2.2.1. Cơ sở pháp lý đối với hoạt động CVTD của Vietcombank Hà Nội.
- CVTD tại Việt Nam bắt đầu phát triển vào cuối năm 1993, đầu 1994 và chủ yếu tập trung vào tiêu dùng trả góp. Cơ sở pháp lý là quyết định số 18/QĐ-NHNN5 về “Thể lệ vay vốn phát triển kinh tế gia đình và cho vay tiêu dùng” ban hành ngày
16/02/1994 của Thống đốc NHNN. Tuy nhiên một trong các điều kiện quy định trong quyết định đó là “Cơ quan quản lý hoặc cơ quan trả luong, trả trợ cấp cho viên chức đó cam kết trích luơng, trợ cấp hàng tháng trả nợ cho tổ chức tín dụng, nếu đến hạn nguời vay không trả đuợc nợ gốc và lãi”, khiến cho CVTD gặp nhiều vuớng mắc.
- Ngày 1/10/1998, khi luật các TCTD có hiệu lực và Thống đốc NHNN ban hành quy chế “Cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng” theo quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN, các TCTD phải thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo huớng dẫn của NHNN. Do đó thời gian này Cho vay tiêu dùng không có điều kiện phát triển.
- Ngày 19/11/1999 Chính phủ ban hành nghị định 165/1999/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm. Trong nghị định không quy định cụ thể trong truờng hợp nào thì các tổ chức tín dụng đuợc phép cho vay không có tài sản bảo đảm. Cho vay tiêu dùng bắt đầu phát triển từ đây.
- Ngày 03/12/1999 NHNN ban hành công văn số 938/CV-CSTT3 về việc cho vay phục vụ đời sống đảm bảo an toàn vốn của TCTD bằng biện pháp thu nợ từ luơng, trợ cấp CBCNV. Song lại mang nhiều sự bất cập bởi lẽ tiền luơng là nguồn thu nhập cơ bản của nguời lao động, đáp ứng nhu cầu cần thiết cho con nguời, tái tạo sức lao động. Do đó biện pháp cho vay này là không phù hợp, CVTD bị tạm ngừng từ đây.
- Ngay sau đó Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của TCTD, cho phép TCTD cho vay bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị xã hội cho cá nhân, hộ gia đình. Trên cơ sở đó một loạt các văn bản về cho vay không có tài sản đảm bảo đối với CBCNV đuợc NHNN ban hành nhu văn bản số 34/CV-NHNN ngày 07/01/2000; văn bản số 98/CV-NHNN ngày 28/01/2000.
- Từ đó đến nay, bám sát thị truờng và nhu cầu của nguời lao động, NHNN đã ban hành thêm các văn bản khác nhu: Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng 1672/2001/QĐ-NHNN do thống đốc NHNN ban hành thay thế cho quyết định 284, Nghị quyết 02/2003/NQ-CP do Chính phủ ban hành về cho vay không có tài sản đảm bảo, Quyết định 493/2005-QĐ-NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng... Đến đây hoạt động CVTD đã có cơ sở pháp lý tuơng đối đầy đủ.
Năm 2013 2014 2015
- Quyết định số 1065/2000/QĐ-NHNT ngày 13/6/2000 về cho vay không có bảo đảm bằng tài sản của cán bộ công nhân viên; Thu nợ từ lương, trợ cấp, các khoản thu hợp pháp khác.
- Quyết định 2167/QĐ/2001-NHNT ngày 10/12/2001 về sửa đổi, bổ sung quyết định 1065 ra ngày 13/6/2000 về cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với cán bộ công nhân viên.
- Quyết định số 30/QĐ-NHNT.QLTD ngày 21/02/02 quy định mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với chi nhánh NHNT.
- Quyết định số 407/QĐ-NHNT ngày 29/03/2002 về việc ban hành bản hướng dẫn của NHNT về quy chế cho vay đối với khách hàng.
- Công văn số 364/CV-NHNT.QLTD về việc xác định giá trị quyền sử dụng đất để thế chấp, bảo lãnh.
- Quyết định số 3519/QĐ/1997-UB của UBND TP Hà nội ngày 12/09/97 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 87/NĐ/94-CP ngày 7/8/94 của Chính phủ về khung giá các loại đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Quyết định số 158/2002/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà nội ngày 25/11/02 quy định thủ tục chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, chuyển quyền sở hữu.
2.2.2. Thực trạng mở rộng CVTD tại NH TMCP Ngoại Thương Chi Nhánh HN.
Đời sống của người dân ngày càng tăng cao, nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng. Ngoài những nhu cầu thiết yếu như ăn ở, áo quần, đi lại, con người còn có những nhu cầu cao hơn: học hành, du lịch... Đây là điều kiện cho các NHTM mở rộng hoạt động CVTD. Tuy nhiên, tại VCB Hà Nội, dư nợ CVTD trên tổng dư nợ rất nhỏ (khoảng trên 10%). Nguyên nhân là do VCB xuất thân là NH duy nhất thực hiện nghiệp vụ ngoại thương trong giai đoạn đầu khi hệ thống NH Việt Nam được thiết lập. Do đó trong nhiều năm khách hàng mục tiêu mà VCB hướng tới là các tổng công ty, tập đoàn lớn.nhằm cung cấp các dịch vụ bán buôn, làm cho VCB Hà Nội ít chú trọng tới thị trường bán lẻ.
Tuy nhiên hiện nay, ban lãnh đạo VCB đã có những chiến lược, chính sách khai thác và phát triển thị trường bán lẻ đầy màu mỡ, đặt mục tiêu năm 2016 sẽ trở thành một trong 2 NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Thực hiện đúng theo định hướng phát
30
triển, Chi nhánh đã bắt đầu chú trọng và đẩy mạnh bán lẻ trong đó đặc biệt có CVTD. CVTD tại VCB Hà Nội tuy mới phát triển trong vài năm gần đây nhưng đã có được những kết quả khả quan, phát triển vững chắc, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của cả Chi nhánh:
2.2.2.1. Theo các chỉ tiêu định tính:
a. về uy tín và năng lực cạnh tranh trên thị trường CVTD: VCB Hà Nội là một trong những chi nhánh hàng đầu của NH Ngoại Thương. Nhờ vậy, Chi nhánh luôn có sự quan tâm giúp đỡ của Vietcombank nhằm tạo điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất, công nghệ kỹ thuật tiên tiến, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao...Hiện nay, Chi nhánh đã và đang cung cấp đa dạng các sản phẩm CVTD như cho vay mua nhà, sửa chữa xây dựng nhà, mua ô tô.. .phù hợp với từng đối tượng nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Từ chỗ chỉ chuyên môn về tổ chức công tác bán buôn với khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp, tập đoàn thì nay, VCB Hà Nội đã có được một lượng khách hàng cá nhân, hộ gia đình đáng kể và chắc chắc sẽ ngày càng mở rộng hơn trong tương lai, qua đó gia tăng thị phần và tầm ảnh hưởng trên thị trường CVTD.
b. Về mức độ thỏa mãn của khách hàng về hoạt động CVTD của VCB Hà Nội: Tuy theo đuổi thị trường CVTD sau Vietinbank Hà Nội và BIDV Hà Nội một thời gian dài, xong không vì thế mà VCB Hà Nội tỏ ra thua kém trong việc mang lại sự hài lòng cho khách hàng vay với các sản phẩm của mình. Thời gian gần đây, Chi nhánh luông không ngừng cải thiện chất lượng phục vụ từ thái độ của nhân viên cho tới cơ sở vật chất hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm, các chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho hai sản phẩm chính là cho vay mua nhà và mua ô tô như chương trình “cho vay an tâm” và “cho vay lãi suất cạnh tranh”. Qua đó làm hài lòng những khách hàng khó tính.
2.2.2.2. Theo các chỉ tiêu định lượng: a. về số lượng khách hàng vay.
Khách hàng Tăng trưởng Kháchhàng trưởngTăng Số lượng khách hàng có quan
Chỉ tiêu Vietcombank Hà Nội Vietinbank Hà Nội BIDV Hà Nội
Khách hàng (người) 26.697 45.679 38.760
Nguôn: Báo cáo tông kêt hoạt động Vietcombank Hà Nội
31
Có thể thấy số lượng khách hàng vay tiêu dùng tại Chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm và tăng ngày càng nhanh: năm 2014 lượng khách hàng đạt 22.463 người (tốc độ tăng là 10,11%), năm 2015 là 26.697 người (tương đương tăng 18,85%). Điều này cho thấy công tác tìm kiếm và phát triển khách hàng mới tại Vietcombank Hà Nội đã có những kết quả đáng kể. Tuy rằng tốc độ này là tương đối nhanh xong nếu so về con số tuyệt đối thì số lượng khách hàng cá nhân và hộ gia đình vay vốn tại Chi nhánh còn nhỏ hơn nhiều so với những Chi nhánh cùng quy mô trên địa bàn Hà Nội như Vietinbank Hà Nội, BIDV Hà Nội.
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % Tổng dư nợ 4.380.255 4.380.255 9.602.416 1.192.56 6 27,23% 4.029.59 5 72,3% Dư nợ CVTD 575.381 968.921 1.550.492 393.540 68,40% 581.571 60,0%
Dư nợ cho vay khác 3.804.874 4.603.900 8.051.925 799.026 21,00% 3.448.02 5
74,8%
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động VCB Hà Nội, VietinbankHà Nội, BIDVHà Nội.
Năm 2015, số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng tiêu dùng với BIDV Hà Nội là 38.760 người, gấp khoảng 1,4 lần Vietcombank Hà Nội và con số này tại Vietinbank Hà Nội là 45.679 khách hàng (gấp khoảng 1,7 lần). Nguyên nhân chính là do 2 NH trên đều là các NH có vị thế và uy tín lớn trên thị trường bán lẻ, đi đầu trong công tác phát triển phân khúc thị trường này. Đặc biệt Vietinbank Hà Nội là siêu chi nhánh trong hệ thống chi nhánh của NH Công thương với quy mô và phạm vi hoạt động vô cùng lớn rộng.
b. Về dư nợ CVTD của Chi nhánh.
Trong thời gian qua, với sự góp mặt của nhiều NH ngoài quốc doanh lớn mạnh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, cho vay tiêu dùng tuy được nhận định là màu mỡ nhưng lại là thị trường cạnh tranh khốc liệt nhất. Chi nhánh áp dụng mức lãi suất cho vay thông thường cạnh tranh và ổn định; tiếp tục thực hiện các sản phẩm cho vay với lãi suất ưu đãi: Chương trình cho vay lãi suất cạnh tranh, Chương trình cho vay an tâm lãi suất, Chương trình cho vay tiêu dùng dành cho khách hàng cá nhân mua xe máy Piaggio,... .Điều này làm cho quy mô cho vay tiêu dùng tăng cao, thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.6: Tình hình dư nợ CVTD qua các năm tại Vietcombank Hà Nội
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % Tổng dư nợ 4.380.255 5.572.821 9.602.416 1.192.56 6 27,23% 4.029.59 5 72,3% Du nợ CVTD 575.381 968.921 1.550.492 393.540 68,40% 581.571 60,0% Tỷ lệ du nợ CVTD/Tổng du nợ 13,14% 17,39% 16,15%
Nguôn: Báo cáo tông kêt hoạt động của Vietcombank Hà Nội và tác giả tự tông hợp.
Dư nợ CVTD có sự tăng trưởng vượt bậc trong giai đoạn 2013-2015, do vậy, Chi nhánh luôn hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu do Hội sở chính giao. Theo đó, năm 2014, dư nợ CVTD đạt 968.921 triệu đồng, tăng 393.540 triệu đồng so với năm 2013 (tương ứng với mức tăng 68,4%). Sang năm 2015, chỉ tiêu này tiếp tục tăng mạnh, tăng 581.571 triệu đồng so với năm 2014, nâng dư nợ CVTD lên 1.550.492 triệu đồng.
Thời gian qua, nền kinh tế Thủ đô tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, các ngành, lĩnh vực chủ yếu đều lấy lại đà tăng trưởng, quản lý thị trường được tăng cường, lạm phát được kiểm soát. Thị trường bất động sản có sự chuyển biến tích cực với các biện pháp được triển khai như điều chỉnh cơ cấu căn hộ thương mại, chuyển đổi nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội. Cùng với chính sách khơi thông nguồn vốn tín dụng của NHNN, lãi suất cho vay tiếp tục có xu hướng giảm, cùng với việc lãi suất liên ngân hàng trong tầm kiểm soát của NHNN, thị trường liên ngân hàng hoạt động thông suốt đã góp phần tháo gỡ các khó khăn về mở rộng tín dụng an toàn, đáp ứng nhu cầu vay hợp lý cho các đối tượng khách hàng là những điều kiện thuận lợi để hoạt động tín dụng của Vietcombank Hà Nội cũng như hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn qua. Trên cơ sở đó, với chủ trương đẩy mạnh phát triển CVTD, Ban lãnh đạo Chi nhánh đặc biệt chú trọng mảng hoạt động CVTD, cùng với Hội sở chính, Chi nhánh đã triển khai và quảng bá rộng rãi các chương trình lãi suất cạnh tranh, các gói vay ưu đãi, đặc biệt vào cuối năm 2014, Chi nhánh đã áp dụng gói cho vay lãi suất cạnh tranh 7,5%/năm cố định trong năm đầu tiên đối với khách hàng cá nhân. Chính điều này đã tác động không nhỏ tới dư nợ cho vay tiêu dùng của Chi nhánh. Mặc dù vậy, do các Ngân hàng khác trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng đã tích cực triển khai và đưa ra nhiều gói cho vay ưu đãi để nhằm đẩy mạnh CVTD.
33
Trong đó, nhiều ngân hàng dành các gói tín dụng hàng nghìn tỷ đồng lãi suất thấp cho các khách hàng cá nhân. Chính điều này đã ảnh huởng ít nhiều tới hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh vào năm 2015, làm cho tốc độ tăng của 2015 thấp hơn năm 2014. Tuy nhiên, với lợi thế lớn về uy tín, thuơng hiệu cũng nhu các chính sách uu đãi, chuơng trình khuyến mại cạnh tranh của mình, cho vay tiêu dùng của Chi nhánh trong tuơng lai chắc chắn sẽ không ngừng tăng truởng và mở rộng hơn nữa.
So sánh với các Ngân hàng khác trên địa bàn: năm 2015, nếu xét về con số tuyệt đối thì mức tăng này của VCB Hà Nội vẫn còn tuơng đối hạn chế, tuy nhiên về tốc độ lại hơn hẳn: Vietinbank Hà Nội (54.3%), BIDV Hà Nội (51,02%). Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy Vietcombank Hà Nội đang hiện thực hóa chiến luợc mở rộng CVTD vốn đuợc coi là động lực tăng truởng chính trong tuơng lai cho Chi nhánh, là thành quả cho những cố gắng trong việc tiếp thị, quảng cáo để thu hút khách hàng đến vay tiêu dùng, lập phiếu điều tra thăm dò ý kiến khách hàng, nâng cao chất luợng phục vụ và tiến độ giải ngân,...
c. về tỷ trọng CVTD trên tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh.
Bảng 2.7: Tỷ trọng CVTD trên tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh
Chỉ tiêu Vietcombank Hà Nội Vietinbank Hà Nội BIDV Hà Nội Tỷ trọng dư nợ
CVTD/Tổng dư nợ. (%)
16,15% 27% 22%
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của Vietcombank Hà Nội và tác giả tự tổng hợp
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dư nợ tại Vietcombank Hà Nội giai đoạn 2013-2015.
Hoạt động CVTD ngày càng được đầu tư phát triển và chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng dư nợ cho vay của toàn Chi nhánh. Theo đó, năm 2013 là 13,14%, năm 2014 tăng lên 17,39%, năm 2015 giảm nhẹ còn 16,15%. Năm 2015 tỷ trọng CVTD giảm nguyên nhân là do sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam phục hồi mạnh mẽ, bắt đầu được mở rộng kinh doanh, điều này tác động làm tổng dư nợ của Chi nhánh tăng nhanh (72,3%). Kết quả này cho thấy hoạt động của Chi nhánh đã phần nào đi đúng với định hướng chiến lược của Ngân hàng. Tuy vậy, có thể thấy, con số này chưa thật sự tăng ổn định và còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của Chi nhánh.
So sánh tỷ trọng CVTD giữa các NH hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực CVTD:
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 (+/-) % (+/-) % Dư nợ CVTD 575.381 968.921 1,550.490 393.54 68,4% 581.571 60.00% Nợ quá hạn CVTD 19.620 28.389 30.700 8.769 44.69% 2.310 19.620 Tỷ lệ nợ quá hạn trong CVTD 3.41% 2.93% 1.98% -0.48% -0.95%
Nguôn: Báo cáo tông kêt hoạt động của Vietcombank Hà Nội và tác giả tự tông hợp
Tỷ trong dư nợ CVTD trên tổng dư nợ của 3 NH trên có sự chênh lệch lớn. VCB Hà Nội có tỷ trọng thấp nhất là 16,15%, cao nhất là Vietinbank Hà Nội với 27%, cao hơn 10,85% (tương đương gần 1,7 lần). Điều này cho thấy mức độ mở rộng CVTD tại