Kiến nghị đối với DNVVN

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP an bình khoá luận tốt nghiệp 045 (Trang 65 - 67)

Để phát triển mối quan hệ tín dụng giữa NH và các DNVVN thì không chỉ ngân hàng thay đổi mà ngay cả bản thân doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi để có thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng của NH dễ dàng hơn.

Thứ nhất: Tăng cường tính lành mạnh và minh bạch về báo cáo tài chính.

Việc cần làm trước hết đối với các DNVVN hiện nay là tăng cường tính lành mạnh và minh bạch về tài chính. Minh bạch thường được sử dụng để chỉ mức độ chính xác, chi tiết của các BCTC của DN. Các DN có mức độ minh bạch cao thường được xem là quản lý tốt hơn vì điều đó có nghĩa là đội ngũ quản lý được tổ chức và đưa ra những quyết định dựa trên thông tin đầy đủ. Việc BCTC minh bạch, lành mạnh là cơ sở quan trọng để giữ vững, phát triển DN và giúp đỡ cho DN dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng , cũng như trên thị trường.

Để có thể làm được việc này thì DN có thế áp dụng một chính sách kế toán đơn giản, thống nhất và thực hiện nghiêm túc các chế độ kế toán do Nhà nước ban hành. Điều này tạo điều kiện cho NH tiếp cận đến các BCTC của DN một cách dễ dàng hơn, từ đó tạo được niềm tin đối với NH. Minh bạch tài chính chỉ có giá trị khi BCTC được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán uy tín vì thế mà các DN có thể mời các công ty

kiểm toán uy tín về kiểm toán định kỳ để kiểm tra tình hình tài chính và hoạt động này trở thành hoạt động thường niên của DN. Khi làm được điều này thì hình ảnh, uy tín của DNVVN sẽ được cải thiện đáng kể bởi vì chi phí để thuê công ty kiểm toán độc lập khá cao. Hơn nữa bản thân DNVVN phải coi tính minh bạch, lành mạnh của BCTC là quyền lợi thì khi đó DNVVN mới có thể hoạt động chuyên nghiệp.

Thứ hai: Chủ động tiếp cận, nghiên cứu cơ chế chính sách của ngân hàng.

DNVVN cần chủ động trong việc tìm hiểu cơ chế, chính sách và pháp luật của nhà nước để giúp DN hoạt động tốt hơn. Chẳng hạn như biết được quy định của Nhà nước thì DN sẽ không lập các phương án sản xuất, đầu tư không hợp lý điều đó giúp ngân hàng hoạt động tốt hơn.

Bên cạnh vấn đề pháp luật thì thực tế hiện nay các DN chưa thực sự chủ động trong việc tiếp cận nguồn vốn của NH. Có nhiều DN tìm đến Ngân hàng vay vốn khi họ không huy động từ nguồn nào, hoặc họ e ngại tính minh bạch của BCTC, thủ tục vay vốn rườm rà, mất thời gian vì thế mà có thể làm lỡ cơ hội kinh doanh của mình. Bởi lẽ vậy mà bản thân DN cần phải có những thay đổi những định hướng lệch lạc và cần chuẩn bị cho mình những điều kiện đủ và chủ động tìm đến nguồn vốn của NH khi có nhu cầu. Bên cạnh đó, DN có thể sử dụng các sản phẩm dịch vụ của NH trước khi vay vốn , chẳng hạn như trả lương cho nhân viên qua tài khoản, quản lý dòng tiền, thanh toán cho khách hàng thông qua tài khoản.

DN có thể tìm hiểu các sản phẩm dịch vụ NH, nâng cao hiểu biết về chính sách, thủ tục cho vay của ngân hàng để có thể đáp ứng được các yêu cầu về hồ sơ, giấy tờ của Ngân hàng một cách sớm nhất, giảm bớt thời gian xem xét quyết định cho vay, nhờ đó mà DN có thể tiếp cận được với nguồn vốn của NH một cách sớm nhất.

Thứ ba: Tận dụng tốt các cơ hội hỗ trợ của Nhà nước. Vai trò của các DNVVN

ngày càng thể hiện rõ rệt đối với sự phát triển của nước ta. Chính vì thế mà Nhà nước ngày càng quan tâm đối với sự phát triển của các DN. Thực hiện theo sự chỉ đạo của Chính phủ, NHNN thường xuyên yêu cầu các NHTM có chính sách cho vay hỗ trợ đối với DN kinh doanh trong lĩnh vực mà Nhà nước khuyến khích phát triển. Cũng như Nhà nước có chính sách hỗ trợ máy móc, kỹ thuật, các khóa đào tạo...vì thế mà DN cần phải tận dụng các cơ hội này để phát triển.

Thứ tư: Nâng cao chất lượng sản phẩm, hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế và

nâng cao khả năng tiếp cận thị trường. Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập các tổ chức Thương mại quốc tế WTO, TBB mà các DN phải cạnh tranh với cả DN nước ngoài, để có thể tồn tại và phát triển thì yêu cầu sản phẩm của DNVVN không những đáp ứng được theo yêu cầu của người tiêu dùng nội địa và còn phải đạt được theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều DN Việt Nam có sản phẩm chất lượng, giá cả phải chăng, có sức cạnh

tranh cao trên thị trường thế nhưng do không nắm được các quy định theo tiêu chuẩn quốc tế mà chúng ta gặp phải không ít khó khăn.

Đồng thời, các DNVVN phải chủ động trong việc tìm kiếm thị trường, hợp tác với nước ngoài, điều đó sẽ mang đến cho DNVVN cơ hội và kinh nghiệm học hỏi trong kinh doanh.

Thứ năm: Thực hiện tốt khâu lập dự án khi vay vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư.

Các DNVVN không chỉ cần phải minh bạch BCTC mà các DNVVN cần phải có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi thì việc tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng mới trở nên dễ dàng. Vì thông qua phương án đấy thì Ngân hàng có thể đánh giá được liệu DN sẽ làm ăn như thế nào trong tương lai, có nguồn để trả nợ hay không, cho vay bao nhiêu, thời hạn cho vay như thế nào. Nhưng đây lại là yếu tố phụ thuộc năng lực nguồn nhân lực của DN, trình độ của cán bộ lập dự án phải đáp ứng được yêu cầu của Ngân hàng, phải có trình độ kế toán, tài chính, lập dự án đầu tư, hiểu biết về pháp luật, về thị trường.

Thứ sáu: DNVVN nên tham gia nhiều các hội thảo kinh tế để có cơ hội học hỏi

kinh nghiệm từ các doanh nghiệp khác, tăng cường mối quan hệ giữa bộ phận các DNVVN với các DN lớn, Ngân hàng đồng thời phải cập nhập thông tin, tình hình kinh tế - xã hội, những định hướng phát triển của đất nước, của ngành kinh tế....

Thứ bảy: Khi các DNVVN được vay vốn phải có trách nhiệm trong việc sử dụng

vốn vay một cách hiệu quả, an toàn, đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích. Các DNVVN phải nâng cao ý thức trong việc trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn, tuân theo cam kết trong hợp đồng tín dụng. Như vậy thì Ngân hàng mới sẵn sàng cho các DNVVN vay vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP an bình khoá luận tốt nghiệp 045 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w