Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị nhân sự tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (Trang 57 - 59)

5. Đóng góp dự kiến của luận văn

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tên: Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

Địa chỉ: 479 Lương Ngọc Quyến, Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Điện Thoại: 0280.3855.198 Fax: 0280.3851.348

Website: www.bvdktuthainguyen.gov.vn

Thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp: Để đáp ứng với tình hình thực tiễn của Cách mạng, tháng 7 năm 1951 Bệnh viện Liên khu Việt Bắc được thành lập tại Minh Lý, Minh Lập - Đồng Hỷ - Thái Nguyên. Bệnh viện trực thuộc Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu Việt Bắc với nhiệm vụ: “Y tế dân công và phòng bệnh phục vụ kháng chiến cứu quốc” đồng thời chỉ đạo công tác phòng bệnh và y tế dân công cho 19 Ty Y tế thuộc Liên khu Việt Bắc.

Hòa bình lập lại, ngày 01/7/1956 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 268/SL thành lập Khu tự trị Việt Bắc, từ đó Bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện Khu tự trị Việt Bắc – là tuyến điều trị cao nhất cho các Bệnh viện trong khu Tự trị Việt Bắc.

Ngày 13/3/1960 Bệnh viện vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu về thăm và bây giờ Bệnh viện trở thành di tích lịch sử cấp Tỉnh.

Năm 1976, Khu tự trị Việt Bắc giải thể, ngày 26/3/1976, Bộ Y tế ban hành quyết định số 275/BYT/QĐ về việc tiếp nhận Bệnh viện khu tự trị Việt Bắc về Bộ Y tế trực tiếp quản lý và đổi tên thành Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên. Là Bệnh viện trung ương duy nhất đóng trên địa bàn của khu vực phía Đông Bắc của Tổ quốc.

Ngày 29/4/1997 Bộ Y tế ban hành quyết định số 744/BYT/QĐ, theo đó đổi tên Bệnh viện thành Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

Ngày 09/5/2016, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1726/QĐ-BYT về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, theo đó Bệnh viện có tên rút gọn là Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và sau đó được thay thế bằng Quyết định số 4838/QĐ-BYT ngày 17/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế;

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược Bệnh viện đã góp sức người sức của cứu chữa thương binh, bệnh binh, dân công hỏa tuyến trong kháng chiến chống thực dân Pháp cũng như khi đế quốc Mỹ ném bom đánh phá khu công nghiệp Gang Thép Thái Nguyên góp phần vào chiến thắng vĩ đại của dân tộc.

Ngày nay, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, là bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Bộ Y tế, với quy mô 1.300 giường bệnh kế hoạch, gần 1.600 giường bệnh thực kê, hàng ngày thu dung điều trị và khám từ 1.600 – 1.800 người bệnh ngoại trú và 1.400 đến 1.600 bệnh nhân nội trú. Bệnh viện có 52 khoa, phòng, trung tâm với trên 1.000 CBVC có trình độ chuyên môn sâu, tâm huyết,…. Trong suốt 68 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt trong 10 năm trở lại đây Bệnh viện đã có những bước tiến vượt bậc khẳng định được vai trò vị trí của mình và đang ngày càng củng cố, nâng cao chất lượng chuyên môn trong sự nghiệp khám chữa bệnh cho nhân dân.

Qua quá trình xây dựng và phát triển Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh, một tương lai rạng rỡ phía trước đang chờ đã và đang khẳng định vị thế vai trò của một bệnh viện trung ương khu vực miền núi phía Đông Bắc. Qua đó góp phần giảm và chống quá tải cho các bệnh viện tuyến cuối ở Hà Nội. Đem và cung cấp dịch vụ y tế cao có chất lượng cho nhân dân các dân tộc vùng Việt Bắc thủ đô kháng chiến năm xưa, góp phần bảo đảm an sinh xã hội cho vùng Việt Bắc.

Bệnh viện đã sử dụng nhiều thiết bị hiện đại như: máy xét nghiệm sinh hóa tự động; hệ thống máy phân tích tế bào máu; máy chụp mạch, chụp buồng tim; máy siêu âm màu 4D; máy chụp huỳnh quang đáy mắt; máy tim, phổi nhân tạo; máy chụp cộng hưởng từ (MRI)... Bệnh viện đã thực hiện tốt nhiều dịch vụ y tế chuyên sâu như: nút mạch máu điều trị các khối u, phẫu thuật thay khớp háng, khớp gối bán phần và toàn phần, phẫu thuật vi phẫu nối các chi thể bị đứt rời, đặt Stent động mạch vành tim; thay máu điều trị vàng da nhân sơ sinh; phẫu thuật tim kín, phẫu thuật tim hở; phẫu thuật khối u nội sọ…

Ngày nay, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, là bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Bộ Y tế, với quy mô 1.000 giường bệnh kế hoạch, gần 1.400 giường bệnh thực kê, hàng ngày thu dung điều trị và khám từ 1.600 – 1.800 người bệnh ngoại trú và 1.000 đến 1.000 bệnh nhân nội trú. Bệnh viện có 52 khoa, phòng, trung tâm với 1.254 CBVC có trình độ chuyên môn sâu, tâm huyết Trung bình mỗi ngày bệnh viện có từ 1.200 đến 1.500 bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú, khoảng hơn 1.000 bệnh nhân điều trị nội trú hàng ngày.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị nhân sự tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)