Sự cần thiết phải mở rộng tín dụng đối với DNVVN trong xu thế hội nhập

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP an bình khoá luận tốt nghiệp 045 (Trang 40 - 42)

2.1.4.1. Đối với các doanh nghiệp.

Việt Nam hiện nay đã trở thành viên chính thức của WTO, TBB... đây chính là cơ hội và cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp. Bởi vì chúng ta được vươn ra ngoài thị trường quốc tế, môi trường cạnh tranh đổi mới ( có sự cạnh tranh với các doanh nghiệp

nước ngoài ).Nền kinh tế quốc gia trở thành một bộ phận của nền kinh tế thê giới , tạo điều kiện cho các DN thuận lợi trong việc xuất khẩu hàng hóa , chuyển giao công

nghệ ,

trao đổi với chuyên gia, giới thiệu được sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế, từ đó

tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển không ngừng. Nhưng các DN gặp phải không

ít các thách thức phải đổi mặt chẳng hạn phải cạnh tranh với các DN nước ngoài có nguồn

vốn lớn, công nghệ hiện đại, pháp lý giữa các nước.. Bởi lẽ vậy mà các DN phải chuyển

từ cạnh tranh nội địa sang thế giới, bên cạnh đó nước ta là đất nước đang phát triển thực

trạng này phản ánh đầy những thách thức và khó khăn đối với DN tại Việt Nam chính vì

thế cần có sự giúp đỡ từ phía các ngân hàng.

trọng để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới máy móc thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Số lượng các DNVVN ở nước ta chiếm khoảng 90% trong tổng số các DN, nhưng số vốn giành cho sản xuất kinh doanh chỉ mới bằng 30% so với nguồn vốn của các DN trong cả nước. Điều này phản ánh khả năng thu hút vốn vào sản xuất kinh doanh của các DNVVN còn quá kém , qua đó cho thấy các DNVVN chưa thực sự được quan tâm đầu tư vốn để mở rộng sản xuất. DNVVN giải quyết nhu cầu vốn dựa vào thị trường tài chính phi chính thức, ít tiếp cận được với nguồn vốn chính thức thông qua các TCTD do có ít tài sản đảm bảo, uy tín thấp... Các DNVVN không chỉ bị hạn chế về vốn mà còn hạn chế cả về máy móc thiết bị lạc hậu, trình độ của người lao động không cao.

Thứ hai: Trình độ khoa học công nghệ còn thấp, quy mô tài chính hạn hẹp nên

các DN “ Lực bất tòng tâm ’’ không có khả năng đổi mới khoa học công nghệ. Thế nên các Ngân hàng cần làm gì để giúp các DN thoát khỏi tình trạng này.

Sức ép về vốn tự có đè nặng lên vai của các DNVVN. Bởi vì các DNVVN có lượng vốn tự có ít không đủ để xây dựng nhà xưởng, mua sắm dây truyền công nghệ , thậm chí có nhiều DN còn không có tiền để thuê mặt bằng phải huy động từ bên ngoài, vậy thì học lấy tiền ở đâu ra để mua sắm máy móc thiết bị hiện đại cơ chứ. Thế nên các sản phẩm mà họ sản xuất ra đến tay người tiêu dùng với giá cả cao, mà chất lượng sản phẩm lại không được tốt. Đây còn là mối lo ngại khi Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập quốc tế, các DN phải đối đầu với các DN nước ngoài có quy mô vốn lớn, trang thiết bị hiện đại, trình độ lao động cao...

Thứ ba: Kinh nghiệm trên thương trường quốc tế chưa nhiều, các sản phẩm sản

xuất ra chủ yếu tiêu thụ trong nội địa ít khi xuất khẩu ra nước ngoài. Chính vì thế khi mà Việt Nam hội nhập thì các DNVVN như là “ cá đang bị mắc kẹt trong lưới” , chúng ta chưa có kinh chào hàng, chưa có sự am hiểu về pháp luật quốc tế... như thế chúng ta sẽ gặp không ít khó khăn về tuân thủ pháp luật quốc tế, bán phá giá, thuế. tại thị trường nước ngoài.

2.1.4.2. Đối với ngân hàng.

Thứ nhất: Phân tán rủi ro. Hiện nay có rất nhiều ngân hàng bị phá sản, sáp

nhập, hợp nhất với các ngân hàng nguyên nhân có thể do họ gặp rủi ro tiềm ẩn nào đó rất lớn. Chẳng hạn rủi ro tiềm ẩn trong cho vay. Vì thế mà các Ngân hàng không nên tập trung cho vay vào một số lĩnh vực kinh doanh, cũng như tập trung vào một số doanh nghiệp bởi lẽ khi họ bị phá sản thì Ngân hàng bị ảnh hưởng rất lớn. Ngân hàng nên đa dạng hóa dan mục đầu tư nhằm hạn chế rủi ro, tránh bỏ trứng vào một giỏ.

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

Tổng số DN có quan hệ TD với NH 18.041 20.017 21.907

Số DNVVN có quan hệ TD với NH 16.688 18.567 19.871

Thứ hai: Làm tăng doanh thu và lợi nhuận từ lãi cho vay. Khi nền kinh tế nước

ta mở cửa các doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt phát triển ở nước ta. Bên cạnh đó còn có sự phát triển các Ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh, quản trị, khoa học công nghệ tốt. Họ có đủ điều kiện để cho các DNVVN ở nước ta vay bởi lẽ họ nhận ra được tầm quan trọng của các DNVVN trong lai, nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trong nội địa và trong khu vực. Có lẽ thế mà ở một số quốc gia trước đây tập trung cho vay đối với các DN lớn thì nay chuyển dịch cơ cấu cho vay tập trung đối với các DNVVN. Vậy các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam phải có chính sách gì để có thể cạnh tranh được với các Ngân hàng quốc tế trên chính sân chơi của mình?

Vì thế mà các Ngân hàng thương mại Việt Nam thay đổi chính sách kinh doanh của mình tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng quan trọng đó chính là các DNVVN. Vì thế mà tỷ trọng cho vay đối với nhóm khách hàng này càng tăng lên trong tổng dư nợ tín dụng. Bởi vì Ngân hàng có những chính sách giúp cho các DN tiếp cận nguồn vốn của họ dễ dàng hơn.

2.1.4.3. Đối với nền kinh tế

Việc tăng cường cho vay đối với các DNVVN là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, tín dụng với sự đa dạng về hình thức và chủng tộc sẽ giúp điều hòa vốn trong nền kinh tế, tăng cường tín dụng sẽ giảm được lượng tiền lưu thông trong nền kinh tạo điều kiện mở rộng tín dụng, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó tiết kiệm được chi phí lưu thông tiền mặt trong xã hội.

Mở rộng tín dụng tạo đà cho việc tăng trưởng kinh tế nhanh, tăng uy tín cho các ngân hàng, cho quốc gia, đồng thời góp phần kiềm chế và đảy lùi được lạm phát thực hiện ổn định tiền tệ.

Hiện nay vấn đề lớn nhất đối với các DNVVN là tài chính, hàng hoạt các khó khăn của các DN đều xuất phát từ nguồn tài chính hạn hẹp vì thế việc tăng cường tín dụng đối với các DNVVN sẽ tạo điều kiện cho các DNVVN phát triển và đem lại những lợi ích cho nền kinh tế: Mở rộng tín dụng góp phần quan trọng thực hiện quy hoạch, chương trình phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, của từng vùng, của từng địa phương từng ngành kinh tế. Sự phân bổ của các DNVVN ở tất cả các vùng miền vì thế khi mở rộng tín dụng đối với các DNVVN thì sẽ tạo nên sự phát triển đồng bộ các vùng miền của đất nước . Chẳng hạn tạo ra thu nhập ổn định đối với người lao động, xoá đói giảm nghèo, tận dụng các lợi thế ở các địa phương để phát triển kinh tế địa phương, phát huy và làm sống lại nhiều ngành nghề truyền thống.

Thông qua những phân tích đánh giá khả năng phát triển của các đối tượng định đầu tư để có quyết sách đúng đắn, nhằm khai thác tiềm năng về vốn, tài nguyên, lao động...cung cấp nhiều sản phẩm cho xã hội, tận dụng tránh gây lãng phí các nguồn tài nguyên xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP an bình khoá luận tốt nghiệp 045 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w