Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh củaNgân hàng TMCP An Bình

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP an bình khoá luận tốt nghiệp 045 (Trang 30 - 40)

2.1.3.1. về công tác h uy động vốn.

Nghiệp vụ truyền thống của các NHTM là huy động tiền gửi và cho vay. Nhưng không giống như các loại hình doanh nghiệp khác, vốn tự có của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Để đáp ứng được nhu cầu vay của nền kinh tế, các NHTM phải huy động nguồn vốn từ nhiều nguồn: từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế... để tập trung được một nguồn vốn lớn sau đó cho vay và đầu tư trở lại nền kinh tế để sinh lời.

Nhận thức được tầm quan trọng huy động, ABBANK luôn chú trọng tới công tác huy động vốn đây được coi là một trong những nghiệp vụ quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. So với các NHNN thì vốn tự có của NHTM là thấp, chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động . Các nguồn vốn huy động của ABBANK bao gồm: tiền gửi của các tổ chức tín dụng, tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư, phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi...

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của ABBANK từ năm 2014-2016.

Năm ________2014_________ 2015________________ 2016________________

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Tiền gửi không kỳ hạn________ 10.402.81 4 23,06% 10.278.399 21,63% 10.224.928 19,84% Tiền gửi có kỳ hạn______ 34.453.494 76,36% 36.924.616 77,69% 40.685.083 78,97% Tiền gửi ký qu ỹ 264.93 0 0,58% 326.90 0 0,68% 614.527 1,19% Tổng nguồn vốn.________ 45.121.238 100% 47.529.915 100% 51.524.538 100%

Nguồn : Báo cáo tài chính của ABBANK qua các năm. Nguồn : Báo cáo tài chính của ABBANK qua các năm. Tình hình huy động vốn của ABBANK khá ổn định trong giai đoạn 2014-2016. Năm 2014 đã chính thức khép lại trong bối cảnh nền kinh tế Thế giới đang còn phục hồi chậm, nhưng với những chính sách, cũng như kế hoạch của mình mà ABBANK mà đã huy động vốn đạt 60.911.435 triệu đồng tăng 119% so với năm 2013, tăng 110% so với kế hoạch năm 2014. Bước sang năm 2015, nền kinh tế vẫn chưa bước ra khỏi những suy thoái và tồn tại nhiều bất ổn, mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã ổn định hơn nhưng vẫn còn nhiều khó khăn thế nên kéo theo khả năng huy động vốn của Ngân hàng trên thị trường có sự suy giảm nhẹ, tổng nguồn vốn huy động đạt 57.425.886 triệu đồng giảm 5,72% so với năm 2014, đạt 94% so với kế hoạch năm 2015. Tuy nhiên thì huy động vốn trên thị trường 1 của Ngân hàng đạt 47.811 tỷ đồng tăng 105% so với năm 2014 khả năng huy động vốn của Ngân hàng tại thị trường 1 khá tốt. Bước sang năm 2016 nền kinh tế diễn biến khó lường, tăng trưởng kinh tế có phần chững lại tuy nhiên sức khỏe của ngành Ngân hàng được cải thiện bằng việc quyết liệt thực hiện cơ cấu tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu đặc biệt Ngân hàng yếu kém. Bị ảnh hưởng bởi những chính sách của NHNN, Chính phủ... mà Ngân hàng đã có những chính sách để giúp cho hệ thống phát triển bền vững, vì thế mà Ngân hàng đạt được một số thành tựu như nguồn vốn huy động đạt 66.673.304 triệu đồng tăng 161% so với năm 2015, tăng 112 % so với kế hoạch năm 2016.

Như vậy với tiềm năng huy động lớn, tăng trưởng ổn định ABBANK có điều kiện kinh doanh chủ động, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn vay, đầu tư và thanh toán cho mọi đối tượng khách hàng, kéo theo đó là sự tăng trưởng về lợi nhuận qua mỗi năm giúp cho ABBank có cơ hội đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nâng cao hiệu quả hoạt động từ đó xây dựng được hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng , nâng cao được vị thế trên thị trường.

Bảng 2.2. Bảng huy động vốn của ABBANKphân theo kỳ hạn.

Chỉ

tiêu 2014 2015 2016

Số tiền Số tiền Chênh lệch so với

2014

Số tiền Chênh lệch so với 2015

Tuyệt đối Tương đối

Tuyệt đối Tương đối Dư nợ

cho vay

42.633.073 41.195.088 -1.437.985 -3,4% 49.209.972 8.014.885 19,5%

Nguồn : Báo cáo tài chính của ABBANK qua các năm.

Tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động và quy mô tăng dần qua các năm từ 2014-2016. Năm 2014 đạt 34.453.494 triệu đồng tăng 21, 86 % so với năm 2013. Tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm 75% trong tổng nguồn vốn huy động điều này có thể làm gia tăng chi phí huy động vốn của ngân hàng, tuy nhiên ngân hàng khi huy động được nguồn vốn này thì ngân hàng sử dụng vốn ổn định. Ngân hàng có thể huy động được nguồn vốn tiền gửi kỳ hạn tăng dần qua các năm điều có nghĩa mức độ uy tín của Ngân hàng trên thị trường đang ngày càng tăng, cũng như tạo được lòng tin đối với công chúng. Hiện nay ABBANK chủ động trong việc tiếp cận với các nguồn tiền gửi không kỳ hạn, thanh toán để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngân hàng tích cực giữ mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức có nguồn vốn thanh toán ổn định tại các tỉnh thành đang được chú trọng triển khai trọng triển khai trong toàn hệ thống. Còn lại thì tiền gửi ký quỹ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động.

2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn.

Bên cạnh nghiệp vụ huy động thì nghiệp vụ cho vay đóng vai trò quan trọng của ngân hàng, đây chính là nghiệp vụ mang lại thu nhập chủ yếu của ngân hàng. Thông qua nghiệp vụ này mà có thể đánh giá được khả năng quản lý tín dụng cũng như khả năng kinh doanh ngân hàng. Bởi vậy ngân hàng luôn cố gắng tối đa tận dụng các nguồn lực để cho vay, cũng như có những chính sách tín dụng giúp cho ngân hàng vừa tạo ra được lợi nhuận cũng như an toàn tín dụng.

Bảng 2.3. Tổng dư nợ cho vay của ABBANK giai đoạn 2014-2016.

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Nợ đủ tiêu chuẩn 24.311.45 9 29.848.644 0 38.475.55 Nợ cần chú ý 486.97 7 317.291 400.87 9

Nợ dưới tiêu chuẩn 175.09

3 77.41 7 64.819 Nợ nghi ngờ 133.37 8 77.144 183.624 Nợ có khả năng mất vốn 722.20 4 501.409 520.43 1

Nợ cho vay được

khoanh và chờ xử lý 140.00 0 93.33 3 150.86 4 Tổng dư nợ tín dụng 25.969.15 0 30.915.308 7 39.796.16

Nguồn : Báo cáo tài chính của ABBANK qua các năm.

Qua bảng trên ta thấy tổng dư nợ cho vay của ABBANK liên tục tăng nhanh qua các năm, nhờ vào việc ngân hàng áp dựng các chính sách mở rộng tín dụng hiệu quả, giúp tháo gỡ khó khăn trong khi nền kinh tế. Bước sang năm 2014 nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục sau cuộc khủng hoảng. Mọi thành phần kinh tế tích cực hơn trong đầu tư sản xuất kinh doanh, cũng như tiêu dùng vì thế mà tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng đạt 42.633.073 triệu đồng tăng 114% s với năm 2013, tăng 104% s với kế hoặc đề ra có thể nói Ngân hàng hoàn thành xuất sắc mục tiêu mà mình đạt ra. Tiếp nối sự thành công năm 2014, sang năm 2015 tuy tổng dư nợ có giảm, nhưng chỉ giảm nhẹ, tuy nhiên dư nợ cho vay của Ngân hàng trên thị trường 1 khá ấn tượng với mức tăng 119% so với năm 2014 và tăng 108% so với kế hoạch đặt ra. Hoạt động cho vay của Ngân hàng năm 2015 diễn ra không được tốt cho lắm, kèm theo nền kinh tế có nhiều biến động nhưng Ngân hàng kiên định với mục tiêu Ngân hàng bán lẻ đã được HĐQT phê duyệt, bằng định hướng rõ ràng và các phương án ứng phó kịp thời mà Ngân hàng đã tăng trưởng tín dụng lên con số 49.209.972 triệu đồng tăng 120% so với năm 2015.

Bảng 2.4. Dư nợ cho vay theo chất lượng cho vay của ABBANK giai đoạn 2014-2016

Chỉ

tiêu Số tiền2014 Số tiền Tuyệt đối2015 Tương 2016

đối (%)

Số tiền

Tuyệt đối Tương đối (%) ^Cho vay ngắn hạn 12.637.195 (48,66%) 14.776.882 (49,94%) 2.139.687 16,93 17.791.633 (44,6%) 3.014.751 20,04 ^Cho vay trung hạn 5.624.73 2 (21,66%) 7.375.11 8 (22,35%) 1.750.386 31,12 9.190.33 7 (23,05%) 1.815.219 24,61 ^Cho vay dài hạn 7.706.92 3 (29,68%) 8.763.30 8 (22,71%) 1.056.385 13,71 12.886.1 97 (32,32%) 4.122.889 47,04

Nguồn : Báo cáo tài chính của ABBANK qua các năm .

Ngân hàng thực hiện phân loại nhóm nợ theo công văn 5482/NHNH-TTGSNH ngày 30/7/2014. Qua các số liệu trên ta có thể thấy ngân hàng ngày càng nâng chất lượng của các khoản cho vay biểu hiện bằng nhóm nợ đủ tiêu chuẩn thì ngày càng tăng lên, năm 2014 tăng 4.017.318 triệu đồng tăng 19,78% so với năm 2013, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức 2,75% đảm bảo theo yêu cầu của NHNN . Năm 2015 chất lượng tín dụng đã có sự cải thiện đáng kể thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ được đưa về dưới mức 3% cụ thể đạt 1,72% so với 2,75% ở năm 2014. Tiếp nối sự thành công trong công tác quản lý chất lượng tín dụng, sang năm 2016 Ngân hàng mở rộng cho vay tăng 120% so với 2015, nhưng chất lượng tín dụng của khoản cho vay Ngân hàng kiểm soát rất tốt, biểu hiện thông qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng ở mức 1,95%. Điều này cho thấy Ngân hàng ngày càng chú trọng hơn đến công tác quản lý nợ xấu để hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.

Bảng 2.5. Dư nợ cho vay theo thời gian đáo hạn của ABBANK qua các năm.

Chỉ tiêu

2014 ____________2015____________ ____________2016____________

Số tiền Số tiền Tuyệt

đối đối (%)Tương Số tiền Tuyệt đối Tươngđối (%) Tổ chức kinh tế 17.795(68,52%) 19.682(63,66%) 1.887 10,6 25.118(62,57%) 5.436 27,62 Cá nhân 8.174 (31,48%) 11.233 (36,34%) 3.059 37,4 15.024 (37,43%) 3.791 33,74

Nguồn : Báo cáo tài chính của ABBANK qua các năm.

Nếu phân loại dư nợ cho vay theo thời hạn thì ta có thấy ABBANK chủ yếu vào việc cho vay ngắn hạn so với việc cho vay trung dài hạn. Việc tập trung vào cho vay ngắn hạn giúp ngân hàng giảm thiểu được các rủi ro cho vay, quay vòng vốn nhanh, tuy nhiên cho vay ngắn hạn này có thể làm suy giảm thu nhập của ABBANK. Tuy nhiên bước sang năm 2015, 2016 thì việc cho vay ngắn hạn giảm thay đó là tỷ trọng của cho vay trung và dài hạn đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Cụ thể năm 2014 cho vay giảm xuống còn 48,66%, sang 2015 thì có tăng nhẹ một chút, tuy hiên mức tăng không đáng kể. Việc cho vay trung, dài hạn đang được Ngân hàng tích cực đẩy mạnh ở trong năm 2016. Có thể thấy việc cho vay trung, dài hạn một phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, giúp ngân hàng gia tăng được thu nhập từ việc cho vay và ngân hàng cũng cần phải có chính sách quản lý quá trình cho vay để đảm bảo không gặp rủi ro về nguồn vốn cho vay.

Bảng 2.6. Cho vay theo đối tượng khách hàng.

Nguồn : Báo cáo tài chính của ABBANK qua các năm. Qua số liệu trên thì cho ta thấy ABBANK chủ yếu cho các tổ chức kinh tế vay. Qua ba năm thì tổng dư nợ của các tổ chức kinh tế vay luôn chiếm trên 65% tổng dư nợ tín dụng. Bước sang năm 2014 thì dư nợ cho vay các tổ chức kinh tế tăng mạnh tăng 12,31% so với năm 2013. Nhưng đến năm 2015 tuy tỷ trọng cho vay các tổ chức kinh tế giảm nhẹ trong tổng dư nợ cho vay, tuy nhiên vẫn tăng 10,6% so với năm 2014. Sang năm 2016 tỷ trọng cho vay đối với các tổ chức kinh tế tăng lên đạt mức 25.118 tỷ tăng 27,62% so với 2015 là vì Nhà nước ban nhiều chính sách , nghị quyết ...nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nền kinh tế để từ đó mà nền kinh tế được khôi phục lại sau khủng hoảng . Vì thế mà có nhiều chương trình kết nối giữa Ngân hàng - Doanh nghiệp đây vừa là cơ hội để tăng trưởng mở rộng tín dụng và cũng là cơ hội các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn dễ dàng hơn để phát triển kinh doanh. Bên cạnh đó thì ta cũng thấy được sự chuyển biến cơ cấu nguồn vốn tín dụng rõ rệt khi năm 2015, 2016 dư nợ cho vay đối với cá nhân đang tăng lên đặc biệt trong năm 2015 tăng 37,4% so với năm 2014, năm 2016 tăng 33,4% s với năm 2015 điều này là do Ngân hàng thực hiện các gói sản phẩm hỗ trợ cho các cá nhân theo sự chỉ đạo của Nhà nước. Bên cạnh đó ngân hàng cũng đẩy mạnh việc cho vay cá nhân nhằm tìm kiếm lợi nhuận thông qua các sản phẩm mua nhà, ô tô, du học...đặc biệt là các gói sản phẩm mua nhà vì hiện nay Nhà nước đang có rất nhiều gói hỗ trợ người dân vay tiền ổn định chỗ ở.

2.1.3.3. Hoạt động phi tín dụng.

Bên cạnh hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu chủ yếu cho Ngân hàng, với bối cảnh nền kinh tế khó khăn như hiện nay không phải lúc nào việc kinh doanh tín dụng cũng mang lại nhiều thu nhập cho Ngân hàng. Có những thời kỳ nguồn thu nhập chủ yếu của Ngân hàng từ các khoản thu từ phí khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng. ABBANK cũng không nằn trong ngoại lệ, chẳng hạn như trong năm 2015 thì thu phí thừ hoạt động dịch vụ tăng 131% so với năm 2015, trong khi đó thu từ lãi thuần tăng

Chỉ tiêu 2013 _______ 2

014 2015 _______2016_______

Số tiền Số tiền giảm (%)TL tăng/ Số tiền giảm (%)TL tăng/ Số tiền giảm (%)TL tăng/

TTN 1.585,

8 1.658,9 4,6 1.966,6 18,5 2.231,9 13,49

8% so với năm 2015. Bởi vậy mà có thể nói, hoạt động phi tín dụng ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Vì thế ABBANK, cũng như các Ngân hàng khác cần có những biện pháp, kế hoạch để nâng cao lợi nhuận từ việc thu phí. Hoạt động thu phí chủ yếu của ABBANK là kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế.

Hoạt động thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là một trong những hoạt động phi tín dụng mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Ngân hàng. Danh mục sản phẩm đa dạng, phong phú bao gồm như : chuyển tiền , nhờ thu, tín dụng chứng từ...

Hoạt động thanh toán quốc tế của ABBANK ngày càng phát triển khi ABBANK ngày càng hoàn thiện và phát triển thêm danh mục sản phẩm, đặc biệt nắm được nhu cầu của thị trường ABBANK đã nhanh chóng bổ sung thêm nhiều dịch vụ mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Có thể nói TTQT đang đóng vai trò quan trọng nhất, chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng thu nhập của Ngân hàng.

Năm 2014, doanh số TTQT đạt 1.229 triệu USD tăng 43% so với năm 2013 và hoàn thành 120% so với kế hoạch năm 2014. Mặc dù sang năm 2015, nền kinh tế có nhiều khó nhưng doanh thu từ hoạt động TTQT đạt 1.335 triệu USD tăng 119% so với năm 2014. Sang năm 2016, hạn mức tài trợ thương mại các ngân hàng nước ngoài cấp cho ABBANK đạt 80 triệu USD. Doạnh số bán và bán chéo sản phẩm TTTM với các ngân hàng đại lý đạt 30,4 triệu USD

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Tập trung và duy trì giao dịch với các đối tác trọng điểm trên thị trường liên ngân hàng như Vietinbank, Vietcombank, BIDV, MBBANK, Sacombank ....nhăm nâng cao uy tín và đáp ứng nhu cầu mua bán với khách hàng, đồng thời mở rộng giao dịch với các Ngân hàng vừa và nhỏ khác như Tiên Phong, SHB....để có nguồn thu ngoại tệ giá cả cạnh tranh. Ngoài ra, sản phẩm mới hoán đổi tiền tệ được ban hành nhăm giúp khách hàng phòng tránh rủi ro, góp phần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

Trong năm 2015, hoạt động kinh doanh ngoại tệ chứng kiến sự biến động mạnh của đồng tiền. Nhưng với sự dự báo thị trường, duy trì trạng thái ngoại tệ linh hoạt và tận dụng cơ hội mua/bán ngoại tệ với NHNN đã góp phần mang lại lợi nhuận đạt 58 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ , tăng 116% kế hoạch năm 2015.

Bước sang năm 2016 lại tiếp tục chứng kiến sự biến động mạnh của các đồng tiền trong 6 tháng đầu năm và chững lại ở cuối quý III, nhưng lại tiếp tục tăng vọt ở cuối tháng 11, 12 năm 2016. Nhưng chủ chốt các đồng tiền mạnh lại giảm giá so với USD. Kèm theo NHNN đã điều hành tỷ giá theo chính sách tỷ giá trung tâm với biên

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP an bình khoá luận tốt nghiệp 045 (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w