2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của VCB Hà Nội.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) - Hà Nội hiện có trụ sở tại: số 11B Cát Linh, Phường Quốc Tử Giám, Quận Đống Đa, TP Hà Nội.
Ngày 01/03/1985, VCB Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 177/NH-QĐ của Tổng giám đốc NHNN với sứ mệnh hỗ trợ phát triển kinh tế đối ngoại của Thủ đô, phục vụ doanh nghiệp hoạt động ngoại thương, du lịch... và một số tổ chức quốc tế tại Hà Nội. VCB Hà Nội khởi đầu với khó khăn chồng chất về cơ sở vật chất, bất cập về nguồn nhân lực với chỉ 64 cán bộ, kết quả kinh doanh còn khiêm tốn trong những ngày đầu thành lập: vốn huy động chỉ đạt 53,4 tỷ đồng với lượng khách hàng là 20 doanh nghiệp. Từ khi thành lập đến nay VCB Hà Nội đã trải qua nhiều bước chuyển mình quan trọng để thay đổi và thích nghi với môi trường kinh doanh mới:
- Giai đoạn 1 (1985-1990): Hoạt động dưới hình thức là NH đối thoại độc quyền.
VCB Hà Nội giữ nhiệm vụ là NH chuyên doanh đầu tiên và duy nhất tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại trên địa bàn thủ đô gồm tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, làm đại lý cho chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước, tham mưu cho NHNN về chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, và về quan hệ với NHTW các nước, các TCTC tiền tệ quốc tế.
- Giai đoạn 2 (1991-2000): Hoạt động dưới hình thức NHTM Nhà nước.
Ngày 14/11/1990 VCB Hà Nội chuyển từ một NH chuyên doanh, độc quyền trong kinh tế đối ngoại sang một NHTM Nhà Nước hoạt động đa năng, là chi nhánh hàng đầu.
- Giai đoạn 3 (2000- 2006): Tiếp tục đổi mới và phát triển, chuẩn bị thế và lực cho quá trình hội nhập và cổ phần hóa NH.
Năm 2000 VCB HN đã mở thêm 4 chi nhánh cấp 2 là chi nhánh Thành Công, Cầu Giấy, Ba Đình, Chương Dương.
Năm 2004 cùng với các đối tác Silverlake, PricewaterhouseCoopers, VCB hoàn thành dự án Hiện đại hoá NH và Hệ thống thanh toán cùng với những thành công về công nghệ như: ứng dụng các chuẩn mực của “Hệ thống thanh toán SWIFT”; sự ra đời của hàng loạt các dịch vụ như VCB Online và Connect24; VCB Money; VCBP...
Với những tiến bộ vượt bậc như vậy năm 2005 VCB HN vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng 3, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ...
- Giai đoạn 4 (từ 2007 đến nay): Sau hội nhập và cổ phần hóa.
Năm 2007 VCB đã cổ phần hoá thành công, nâng cao năng lực tài chính, vị thế. VCB Hà Nội có những điều kiện thuận lợi riêng với những nền tảng cơ sở bền vững từ NH “mẹ”. Đến nay, VCB Hà Nội đã nâng cấp thành công 4 chi nhánh cấp 2 trực thuộc lên thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc Hội sở chính VCB. Đây là 1 thành công rực rỡ của VCB Hà Nội. Nhờ nỗ lực đổi mới và mở rộng phát triển theo định hướng của VCB, của Thành phố Hà Nội, VCB Hà Nội đã đạt được những thành tựu quan trọng, tạo lợi thế và uy tín trong hoạt động NH không chỉ trên địa bàn Thủ đô mà còn mở rộng ra các tỉnh thành khác trong cả nước. Từ chỗ chỉ có một trụ sở chính, VCB Hà Nội đã mở rộng thêm nhiều phòng giao dịch trên địa bàn Thủ đô để phục vụ nhu cầu của nền kinh tế và người dân. Tính đến hiện nay, VCB Hà Nội đã có tới 10 phòng giao dịch trực thuộc, cụ thể: PGD Hàng Bài, PGD Linh Đàm, PGD Nguyễn Du, PGD Trung Kính, PGD Trần Khát Chân, PGD Lạc Trung, PGD Quang Trung, PGD Lò Sú, PGD Hàng Phèn, PGD Hoàng Cầu.
30 năm hoạt động, xây dựng và trưởng thành - Đó là nguồn vốn quý để chi nhánh tiếp tục phấn đấu trong thời kỳ mới. Tin tưởng rằng, với nền tảng đó, VCB Hà Nội sẽ trở thành 1 trong 3 Chi nhánh hàng đầu của hệ thống VCB, xứng đáng là Doanh nghiệp Hạng 1 tiêu biểu của hệ thống.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Ngoại Thương — Chi nhánh Hà Nội.
Hiện nay CVB Hà Nội có tổng cộng hơn 300 cán bộ nhân viên với 1 giám đốc, 4 phó giám đốc, 12 phòng ban và 10 phòng giao dịch. Dưới đây là sơ đồ tổ chức của VCB Hà Nội.
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014
Gía trị Tỷ trọng
(%)
Gía trị Tỷ trọng
(%) Gía trị Tỷ trọng(%) Mức tănggiảm Tỷ lệ %tăng giảm Mức tăng giảm Tỷ lệ %tăng giảm Tổng huy động 13.383.655 100% 14.622.073 100% 18.708.33 5 100% 1.238.418 9,25% 4.086.262 27,95% Theo kỳ hạn Ngắn hạn 12.002.319 89,68% 12.345.706 84,43% 16.141.112 86,28% 343.387 2,86% 3.795.406 30,74% Trung, dài hạn 1.381.336 10,32% 2.276.376 15,57% 2.567.223 13,72% 895.031 64,79% 290.856 12,78%
Theo đối tượng khách hàng
Dân cu 8.590.249 64,18% 10.053.985 68,76% 11.570.273 61,85% 1.463.736 17,04% 1.516.288 15,08%
Tổ chức kinh tế
4.793.406 35,82% 4.568.088 31,24% 7.138.062 38,15% -225.318 -4,70% 2.569.974 56,26%
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Vietcombank chi nhánh Hà Nội
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh NHTMCP Ngoại Thương - HN.
Giai đoạn 2010 - 2013 nền kinh tế Việt Nam đã gặp phải nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của hệ thống NHTM: nợ xấu tăng cao do sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, cho vay và huy động vốn sụt giảm nghiêm trọng, người dân mất niềm tin vào hệ thống NHTM. Trước tình hình đó, VCB Hà Nội với sự chỉ đạo và hỗ trợ của NHTMCP Ngoại Thương đã từng bước khắc phục khó khăn, không ngừng nỗ lực đổi mới, đưa ra thị trường những sản phẩm dịch vụ đa dạng phong phú, chất lượng ngày càng được cải tiến dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Nhờ những cố gắng đó, có thể nói bước sang giai đoạn cuối 2013-2015 VCB Hà Nội đã một cuộc chuyển mình mạnh mẽ với kết quả kinh doanh đạt được hết sức khả quan.
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn:
Với NHTM nguồn vốn huy động đóng vai trò vô cùng quan trọng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn và có ý nghĩa sống còn đối với các NH. NH muốn hoạt động trôi chảy, đòi hỏi phải làm tốt công tác huy động, nhằm đảm bảo dòng tiền ra vào nhịp nhàng, đem lại nhiều lợi ích nhất cho NH. Vốn huy động chủ yếu từ nguồn tiền gửi nhằm mục đích giao dịch, thanh toán và tiền gửi phi giao dịch. Ngoài ra để huy động vốn một cách chủ động khi cần thiết, các NHTM có thể phát hành giấy tờ có giá nhu chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu... Nhận thức đuợc tầm quan trọng của vốn huy động, VCB Hà Nội luôn coi huy động vốn là trọng tâm trong chiến luợc kinh doanh. Với vị thế, uy tín và nhiều sản phẩm huy động đáp ứng đuợc nhu cầu của khách hàng, huy động vốn của VCB trong những năm qua luôn đạt kết quả tốt, đảm bảo sự cân đối giữa cơ cấu tài sản và nguồn vốn, giúp cho dòng vốn của Chi nhánh đuợc thông suốt, hiệu quả.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Vietcombank Hà Nội giai đoạn 2013-2015
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động Vietcombank Hà Nội giai đoạn 2013-2015
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của Vietcombank Hà Nội theo kỳ hạn.
Biểu đồ 2.2: Tmh hình huy động vốn của Vietcombank Hà Nội theo đối tượng.
Huy động vốn của VCB Hà Nội có xu hướng tăng trưởng liên tục qua các năm. Năm 2015 tổng vốn huy động của Chi nhánh đạt 18.708.335 triệu đồng, tăng 4.086.262 so với năm 2014, tương ứng với 27,95 %, tăng 5.324.680 triệu (39,78%) so với năm 2013. Mức tăng này tương đối cao so với các năm trước đây. Cho thấy sự tích cực trong công tác huy động vốn của Chi nhánh trong thời gian vừa qua và là nền tảng cho sự mở rộng tín dụng của Chi nhánh trong thời gian tới. Từ năm 2014, VCB bắt đầu xoay chuyển và định hình lại cơ cấu vốn huy động, gắn với thay đổi trong quan điểm quản trị và điều hành. Tỷ trọng nguồn vốn chi phí thấp trong tổng huy động của Chi nhánh đã tăng mạnh trong hai năm qua, đến 2015 đã đạt khoảng 29%. Năm 2015, dù nằm ngoài các đợt tăng lãi suất và áp lãi suất thấp nhất trên thị trường, nhưng huy động vốn VCB vẫn tăng tới 27,95%, cao hơn nhiều mức khoảng 18,3 % bình quân toàn NH. Nguyên nhân là do uy tín, vị thế thương hiệu, chất lượng phục vụ, hình thức
Chỉ
tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014
huy động phong phú và lượng khách hàng lớn vốn có đã giúp Chi nhánh thu hẹp được khoảng cách cạnh tranh lãi suất.
Có thể thấy rõ sự chênh lệch về kỳ hạn trong nguồn vốn huy động của VCB Hà Nội. Nguồn vốn huy động ngắn hạn luôn cao hơn nhiều so với trung và dài hạn. Tỷ lệ vốn ngắn hạn so với trung và dài hạn năm 2015 là 6,29 lần; năm 2014 là 5,4 lần; năm 2013 là 8,69 lần. Nguyên nhân là do từ năm 2013 đến nay lãi suất huy động liên tục được điều chỉnh giảm và không có sự chênh lệch lớn giữa lãi suất ngắn hạn và dài hạn đã ảnh hương tới tâm lý của người gửi tiền, do đó khách hàng thường không có nhu cầu gửi dài hạn mà chỉ gửi ngắn hạn nhằm chờ cơ hội đầu tư khác. Đặc biệt đến cuối tháng 12/2014 VCB tiếp tục có đợt điều chỉnh giảm lãi suất huy động lần thứ 5 trong năm tuy nhiên lại chỉ hạ lãi suất trung và dài hạn còn lãi suất huy động kỳ hạn dưới 12 tháng vẫn giữ nguyên, điều này lại càng làm chênh lệch thêm giữa vốn huy động ngắn hạn và trung dài hạn. Cơ cấu này cũng tương đối phù hợp với cơ cấu cho vay của Chi nhánh khi dư nợ cho vay kỳ hạn ngắn trong các năm của VCB Hà Nội cũng luôn cao hơn trung dài hạn.
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng trong 3 năm qua không có sự chuyển dịch mạnh, huy động từ dân cư vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể tỷ trọng này năm 2013 là 64,18%, năm 2014 là 68,16%, năm 2015 là 61,85%. Ngay từ đầu, huy động vốn từ dân cư luôn được xác định đóng vai trò nền tảng và chủ đạo trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh, nguyên nhân là do nguồn vốn tiết kiệm từ dân cư là nguồn vốn có tính chất ổn định cao, lượng khách hàng cá nhân tiềm năng xung quanh khu vực hoạt động của Chi nhánh là rất lớn.
Giai đoạn 2013 - 2015, NHNN điều hành lãi suất theo hướng chủ động, dẫn dắt thị trường và bám sát diễn biến thực tế, giảm mặt bằng lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Theo đó, mặt bằng lãi suất giảm đáng kể, giảm 2-5%/năm nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ. VCB là một trong những NH đi đầu trong hệ thống, nghiêm túc thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN, luôn tiên phong trong việc giảm lãi suất huy động, duy trì ở mức thấp nhất thị trường. Mặc dù vậy, VCB Hà Nội đã áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với tình hình huy động, cho vay của Chi nhánh đồng thời phát triển công tác huy động vốn một cách toàn diện, cả về số lượng cũng như chất lượng các sản phẩm dịch vụ, cũng như triển
22
khai các chương trình ưu đãi tiền gửi để đảm bảo duy trì nguồn vốn ổn định, giữ uy tín với khách hàng tiền gửi.
2.1.3.2. Hoạt động cho vay.
Hoạt động cho vay luôn được xác định là mặt trận hàng đầu, mang tính bao trùm, mang lại thu nhập chủ yếu cho NH. Hoạt động cho vay của VCB Hà Nội luôn được quan tâm, chú trọng ở tất cả các khâu, theo phương châm “hiệu quả và an toàn”, bảo đảm cân đối giữa khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản cho NH. Với nguồn vốn huy động dồi dào, VCB Hà Nội đã chủ động mở rộng cho vay nhằm cung ứng vốn có hiệu quả cho nền kinh tế thông qua hai kênh sử dụng vốn là cho vay trực tiếp và điều chuyển vốn nội bộ, góp phần bảo đảm các cân đối tiền tệ, duy trì an toàn hệ thống, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống.
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ của Vietcombank Hà Nội giai đoạn 2013-2015
Gía trị Tỷ trọng (%) Gía trị Tỷ trọng (%) Gía trị Tỷ trọng (%) Mức tăng giảm Tỷ lệ % tăng giảm Mức tăng giảm Tỷ lệ % tăng giảm Tổn g dư nợ 4.380.255 100% 5.572.821 100% 9.602.416 100% 1.192.566 27,23% 4.029.595 72,31% Theo kỳ hạn Ngắn hạn 3.073.528 70,17% 3.513.655 63,05% 5.611.802 58,44% 440.127 14,32% 2.098.147 59,71% Trung, dài hạn 1.306.727 29,83% 2.059.166 36,95% 3.990.615 41,56% 752.439 57,58% 1.931.449 93,80%
Theo đối tượng khách hàng
Dân
cư 575.381 13,14% 968.921 17,39% 1.550.492 16,15% 393.540 68,40% 581.571 60,02% Tổ
chức
Nguôn: Báo cáo tông kêt hoạt động Vietcombank Hà Nội
Biểu đồ 2.3: Tình hình dư nợ của Vietcombank Hà Nội theo kỳ hạn.
Biểu đồ 2.4: Tình hình dư nợ của Vietcomabnk Hà Nội theo đối tượng.
Mặc dù thời gian gần đây, trước áp lực cạnh tranh gay gắt của một số NHTMCP trên địa bàn như BIDV, Techcombank, Eximbank, MB, ANZ nhưng thương hiệu Vietcombank Hà Nội với 30 năm lớn mạnh và phát triển vẫn luôn nhận được sự ủng hộ của khách hàng, thể hiện qua sự tăng lên qua các năm về doanh số và dư nợ cho vay cá nhân, doanh nghiệp. Trong năm 2014, nền kinh tế được đánh giá ổn định trong khó khăn, đồng thời cuộc đua lãi suất giữa các NHTM trên địa bàn diễn ra hết sức căng thẳng tuy nhiên dư nợ của Vietcombank Hà Nội vẫn đạt được sự tăng trưởng nhất định. Dư nợ cho vay đạt 5.572.821 triệu đồng, tăng 1.192.566 triệu đồng so với năm 2013 (tăng 27,23%). Năm 2015 với ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì vững chắc, tăng trưởng kinh tế phục hồi rõ nét và đồng đều, thị trường tài chính có những chuyển biến tích cực, cân đối ngân sách được cải thiện đồng thời các doanh nghiệp và hộ gia đình cũng bắt đầu đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như tiêu dùng nhiều hơn, do vậy tổng dư nợ của VCB Hà Nội tăng đáng kể, đạt 9.602.416 triệu đồng, tăng
4.029.595 triệu đồng so với năm 2014 (tương ứng tốc độ tăng 72,31%). Dư nợ của Vietcombank Hà nội chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: sản xuất thiết bị điện tử, máy vi tính, thiết bị quang học; Sản xuất xi măng, thương mại xăng dầu, gas; thương mại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất... Bên cạnh đó, nhờ huy động được nguồn vốn giá rẻ trên thị trường nên lãi suất cho vay của VCB Hà Nội luôn ở mức thấp so với các NH khác. Cụ thể: năm 2015 mức lãi suất bình quân cho vay ngắn hạn từ 7,0% đến 9,5%/năm, lãi suất cho vay VNĐ trung dài hạn áp dụng với SXKD ở mức 10,5%/năm (bằng với sàn quy định của hội sở chính) và lãi suất cho vay đối với khách hàng thể nhân ở mức 9,3% đến 10,5%/năm.
Để cân đối kỳ hạn giữa tài sản và nguồn vốn, VCB Hà Nội đẩy mạnh cho vay ngắn hạn. Tỷ trong cho vay ngắn hạn luôn ở mức trên 50%, nhưng có xu hướng giảm. Cụ thể tỷ trọng này năm 2013 là 70,17%; năm 2014 là 63,05%; năm 2015 giảm còn 58,44% trên tổng dư nợ. Bên cạnh đó, dù dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhưng tốc độ tăng thì chậm hơn dư nợ trung và dài hạn, điều đó cho thấy các doanh nghiệp trên địa bàn đã bắt đầu mạnh dạn đầu tư chiều sâu. Nguyên nhân là do giai đoạn này, VCB luôn chủ động, tiên phong hạ và duy trì hạ lãi suất cho vay thấp nhất thị trường; Tích cực triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh