Nam
Thứ nhất, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cần sớm ban hành chính thức quy trình quản lý tín dụng trên chương trình IPCAS và quy định cụ thể về công tác thẩm định, xây dựng chính sách tín dụng riêng đối với DNNVV. Trong đó cần ban hành quy trình cho vay đối tượng khách hàng này bên cạnh quy trình cho vay doanh nghiệp nói chung, cùng với những chính sách ưu đãi cụ thể ưu tiên DNNVV. Điều này sẽ giúp chi nhánh chủ động hơn trong quá trình thẩm định và quyết định cho vay.
Thứ hai, ngân hàng cần nâng cao hơn nữa chất lượng của đội ngũ cán bộ ngân hàng theo hướng phát triển đồng đều, chuyên nghiệp hơn. Thường xuyên tổ chức tập huấn các lớp nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ kinh doanh để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cũng như kiến thức ngoại ngành cho cán bộ.
Thứ ba, đề nghị ngân hàng giao tăng kế hoạch nguồn vốn cho vay, tạo điều kiện cho chi nhánh tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn, trong đó đặc biệt là các đối tượng khách hàng là DNNVV, thực hiện mục tiêu mở rộng cho vay với khối khách hàng này.
Thứ tư, quan tâm phát triển chiến lược marketing trên toàn hệ thống nhằm nâng cao uy tín, hình ảnh, lôi kéo và thu hút khách hàng DNNVV, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.
Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các chi nhánh trong hệ thống. Việc kiểm tra cần được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo chi nhánh thực hiện đúng quy định, đúng tiến độ, phát hiện những sai phạm kịp thời đồng thời cùng tháo gỡ và xử lý những khó khăn của chi nhánh, đối phó với những biến động của thị trường.
3.3.1 Kiến nghị với các DNVVN:
- DNNVV cần phải chấp hành nghiêm chỉnh luật kế toán, cung cấp các thông
tin trung thực, đáng tin cậy và các báo cáo tài chính rõ ràng, minh bạch, phản
ánh đúng tình hình thực tế của doanh nghiệp và được kiểm toán đầy đủ bởi
các công ty kiểm toán có uy tín.
- Chủ động trau dồi, nâng cao trình độ và năng lực quản lý của đội ngũ lãnh
đạo, tích cực tìm hiểu các thông tin về cơ chế, chính sách, các quy định
và ư u
đãi thuế, mức độ mở cửa của thị trường, thông tin về công nghệ, kỹ
thuật hay
các thông tin về các chương trình ưu đãi, chính sách tín dụng của chi nhánh.
- Phải chủ động tái cơ cấu, tự vượt khó để thích ứng với những đòi hỏi mới,
thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp để thích ứng và tồn tại. Môi trường
kinh doanh khốc liệt cũng đòi hỏi các DNNVV phải hoạt động chuyên nghiệp
hơn, bài bản hơn và quan trọng là phải có một kế hoạch kinh doanh hoàn
chỉnh, lâu dài. Chú ý tới những ngành nghề, những ngách trên thị
trường mà
những doanh nghiệp lớn không khai thác hoặc khó thâm nhập vào được, kịp
KẾT LUẬN:
Các DNNVV là khối doanh nghiệp năng động, có tốc độ phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế Việt Nam, là khu vực nắm giữ các mắt xích quan trọng trong các chuỗi giá trị, tạo công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.... Trước sự phát triển và vai trò quan trọng của các DNNVV Việt Nam, mở rộng hoạt động tín dụng cho các DNNVV là hoạt động cần thiết, hỗ trợ chung sức giúp các DNNVV vượt qua khó khăn, đồng thời giúp ngân hàng có thể tăng trưởng tín dụng trong tình hình tín dụng không tăng trưởng được, nền kinh tế trì trệ, nợ xấu toàn ngành ngân hàng tăng cao hiện nay. Chính vì vậy các NHTM đang chuyển dần dòng vốn cho vay về khối DNNVV. Các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội không ngừng mở rộng quy mô tín dụng cho DNNVV, chủ động hơn trong việc tiếp cận các dự án của các DNNVV để nắm bắt nhu cầu vay vốn của khối doanh nghiệp này. Trong thời gian qua, quan hệ tín dụng giữa DNNVV với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Tây đã có những bước phát triển, tuy nhiên vẫn chưa còn những mặt hạn chế còn tại. Vì vậy khóa luận đã hệ thống hóa lý luận, phân tích thực trạng tại ngân hàng và đề xuất các giải pháp, khuyến nghị để khắc phục những hạn chế còn tồn tại, tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được. Cụ thể, khóa luận thực hiện được các nội dung sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về các DNNVV Việt Nam với vai trò không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế xã hội đất nước, về mở rộng tín dụng và sự cần thiết phải mở rộng tín dụng với các DNNVV.
Thứ hai, phân tích thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Tây, không chỉ những kết quả đã đạt được mà còn chỉ ra mặt hạn chế trong quá trình hoạt động, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó.
dụng cho DNNVV tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Tây. Đây là những giải pháp được đưa ra dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn tình hình thực tế tại ngân hàng.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Trương Quốc Cường đã giúp đỡ và tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời chân thành cám ơn đến ban lãnh đạo Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Hà Tây, thành phố Hà Nội, các cô chú trong phòng tín dụng, phòng kế hoạch tổng hợp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin, số liệu. Tuy nhiên, do trình độ và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Học viện Ngân hàng- NXB Thống kê năm
2011.
2. Giáo trình Marketing Ngân Hàng, Học Viện Ngân Hàng - NXB Thống Kê
năm 2005
3. Quản trị Ngân hàng thương mại, Peter Rose- NXB Tài chính năm 2001 4. GS.TS Lê Văn Tư, giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại NXB Tài
chính năm 2005.
5. Luật Dân sự năm 2005.
6. Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010.
7. Cuốn lịch sử ngân hàng NNo&PTNT tỉnh Hà Tây.
8. Sổ tay tín dụng Ngân hàng Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn chi nhánh
Hà Tây
10.Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Tây các năm 2010, 2011, 2012. 11.Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ
giúp
phát triển DNNVV.
12.Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ và Thông tư 16/2013/TT-BTC ngày
8-2-2013 về việc hướng dẫn thực hiện việc gia hạn, giảm một số khoản thu
ngân sách nhà nước.