Thứ nhất: Xây dựng chương trình cho vay hợp lý.
Quy trình cho vay phù hợp là một trong những nhân tố quan trọng trong việc mang lại hiệu quả hoạt động cho vay. Mỗi loại khoản vay sẽ có những đặc điểm riêng của đối tượng khách hàng riêng. Vì vậy ngân hàng cần có những phương án cụ thể trong việc xây dựng quy trình cho vay DNVVN hợp lý sẽ giúp cho quá trình cho vay được diễn ra thuận lợi, hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
Xây dựng thủ tục cho vay đơn giản, phù hợp với pháp luật, hiện hành, đảm bảo mục tiêu an toàn trong hoạt động kinh doanh đồng thời phù hợp với từng đối tượng, nhằm tiết kiệm thời gian, tránh gây phiền hà cho khách hàng.
Thủ tục cho vay phức tạp sẽ đánh mất cơ hội cho cả ngân hàng và khách hàng. Nhưng thủ tục cho vay đơn giản gọn nhẹ mà vẫn đầy đủ thông ti thì sẽ giúp cho cán bộ tín dụng sử lý hồ sơ trong thời gian ngắn nhất và đưa ra các quyết định tài chính. Thủ tục vay vốn cũng là một nhân tố quan trọng trong việc có quyết định cho vay hay không. Vì đầu có xuôi thì đuôi mới lọt.
Lãi suất là công cụ của chính sách tiền tệ. Một chính sách lãi suất hợp lý phải phù hợp đồng thời với hai mục tiêu : vừa khuyến khích tiết kiệm vừa khuyến khích doanh nghiệp sử dụng vốn. Lãi suất của khoản vay là thu nhập của ngân hàng, nhưng lại là chi phí của khách hàng, chính vì thế giữa ngân hàng và khách hàng phải có sự thống nhất để dung hòa được mối quan hệ này, chính vì vậy mà ABBank xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng vay vốn.
Thời hạn vay vốn: Cán bộ tín dụng phát huy vai trò tư vấn cho khách hàng. Tư vấn cho họ vay vốn phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh như vậy vừa đảm bảo ngân hàng có thể thu hồi được nợ, cũng như giúp khách hàng tận dụng được tối đa nguồn vốn vay từ ngân hàng.
TSĐB: Đối với các DNVVN chưa có năng lực tài chính, cung như uy tín vì thế mà TSĐB rất quan trọng đối với ngân hàng khi họ vay vốn, đó là nguồn thu thứ 2 của ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ. Có thể xem TSBĐ là bức tường vững chắc ngăn cản các DNVVN tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Khi ngân hàng muốn tăng trưởng nóng tín dụng, mở rộng tín dụng thì Ngân hàng sẽ không yêu cầu khắt khe về TSĐB, ngược lại khi muốn thu hẹp tín dụng thì ngân hàng sẽ có yêu cầu về TSĐB khắt khe. Nhưng TSĐB sẽ không còn quan trọng khi khách hàng vay vốn có phương án sản xuất khả thi, hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn ở tỷ lệ thấp, khả năng quản trị rủi ro tốt, thường xuyên có nguồn dự phòng để bù đắp.
Thứ hai: Chăm sóc và gìn giữ mối quan hệ với những KH sẵn có. Đây là bộ phận khách hàng có quan hệ với ngân hàng như : gửi tiền, vay vốn... sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. Ngân hàng cần phải có biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, cũng như có những chương trình ưu đãi giành riêng cho nhóm đối tượng khách hàng thân thiết của mình. Vì họ là người mang lại nhiều nguồn lợi nhuận cho ngân hàng hơn là việc tìm kiếm những khách hàng mới.
Thứ ba: Tăng cường khảo sát, nghiên cứu và đánh giá thị trường để nâng cao năng
lực cạnh tranh của ngân hàng.
Một trong những phần quan trọng nhất của chính sách khách hàng là nghiên cứu nhu
cầu của khách hàng để đưa ra được các sản phẩm hợp lý và hiệu quả. Các DNVVN hoạt
động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề, quy mô khác nhau. Chính vì thế mà ngân hàng cần phải có thể phân khúc thị trường theo nhiều tiêu chí khác nhau để có thể đánh giá được những vấn đề mà các DNVVN đang gặp phải, cũng như đặc thù kinh doanh của họ. .để có thể tư vấn, thiết kế ra được những gói sản phẩm phù hợp với họ.
ABBANK tích cực thực hiện các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị tới khách mới bằng cách phổ biến các thông tin, các loại sản phẩm ngân hàng đang cung cấp , quảng cáo hình ảnh của ngân hàng qua các hoạt động xã hội.
Khi nghiên cứu thị trường có nghĩa đánh giá, nắm bắt, hoạt động của các NHTM khác trên địa bàn hoạt động. Hiện nay với xu thế hội nhập phát triển đã có sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng quốc doanh, các NHTM cổ phần có vị thế cạnh tranh ngày càng lớn. Thế nên thị phần hoạt động của ABBank ngày càng có nguy cơ bị thu hẹp, yêu cầu ngân hàng cần phải đánh giá lại năng lực của đối thủ cạnh tranh. Từ đó xây dựng chiến lược cạnh tranh cho ngân hàng.