Những tồn tại và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại các NH TMCP ngoại thương chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 041 (Trang 54 - 61)

2.3.2.1. Những tồn tại:

Mặc dù mảng hoạt động CVTD trong 3 năm trở lại đây đạt mức tăng trưởng tốt và được chú trọng phát triển nhưng CVTD tại Chi nhánh vẫn còn những tồn tại chưa hợp lý với mục tiêu chiến lược của VCB Hà Nội cũng như tiềm năng của thị trường:

- Quy mô CVTD chưa tương xứng với quy mô, vị thế của Chi nhánh và tiềm năng của thị trường: Mặc dù đạt được sự tăng trưởng mạnh qua các năm nhưng nhìn chung thị trường CVTD của Vietcombank Hà Nội còn khá hạn chế. Xét về cả số lượng khách hàng và dư nợ CVTD của Chi nhánh đều nhỏ hơn nhiều so với các NH khác trên địa bàn TP. Hà Nội có cùng quy mô như Vietinbank Hà Nội và BIDV Hà Nội. Là chi

nhánh lớn thứ hai trong hệ thống ở khu vực Hà Nội với sự hùng hậu cả về số luợng “điểm bán” và nguồn nhân lực, tuy nhiên, kết quả CVTD còn chua cao. Mặc dù có 10 PGD ở những vị trí đắc địa và các PGD đều có chức năng cho vay, tuy nhiên hầu hết các khoản vay đều chuyển về phòng Khách hàng thể nhân của Chi nhánh đã gây ra sự chậm trễ trong việc đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng, ảnh huởng tới mở rộng CVTD của Chi nhánh. Bên cạnh đó, TP.Hà Nội, là thủ đô của đất nuớc với tốc độ phát triển ngày càng nhanh, có quy mô rộng lớn và mật độ dân số cao. Do đó, đây là thị truờng đầy tiềm năng cho các NH nói chung và Chi nhánh nói riêng phát triển hoạt động CVTD, tuy nhiên tỷ trọng du nợ CVTD trên tổng du nợ của Chi nhánh còn rất hạn chế, thậm chí có sự giảm nhẹ trong năm 2015.

- Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động CVTD đóng góp vào kết quả chung của Chi nhánh tuy tăng qua các năm nhưng còn tương đối thấp, trong đó thu chủ yếu là từ các sản phẩm cho vay truyền thống nhu mua nhà, mua ô tô, tín chấp cán bộ nhân viên Ngân hàng... Ngoài ra, các khoản cho vay này vẫn tồn tại nợ xấu, gây thất thoát vốn, giảm lợi nhuân của Chi nhánh.

- Các sản phẩm CVTD tuy đa dạng nhưng cơ cấu vẫn chưa hợp lý, chủ yếu tập trung vào các sản phẩm cho vay truyền thống nhu cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô...: Cho vay mua nhà luôn chiếm tỷ trọng trên 60% trên tổng du nợ CVTD. Năm 2013 CVTD mua nhà ở đạt 347.185 triệu đồng (chiếm 60,34% tổng du nợ CVTD), năm 2014 đạt 605.362 triệu đồng (62.48%), năm 2015 đạt 1.001.153 triệu đồng (64.57%). Cho vay mua ô tô chiếm tỷ trọng cao thứ hai. Cơ cấu không đồng đều của các sản phẩm cho vay dẫn đến du nợ cho vay bán lẻ tại Vietcombank Hà Nội chua có tính ổn định, tăng truởng không bền vững.

- Đối tượng vay vốn của NH chưa đa dạng: tập trung vào một số khách hàng đã có quan hệ giao dịch với Chi nhánh, có hộ khẩu thuờng chú tại Hà Nội, đối với loại hình cho vay tín chấp khách hàng chủ yếu là cán bộ nhân viên VCB và một số truờng hợp đặc biệt khác. Quy mô khách hàng còn nhỏ, chua đuợc mở rộng. Thắt chặt đối tuợng khách hàng là một trong những nguyên nhân khiến du nợ CVTD của Chi nhánh còn thấp.

- Điều kiện vay của các sản phẩm CVTD còn chưa hợp lý: Một số các sản phẩm cho vay bị hạn chế bởi các điều kiện về đối tuợng vay, về hồ sơ vay vốn...Chính điều

này đã ảnh hưởng trực tiếp tới việc gia tăng dư nợ CVTD, tới việc thu hút khách hàng, thậm chí nhiều khi gây bức xúc cho người vay. Số lượng khách hàng đánh giá hồ sơ Chi nhánh yêu cầu ở mức bình thường chiếm tỷ trọng cao nhất (45,83%), tiếp đó đến phức tạp (23,51%), quá phức tạp (18,45%), đơn giản chiếm tỷ trọng thấp nhất (12,2%). Đây thật sự là một vấn đề nhất thiết phải có những thay đổi kịp thời sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng, thị trường nhưng vẫn đảm bảo chất lượng khoản vay.

- Quy trình cho vay còn nhiều bất cập: 25,89% người vay tham gia vào cuộc khảo sát nhận định rằng họ thấy thời gian VCN Hà Nội xử lý hồ sơ cho đến khi giải ngân là chậm, 34,23% khách hàng mong muốn chi nhánh đơn giản hóa quy trình cho vay. Điều này cho thấy quy trình CVTD tại Chi nhánh còn chưa thật sự thông thoáng, các phòng ban chưa phối hợp nhịp nhàng. Trong khi đó có tới 28,87% người dân nói rằng họ sẽ vay vốn tại một NH có quy trình vay nhanh gọn. Qua đó, có thể thấy chính quy trình cho vay chưa tốt đã ảnh hưởng tới mục tiêu mở rộng CVTD của Chi nhánh trong thời gian qua.

- Các chương trình ưu đãi, sản phẩm CVTD còn chưa được khách hàng biết đến rộng rãi: Kết quả cuộc khảo sát cho thấy chỉ có 19,64% người vay biết đến các sản phẩm CVTD của VCB Hà Nội thông qua các chương trình tiếp thị, quảng cáo; còn lại 30,36% là được người thân, bạn bè giới thiệu; 28,57% tự tìm hiểu và 21,43% biết thông qua nhân viên Chi nhánh.

2.3.2.2. Nguyên nhân:

a. Các nguyên nhân chủ quan từ phía Vietcombank Hà Nội:

Chậm chân trong việc khai thác thị trường CVTD: Thật vậy, khi mà VCB mới chỉ bước đầu đẩy mạnh CVTD thì Vietinbank Hà Nội và BIDV Hà Nội đã làm từ lâu và rất tốt phân khúc thị trường này. Năm 2010 VietinBank Hà Nội được thành lập, và được triển khai theo mô hình NH hiện đại-NH bán lẻ với mục đích mang đến nhiều sản phẩm và tiện ích để phục vụ khách hàng tốt nhất. Tương tự, BIDV Hà Nội hoạt động theo mô hình chi nhánh hỗn hợp với nhiệm vụ trọng tâm là các nghiệp vụ NH bán lẻ cung cấp sản phẩm dịch vụ NH đa năng và tiện ích cho khách hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại góp phần nâng cao năng lực tài chính, quản lý, công nghệ. Với VCB Hà Nội, Chi nhánh mới chỉ đẩy mạnh CVTD khoảng 2 năm trở lại, điều này đã làm hạn chế rất nhiều khả năng mở rộng CVTD. Khi mà các NH khác đã có đầy đủ

các kiến thức về thị trường tiêu dùng, về nhu cầu khách hàng, và có một lượng lớn các khách hàng cá nhân... thì VCB mới bước đầu đi xây dựng và phát triển.

Quy trình CVTD rườm rà chưa theo kịp nhu cầu của thị trường: Cụ thể VCB Hà Nội đang trong thời gian đầu đẩy mạnh CVTD do đó quy trình CVTD được đưa ra theo hướng vừa làm vừa sửa. Một trong những điều bất cập trong quy trình cho vay khiến cho thời gian giải ngân cho khách hàng bị chậm chễ là do tất cả các khách hàng vay tại PGD đều phải chuyển hồ sơ về Chi nhánh để Chi nhánh thẩm định, phê duyệt.... sau đó sẽ được chuyển lại cho PGD. Hơn nữa các quy định, quy trình CVTD tại Chi nhánh phải tuân thủ nghiêm chỉnh theo những quy định và quy trình do hội sở chính ban hành nên còn mang tính cứng nhắc, rập khuôn, nhiều khi còn chưa thật sự theo sát được với tình hình thực tế của khách hàng, thị trường tại thành phố Hà Nội, do đó làm giảm tính cạnh tranh của VCB Hà Nội so với các NH khác trên địa bàn. Có thể thấy rằng mặc dù trên phương diện lãi suất, các khách hàng đến vay vốn tại Vietcombank Hà Nội có thể được ưu đãi hơn nhưng trên thực tế đã có nhiều khách hàng tìm đến các ngân hàng TMCP khác với lãi suất cho vay cao hơn nhưng thủ tục được giải quyết nhanh gọn hơn.

Chính sách cho vay tiêu dùng của Ngân hàng chưa thực sự hợp lý và thông thoáng, điều này dễ làm cho khách hàng giảm thiện chí khi đến với Chi nhánh, cụ thể:

- Các hướng dẫn cho vay của NH chưa được xây dựng một cách chuẩn tắc, chưa mang tính dài hạn và tính thống nhất trong hệ thống CVB. Bản thân nhiều quy chế cho vay hiện nay còn chưa thực sự hoàn thiện, hoạt động cho vay đang được tiến hành một cách thăm dò theo hướng vừa làm vừa hoàn thiện.

- Lãi suất CVTD Chi nhánh đang áp dụng tuy thấp song lại không cố định, tùy theo từng thời kỳ gây lo lắng cho khách hàng.

- Ngân hàng chưa xây dựng được chế độ ưu đãi đối với khách hàng truyền thống. - Khách hàng CVTD bị giới hạn ở những người có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.

Các sản phẩm CVTD chưa thật sự linh hoạt và chưa có sự đổi mới, chưa phù hợp với thực tiễn xã hội: nhiều sản phẩm chủ lực của Chi nhánh như cho vay mua nhà, mua ô tô.còn chứa đựng những điều kiện khắt khe, chưa theo kịp với nhu cầu của khách hàng và sự phát triển của thị trường.

Hiện nay Chi nhánh vẫn tập trung ưu tiên cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp hơn cho vay đối với khách hàng là cá nhân nhỏ lẻ:

- Chi nhánh chưa có bộ phận chuyên hoạch định chính sách khách hàng, chính sách sản phẩm, chính sách giá/ phí,... trong CVTD sao cho phù hợp với khách hàng tại khu vực hoạt động của mình mà chủ yếu là tiếp nhận và thực hiện các chính sách từ phía hội sở chính, nên không có sự sát sao với nhu cầu của khách hàng trong khu vực.

- NH chưa có chính sách quảng cáo, khuếch trương, chưa có hoạt động marketing cụ thể nhằm thu hút khách hàng cá nhân, khuyến khích họ vay vốn ngân NH. Hoạt động marketing của Chi nhánh còn mỏng và khá đơn điệu, thiếu chuyên nghiệp. Các chương trình quảng bá sản phẩm chưa tạo được ấn tượng mạnh về những tiện ích, tính năng của sản phẩm mà chỉ mang tính giới thiệu là chính. Phương thức thực hiện còn hạn chế, chủ yếu là hình thức treo băng rôn quảng cáo tại các điểm, phòng giao dịch chưa chủ động tiếp cận, thuyết phục khách hàng. Do vậy, các hoạt động marketing của Chi nhánh chưa thu hút được khách hàng, thông tin của sản phẩm đến khách hàng vẫn còn khá mờ nhạt và chưa có chỗ đứng vững chắc trong nhận thức cũng như trong thói quen sử dụng các sản phẩm CVTD của khách hàng.

Mạng lưới Chi nhánh chưa rộng khắp, tốc độ mở rộng mạng lưới còn khá chậm và tốn nhiều thời gian: 15,48% khách hàng cho biết rằng tiêu chí hàng đầu của họ khi lựa chọn NH là nơi mà họ tiện giao dịch nhất. Với 10 phòng giao dịch hoạt động trên một địa bàn rộng như Hà Nội thì. Mạng lưới hoạt động của Chi nhánh mặc dù lớn thứ hai trong hệ thống với 10 “điểm bán” nhưng chưa thực sự hiệu quả và phân bổ không đồng đều, tập trung chủ yếu tại quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm và Hoàng Mai, do đó chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiếp cận và tìm kiếm khách hàng. Hơn nữa, con số này nếu so sánh với NH khác trên địa bàn thì còn khiêm tốn. Ví dụ như chỉ riêng trên địa bàn quận Hai Bà Trưng thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã có tới 26 Phòng giao dịch; hay chỉ riêng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có tới 13 phòng giao dịch và 02 quỹ tiết kiệm,... Bên cạnh đó, với vai trò là “cánh tay nối dài của trụ sở chính” trong phát triển CVTD thì các phòng giao dịch của Chi nhánh chưa thực sự hiệu quả trong hoạt động, chỉ chú trọng vào các chỉ tiêu được giao, chưa phát huy hết tiềm năng trên địa bàn hoạt động.

Nguồn nhân lực của Chi nhánh hạn chế so với yêu cầu phát triển, chưa đào tạo và phát triển được đội ngũ chuyên viên có kiến thức tổng hợp và kinh nghiệm để tư vấn cho khách hàng. Đặc biệt trong mảng CVTD, các cán bộ tín dụng vẫn còn hạn chế về mặt kinh nghiệm, số năm kinh nghiệm bình quân đều từ 02 đến duới 05 năm. Đó là chua kể đến tâm lý ngại rủi ro của một số cán bộ làm ảnh huởng trực tiếp doanh số cho vay. Bên cạnh đó, tu tuởng và ý thức trách nhiệm của một số cán bộ chua thật sự đổi mới, chua phát huy hết khả năng bản thân và khai thác hết tiềm năng khách hàng. Một số cán bộ chỉ chú trọng công tác chuyên môn, chua chú trọng đến việc bán chéo cũng nhu công tác tuyên truyền, quảng bá các dịch vụ mới mà Chi nhánh đang triển khai.

b. Các nguyên nhân khách quan.

Nguyên nhân từ phía khách hàng:

- Do thói quen tiêu dùng của nguời dân: Nguời dân Việt Nam đặc biệt là khu vực các tỉnh thành miền Bắc thuờng có xu huớng tiết kiệm, tích lũy của cải. Họ thuờng chỉ mua nhà, xây dựng, mua ô tô.. .khi đã tích lũy đủ tiền hoặc chỉ phải vay một phần nhỏ. Tâm lý “nhất tội nhì nợ” của một bộ phận lớn nguời dân đã ảnh huởng đến khả năng mở rộng CVTD của Chi nhánh. Do đó, VCB Hà Nội cần có những chiến luợc cụ thể hơn nữa để thúc đẩy nguời dân đến vay vốn tiêu dùng tại Chi nhánh.

- Những khách hàng có trình độ và tài chính lành mạnh sẽ đòi hỏi cao về chất luợng dịch vụ. Những khách hàng này luôn có nhu cầu giản tiện thủ tục, yêu cầu đuợc giải quyết nhanh nhung lại không hợp tác trong việc cung cấp thông tin gây khó khăn cho việc thẩm định và ra quyết định nên cho rằng thủ tục vay NH rất ruờm rà, phức tạp. Và họ sẵn sàng đi vay tu nhân với lãi suất cao gấp nhiều lần để đạt đuợc mục đích nhanh chóng.

Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường CVTD: VCB Hà Nội đang phải chịu nhiều sức ép lớn từ các đối thủ cạnh tranh trong CVTD. Ngày xuất hiện càng nhiều các TCTD hoạt động tại Việt Nam gồm các NHTMCP, các NH liên doanh, Chi nhánh của NH nuớc ngoài. Những NH nuớc ngoài này hơn hẳn các NH trong nuớc về vốn, trình độ quản lý, nền tảng công nghệ và đã thực sự trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng gờm.

Môi trường pháp lý còn bất cập: môi truờng pháp lý liên quan đến hoạt động CVTD tại Việt Nam chua thực sự chặt chẽ và đồng bộ. Hiện nay, có nhiều văn bản

pháp luật hướng dẫn CVTD theo hướng rườm rà, nhiều giấy tờ thủ tục. Mặc khác, các văn bản nhiều lúc còn chưa rõ ràng, chồng chéo gây nhiều bất cập trong quá trình thực hiện, điển hình như là các văn bản liên quan đến thế chấp tài sản và giao dịch bảo đảm. Nhiều trường hợp khi xảy ra tranh chấp, sự phán quyết khác nhau của các tòa án các cấp gây thiệt hại cho các bên tham gia, trong đó có cả NH.

Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, đất đai trên địa bàn Hà Nội còn “ì ạch” trong khi đó VCB Hà Nội chỉ chấp thuận cho vay khi tài sản thế chấp là bất động sản đã được cấp sổ đỏ. Vì vậy, tiến độ cấp chậm làm hạn chế công tác CVTD của NH.

Kết luận chương 2

Nội dung chương 2 của bài khóa luận trình bày một số nội dung sau:

Thứ nhất, trình bày khái quát lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của VCB Hà Nội.

Thứ hai, cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của VCB Hà Nội trong những năm gần đây thông qua tình hình huy động vốn, tình hình cho vay, thanh toán xuất nhập khẩu... từ đó có những đánh giá về kết quả kinh doanh của Chi nhánh.

Thứ ba, phân tích tình hình mở rộng CVTD tại chi nhánh thông qua hệ thống các chỉ tiêu định tính và định lượng, từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá về thành quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIETCOMBANK

CHI NHÁNH HÀ NỘI.

3.1. Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Ngoại Thương Chi nhánh HN.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại các NH TMCP ngoại thương chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 041 (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w