnh viện của người bệnh. Và là nơi tổng hợp và lưu trữ hồ sơ của tất cả các bệnh nhân.
Phòng tổ chức cán bộ:
- Căn cứ vào nhiệm vụ chung của bệnh viện, lập kế hoạch tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân lực, tổ chức thi tuyển nhân lực để trình Giám đốc xét duyệt và tổ chức thực hiện.
- Tổ chức thực hiện công tác cán bộ, quản lý hồ sơ lý lịch theo phương pháp khoa học, làm thống kê báo cáo theo quy định.
- Xây dựng lề lối làm việc và quan hệ công tác giữa các khoa phòng, trình Giám đốc bệnh viện xét duyệt, tổ chức thực hiện.
- Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách nhà nước, của ngành y tế đối với mọi thành viên và người bệnh trong bệnh viện.
- Tham mưu về việc đào tạo các khóa học, khảo sát về các vấn đề đào tạo chất lượng chuyên môn cho cán bộ nhân viên cũng như nghiên cứu và ứng dụng các đề tài khoa học. Và tập hợp các đề tài nghiên cứu khoa học ở cấp cơ sở, cấp bộ, cấp Nhà nước để phục vụ cho việc nghiên cứu.
Phòng tài chính kế toán:
- Tham mưu cho lãnh đạo Bệnh Viện trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính - kế toán, trong đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo quy định của bệnh viện. Tham mưu đề xuất việc huy động, phân bổ và chính sách sử dụng vốn cho Ban Giám đốc.
- Tổ chức quản lý kế toán (bao gồm đề xuất tổ chức bộ máy kế toán và hướng dẫn hạch toán kế toán). Kiểm tra việc hạch toán kế toán đúng theo chế độ kế toán Nhà nước ban hành.
- Định kỳ tập hợp phản ánh cung cấp các thông tin cho cho lãnh đạo bệnh viện về tình hình biến động của các nguồn vốn, vốn, hiệu quả sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn của các toàn bệnh viện.
- Thực hiện các tác nghiệp liên quan tới kế toán, thống kê, tài chính và hạch toán kinh tế của bệnh viện.
- Là nơi đóng tiền viện phí, phân phát lương cho nhân viên đến các phòng ban trong bệnh viện.
Phòng hành chính quản trị:
- Căn cứ vào kế hoạch của bệnh viện, lập kế hoạch công tác của phòng trình Ban Giám Đốc duyệt và tổ chức thực hiện.
- Lập kế hoạch cung ứng vật tư, trang thiết bị thông dụng cho các khoa – phòng theo kế hoạch đã duyệt để đảm bảo đúng chủng loại, đúng quy định về quản lý tài chính.
lưu trưc hồ sơ theo đúng quy định. Đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc của bệnh viện.
- Đảm bảo tiếp khách, các cuộc hội nghị của bệnh viện.
- Tham gia kiểm tra chế độ bảo quản, sử dụng các trang thiết bị, tài sản của các viện khoa – phòng trong bệnh viện.
- Quản lý nhà cửa kho tàng, thiết bị thông dụng, quản lý phương tiện vận tải của bệnh viện, điều động xe ô tô, xe cứu thương, nhà xe theo đúng quy định.
- Thực hiện việc sửa chữa nhà cửa, duy tu, bảo dưỡng các trang thiết bị thông dụng, đảm bảo đầy đủ nước sạch, cung cấp đầy đủ điện nước và xử lý nước thải trong bệnh viện.
- Bảo đảm vệ sinh ngoại cảnh (vườn hoa cây cảnh) hệ thống cống rãnh thông thoát trong bệnh viện và định kỳ kiểm tra chung toàn bệnh viện.
- Đảm bảo an toàn an ninh toàn bệnh viện.
Phòng chỉ đạo tuyến:
- Tham mưu cho Bộ Y tế và chương trình phòng chống quốc gia về định hướng phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh, phòng bệnh các bệnh trong khu vực.
- Tham gia chỉ đạo theo dõi, giám sát, đánh giá các hoạt động chuyên môn của tuyến dưới trong khu vực.
- Quản lý tổ chức triển khai chương trình dự án ở tuyến dưới khi được Bộ Y tế phân công.
- Phối hợp với cơ quan trong và ngoài ngành y tế để thực hiện truyền thông giáo dục phòng, chống bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Phòng vật tư thiết bị y tế: chịu trách nhiệm kiểm kê, đánh giá, sử dụng vật tư, thiết bị theo quy trình hoạt động của bệnh viện. Đồng thời thống kê, theo dõi việc nhập thiết bị vật tư theo tháng, quý, năm. Từ đó xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị phù hợp cho bệnh viện để phân phối cho các khoa và phòng ban.
D. Khoa lâm sàng: Phục vụ cho quá trình khám, chuẩn đoán bệnh các, Chữa
trị bệnh của Bệnh viện cho các đối tượng nhân dân trong vùng, người cao tuổi, các chiến sĩ quân nhân…
E. Khoa cận lâm sàng: phục vụ cho việc chuẩn đoán và chữa trị bệnh mang
tính chính xác cao hơn như xét nghiệm máu, nước tiểu, phân tích tế bào vi sinh hay như khoa chụp X-quang chụp hình ảnh chuẩn đoán, …