Lịch sử hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chứccủa chi nhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng NH đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây khoá luận tốt nghiệp 061 (Trang 38 - 55)

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hà Tây trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Sự ra đời của Ngân hàng bắt đầu bằng việc thực hiện nghị định số 53 của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 26 tháng 3 năm 1988, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định số 43 thành lập Ngân hàng phát triển nông nghiệp Hà Sơn Bình. Cùng với Quyết định số 123/NH-QĐ ngày 30 tháng 6 năm 1988 của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Sơn Bình bổ nhiệm các trưởng phó phòng Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh và ban giám đốc Ngân hàng phát triển Nông nghiệp các huyện, Ngân hàng phát triển Nông nghiệp tỉnh Hà Sơn bình chính thức hoạt động từ ngày 4 tháng 7 năm 1988 với tư cách đại diện pháp nhân của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

Ra đời trong bối cảnh nền kinh tế đất nước bước vào giai đoạn đổi mới theo Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ VI, đối mặt với nhiều khó khăn như lạm phát ở mức 896%, đời sống nhân dân khó khăn, nông nghiệp tăng trưởng chậm, song đội ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàng phát triển Nông nghiệp tỉnh đã vượt qua khó khăn, khắc phục được nhiều thiếu sót trong quá trình hoạt động ban đầu.

Tháng 8 năm 1990, Pháp lệnh Ngân hàng ra đời. Ngày 14 tháng 11 năm 1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định đổi tên gọi của Ngân hàng phát triển Nông nghiệp thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Nên Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Hà Sơn Bình cũng đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Sơn Bình,

hoạt động trong khuôn khổ Pháp lệnh của Nhà nước và điều lệ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.

Tại kì họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII, tỉnh Hà Sơn Bình được tách thành hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình, thực hiện chủ trương trên, ngày 30 tháng 8 năm 1991, Thông đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định số 126 giải thể chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Hà Sơn Bình để thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Hà Tây. Sau đó, ngày 28 tháng 9 năm 1991, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ra quyết định số 192/NH-QĐ thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Tây và các chi nhánh ở các huyện, thị xã. Từ ngày 1 tháng 10 năm 1991, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Hà tây đi vào hoạt động.

Ngày 15 tháng 10 năm 1996, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ra quyết định số 280/QĐ-NH5 về việc thành lập Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Và kể từ đây, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Tây cũng được đổi thành chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây.

Tháng 8 năm 2008, tỉnh Hà Tây sát nhập vào Thành phố Hà Nội, chi nhánh đã đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hà Tây, phụ trách toàn bộ khu vực Hà Tây cũ và tiếp tục hoạt động cho tới nay.

Chức năng của Chi nhánh: là ngân hàng thương mại, có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các thành phần kinh tế, nhất là nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Nhiệm vụ chủ yếu của Chi nhánh:

- Khai thác và huy động vốn của các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế xã hội, bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn. ngân hàng còn thực hiện

việc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kì phiếu, tín phiếu ngắn, dài hạn do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ủy thác. Mặt khác. Ngân hàng cũng tiếp nhận vốn tài trợ, vốn ủy thác đầu tư từ ngân sách nhà nước, các tổ chức quốc tế, các cá nhân trong và ngoài nước.

- Cho vay ngắn hạn các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ, trung và dài hạn với các dự án có hiệu quả, mục tiêu tài trợ tùy vào tính chất

và khả năng nguồn vốn. ngân hàng còn được giao các nhiệm vụ chiết khấu

thương phiếu và giấy tờ có giá.

- Đối với các hoạt động kinh doanh và dịch vụ khác, ngân hàng có thể hùn

vốn, mua cổ phần, làm đại lý mua bán cổ phiếu, trái phiếu cho Chính

phủ, tư

vấn về tài chính, tiền tệ, liên doanh, liên kết với các tổ chức tài chính, tổ chức

tín dụng trong và ngoài nước, kinh doanh vàng bạc đá quý...

- Tự tổ chức hạch toán về kinh tế, tự chủ về tài chính theo phân cấp ủy quyền,

đảm bảo sự tăng trưởng các hoạt độn kinh doanh của Ngân hàng.

- Với sự lớn mạnh không ngừng qua các năm, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang góp phần vào sự tăng trưởng về kinh tế trên

địa bàn, đặc biệt là về lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh

- Tình hình lao động:

Trong năm tuyển dụng lao động mới để thay thế bố(mẹ) nghỉ hưu theo văn bản 2259 là 30 người và nghỉ trước tuổi là 13 người và xét con cháu cán

+ Cao đẳng 33 người, tỷ lệ 3,7% + Trung cấp 121 người, tỷ lệ 13,7%

+ 100% cán bộ lãnh đạo quản lý và làm nghiệp vụ đã học và đang sử dụng chương trình IPCAS.

- Mô hình Tổ chức bộ máy: năm 2012 tổ chức bộ máy của Chi nhánh có bước sắp xếp theo đề án cơ cấu lại Chi nhánh, cụ thể:

+ Tại Hội sở chính: Ban giám đốc, 9 phòng nghiệp vụ (trong năm thành lập thêm phòng thẩm định). Có 13 phòng giao dịch trực thuộc (Sáp nhập phòng giao dịch Trần phú vào phòng giao dịch số 8, phòng giao dịch Quang Trung vào Phòng Giao dịch số 10, Phòng Giao dịch Vạn Phúc vào Phòng Giao dịch Yên Nghĩa và đổi tên thành Phòng Giao dịch số 11, Phòng Giao dịch số 3 vào Phòng Giao dịch số 7 và đổi tên thành Phòng Giao dịch Trần Đăng Ninh).

+ Tại các huyện: 14 phòng loại 3 với 38 phòng giao dịch trực thuộc, giảm so với năm 2012 là 01 phòng.

- Tổ chức Đảng và đoàn thể:

+ 01 Văn phòng Công đoàn cơ sở và 15 Công đoàn cơ sở thành viên. + 01 Văn phòng Đảng ủy với 18 Chị Bộ và 01 Đảng bộ bộ phận trực thuộc + Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban Nữ công, Tổ dân quân tự vệ.

2.1.3.Tinh hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hà Tây

Đảm nhận vai trò quan trọng, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hà Tây đang ngày càng năng động trong lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng. Trong tiến trình phát triển của mình, Chi nhánh đã gặt hái được những thành công đáng kể trong hoat động kinh doanh, góp phần to lớn vào sự phát triển lớn mạnh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam như hiện nay. Chúng ta có thể tìm hiểu sơ qua hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong một vài năm gần đây qua một số mặt như sau:

2.1.3.1. Ve hoạt động huy động vốn.

Huy động vốn luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt được ưu tiên hàng đầu của Agribank Hà Tây để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, nâng cao tính tự chủ trong kinh doanh, cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn. Mặc dù giai đoạn 2010-2012, ngành Ngân hàng gặp nhiều khó khăn thách thức do những tác động bất lợi của kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước, Agribank Hà Tây vẫn giữ được quy mô nguồn vốn huy động ổn định, chủ trọng đảm bảo an toàn thanh khoản và tuân thủ các quy định của NHNN. BẢNG 2.1: HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN GIAI ĐOẠN 2010 -2012

Nội tệ 8295 91.56 8425 93.56 1217 95.69 1.57 44.52 Ngoại tệ

Quy đổi 765 8.44 580 6.44 549 4.31 -24.18 -5.34

BIỂU ĐỒ 2.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN GIAI ĐOẠN 2010 -2012

■ Ngoại tệ quy đổi ■ Nội tệ

Năm 2010, tổng nguồn vôn huy động gồm cả nội tệ và ngoại tệ quy đổi đạt 9060 tỷ, Năm 2011, tổng nguồn vốn huy động của Agribank Hà Tây đạt 9005 tỷ đồng, giảm 0,61% so với năm 2010. Đây cũng là xu thế chung của toàn ngành ngân hàng trong năm 2011, từ 1/2011 đến cuối tháng 10/2011, huy động vốn toàn ngành ngân hàng chỉ tăng mỗi tháng bình quân 0,84%, trong khi năm 2010 tỷ lệ này là 3,1%(Theo báo cáo của NHNN). Mặt khác, do Agribank Hà Tây chấp hành nghiêm túc trần lãi suất huy động 14%/năm, trong khi các tổ chức tín dụng khác bằng nhiều hình thức đưa lãi suất lên cao hơn trần lãi suất, phổ biến ở mức 17% đến 19%, làm ảnh hưởng lớn đến huy động vốn của Agribank Hà Tây. Năm 2012, với chính sách trần lãi suất huy động giảm từ 14%/năm từ đầu năm xuống còn 8%/năm vào cuối năm, cộng với những khó khăn chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng tạo ra những thách thức lớn cho Agribank Hà Tây. Nhưng bằng nhiều giải pháp quyết liệt và tích cực với nỗ lực gia tăng nguồn vốn thông qua các biện pháp marketing, chiến lược sản phẩm và khách hàng phù hợp, năm 2012 tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động khá tốt, đạt 12725 tỷ, tăng 41,31% so với năm 2011. Tất cả các đơn vị đều có nguồn vốn tăng trưởng so với đầu năm, một số đơn vị tăng mạnh như Hội Sở +557 tỷ, Phú Xuyên +432 tỷ, Đan Phượng +400 tỷ, Thường Tín +387 tỷ. Agribank Hà Tây đã triển khai hiệu quả các chương trình huy động tiết kiệm dự thưởng nhằm thu hút nguồn vốn, thực hiện thành công 2 chương trình “Tiết kiệm bậc thang sự thưởng đợt 1 và đợt 2 năm 2012” song song với việc triển khai các chương trình khác của Agribank Việt Nam như Chứng chỉ tiền gửi dự thưởng mừng xuân Nhâm Thìn, Tiết kiệm dự thưởng chào mừng 24 năm thành lập Agribank Việt Nam...với kết quả khá tốt. Sau 3 tháng triển khai, chương trình “Tiết kiệm bậc thang dự thưởng Agribank Hà Tây”, chương trình đạt tổng số vốn huy động 809 tỷ VND và 918 nghìn USD.

Trong tổng nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn vốn nội tệ. Tỷ trọng tiền gửi nội tệ cũng gia tăng qua các năm. Trong khi tiền gửi ngoại tệ giảm cả về quy mô lẫn tỷ trọng do Agrbank Hà Tây thực hiện chính sách chống đô la hóa của NHNN như duy trì lãi suất tiền gửi USD thấp, chênh lệch lãi suất VND/USD ở mức cao, tăng tính hấp dẫn nếu nắm giữ đồng nội tệ.

Không kỳ hạn 1513 16.70 1585 17.60 1913 15.03 ^476 20.69 Dưới 12 tháng 3097 34.18 3658 40.62 5516 43.35 18.11 50.79 Trên 12 tháng 4450 49.12 3762 41.78 5296 41.62 -15.46 40.78

đồng) (%) đồng) (%) đồng) (%) Tiền gửi dân cư 7010 77.37 7192 79.87 10631 83.54 2.60 47.82 Tiền gửi kho bạc 409 4.51 272 3.02 455 3.58 -33.50 67.28 Tiền gửi khác 1641 18.11 1541 17.11 1639 12.88 -6.09 6.36 Tổng 9060 100 9005 100 12725 100 -0.61 41.31

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010-2012 của Agribank chi nhánh Hà Tây

BIỂU ĐỒ 2.2: HUY ĐỘNG VỐN PHÂN THEO KỲ HẠN GIAI ĐOẠN 2010-2012

Huy động tiền gửi chủ yếu là có kỳ hạn. Tuy nhiên nguồn vốn không kỳ hạn đã tăng dần qua các năm do ngân hàng đã thực hiện tốt việc thỏa thuận động viên khách hàng vay vốn mở tài khoản, gửi tiền để thực hiện việc trả lãi và trả hóa đơn các hàng hóa dịch vụ như điện, nước, cước, bưu chính..., cùng với việc tiếp cận các trường học và cơ quan đơn vị mở tài khoản phát hành thẻ, chi lương qua tài khoản. Đồng thời phối kết hợp chặt chẽ với kho bạc các cấp, từ đó nâng dần tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn. Nguồn vốn không kỳ hạn tăng trưởng đã làm nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng.

(%) (%) đồng) (%) 1.Ngắn hạn 6258 75.67 7291 80.97 8103 79.81 16.51 11.14 2.Trung, dài hạn__________ 2012 24.33 1714 19.03 2050 20.19 -14.81 19.60 Tổng________ 8270 100 9005 100 10153 100 8.89 12.75 Trong đó 1.Hộ sản xuất, cá nhân______ 5413 65.45 6061 67.31 6817 67.14 11.97 12.47 2.Doanh ngiệp________ 2857 34.55 2944 32.69 3336 32.86 3.05 13.32 Tổng 8270 100 9005 100 10153 100 8.89 12.75 Trong đó 1.Nội tê 8159 98.66 8920 99.06 10057 99.05 9.33 12.75 2.Ngoại tệ 111 1.34 85____ 0.94 96_____ 0.95 -23.42 12.94 Tổng 8270 100 9005 100 10153 100 8.89 12.75

Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD 2010-2012 của Agribank chi nhánh Hà Tây

Từ bảng số liệu trên ta thấy danh mục tài sản cũng được cơ cấu lại theo hướng an toàn hơn, tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động và có tỷ lệ tăng dần qua các năm, đặc biệt được tăng mạnh vào năm 2012, tăng 3439 tỷ, với tỷ lệ tăng là 47,82% so với năm 2011. Nhờ vậy thanh khoản của ngân hàng gần hai năm qua khá tốt, đảm bảo tăng trưởng tín dụng cho thị trường trọng điểm nông thôn. Qua đó ngân hàng đã chủ động trong quản lý và đảm bảo an toàn thanh khoản trong bối cảnh thị trường vốn biến động.

2.1.3.2. Ve hoạt động tín dụng.

12000 10000 8000 6000 4000 2000 0 10153 ---9005 2010 2011 2012 U Tổng dư nợ tín dụng

Giá trị ( triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị ( triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị ( triệu đồng) Tỷ trọng (%)

Hoạt động cho vay của chi nhánh đang ngày càng được mở rộng hơn trước. Tổng dư nợ nội tệ và ngoại tệ quy đổi năm 2010 đạt 8270 tỷ, mặc dù trong điều kiện khó khăn về tăng trưởng tín dụng nhưng Agribank Hà Tây vẫn triển khai tốt việc mở rộng quy mô tín dụng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng theo định hướng của Agribank Việt Nam đã đặt ra. Năm 2011, ngân hàng có tổng dư nợ là 9005 tỷ, tăng 735 tỷ so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng đạt 8,89%. Năm 2012, hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng bị ảnh hưởng mạnh bởi những khó khăn chung của nền kinh tế (tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm 2012), sang quý 3/2012, kinh tế vĩ mô được cải thiện. Với việc kết hợp nhiều giải pháp, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, dành nguồn vốn lớn với lãi suất ưu đãi cho vay nông nghiệp nông thôn, bắt kịp xu hướng của nền kinh tế thông qua việc cung cấp nhiều gói tín dụng với lãi suất ưu đãi đã làm dư nợ của chi nhánh tăng trưởng cao. Chính vì vậy kết quả quy mô tín dụng năm 2012 đạt 10153 tỷ đồng, tăng 12, 75% so với năm 2011, là mức tăng trưởng nằm trong giới hạn quản lý cho phép của NHNN và phù hợp với nền khách hàng cũng như môi trường kinh doanh.

Ngoài ra qua 3 năm, các khoản tín dụng ngắn hạn có xu hướng tăng từ 75,67% năm 2010 lên 79,81% năm 2012. Như vậy, Chi nhánh đang chú trọng tăng trưởng dư nợ ngắn hạn, giúp chủ động cân đối vốn kinh doanh, quản lý tốt được nguồn vốn cho vay cũng như tăng vòng quay vốn cho ngân hàng, có được sự an toàn trong hoạt động cho vay hơn trước. Các khoản cho vay trung dài hạn được xem xét chặt chẽ và không cho vay các dự án lớn có độ rủi ro cao và khả năng thẩm định hạn chế. Agribank Hà Tây đã chuyển mạnh sang bán lẻ, hướng ưu tiên vào kinh tế hộ nông thôn, cá nhân cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là một hướng đi an toàn và phù hợp với lợi thế của ngân hàng.

Cho vay ngoại tệ vẫn được chi nhánh kiểm soát chặt chẽ theo quy định

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng NH đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây khoá luận tốt nghiệp 061 (Trang 38 - 55)