Định hướng hỗ trợ phát triển DNNVV của Nhà nước và định hướng

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng NH đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây khoá luận tốt nghiệp 061 (Trang 80 - 84)

nhỏ và vừa

3.1.1 Định hướng hỗ trợ phát triển DNNVV của Nhà nước và định hướng hướng

mở rộng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội

Năm 2013 được dự báo vẫn là năm rất khó khăn đối với các DNNVV, tuy nhiên trong khó khăn vẫn có nhiều thuận lợi và thời cơ mới với mục tiêu gắn với phương hướng triển khai nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua. Bên cạnh đó, những chương trình triển khai toàn diện và thận trọng của Chính phủ nhất là những chính sách giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN như: tập trung giải quyết vấn đề tồn kho, nợ xấu, bất động sản, cũng như xây dựng mục tiêu dài hạn, giải quyết đổi mới cơ cấu kinh tế gắn với tăn g trưởng, sắp xếp phân bổ vốn đặc biệt đầu tư công; sắp xếp lại DNNN; sắp xếp lại hệ thống tài chính (trọng tâm là các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng) sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho DN trong đó có DNNVV.

Chính phủ đã đưa ra những chính sách mới hỗ trợ về thuế, lãi suất tín dụng và nguồn vốn... khá toàn diện và cụ thể. Đó là Nghị quyết số 01/NQ- CP ngày 07/01/2013 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Tiếp tục hạ lãi suất cho vay và nới lỏng các điều kiện vay, đặc biệt là

trợ; Các ngân hàng thực hiện việc khoanh nợ, giãn nợ và tiếp tục cho vay để DN duy trì hoạt động và trả nợ thay vì bị phá sản; Đẩy nhanh tiến độ thành lập Quỹ phát triển DNNVV; Nhanh chóng thực hiện việc cho phép khu vực kinh tế tư nhân được tiếp cận vốn ODA. Thông tin mới nhất từ ông Nguyễn Hoa Cương - Phó Cục trưởng Cục phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), từ ngày 17/4/2013, Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định số 601/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ Phát triển DNNVV để hỗ trợ các DNNVV có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước, phù hợp với mục đích hoạt động của Quỹ. Theo đó, ngân sách Nhà nước sẽ cấp 2.000 tỷ đồng vốn điều lệ cho quỹ này phát triển để hỗ trợ các doanh nghiệp khu vực này nâng cao khả năng cạnh tranh, góp phần làm tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động.

Theo Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 7/9/2012 về việc Phê duyệt kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2012 - 2015. Mục tiêu phát triển DNNVV giai đoạn 2011- 2015 là thành lập mới 350.000 DN và phấn đấu đến ngày 31/12/2015, cả nước sẽ có khoảng 600.000 DN. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực DNNVV chiếm 25% tổng kim ngạch xuất toàn quốc; đầu tư của khu vực này chiếm khoảng 35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; đóng góp 40% GDP; 30% tổng thu NSNN; tạo thêm 3,5 - 4 triệu việc làm mới.

Quan điểm tín dụng của ngân hàng thương mại đã từng bước được chuyển đổi phù hợp hơn với điều kiện mới của thị trường, ý thức được tiềm năng và tầm quan trọng của đối tượng DNNVV, các NHTM đang chuyển dần dòng vốn cho vay về khối DNNVV. Các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội không ngừng mở rộng quy mô tín dụng cho DNNVV, chủ động hơn trong việc tiếp cận các dự án của các DNNVV để nắm bắt nhu cầu vay vốn, nhiều NHTM đã thực hiện các hoạt động quảng cáo, tiếp thị các chương trình tín dụng, các gói hỗ trợ vốn đối với các DNNVV. Có thể coi MB là đại diện điển

hình về đưa vốn đến với DNNVV. Ngân hàng này đang triển khai mạnh mẽ chương trình Ngân hàng Cộng đồng, đưa ra nhiều giải pháp phù hợp với từng nhóm DNNVV, đã và đang triển khai gói vay ưu đãi 1000 tỷ đồng “MB chung sức cùng các DNNVV” với lãi suất cho vay thấp nhất chỉ từ 9,99%/ năm. Không kém cạnh, SeABank cũng công bố một gói tín dụng ưu đãi 2000 tỷ đồng tài trợ vốn lưu động với lãi suất từ là 9,9%/năm kéo dài đến hết năm nay, dành cho DNNVV và hộ kinh doanh cá thể có nhu cầu vay ngắn hạn bổ sung vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Còn ngân hàng TMCP Công Thương (VietinBank) thì triển khai chương trình “Đồng hành phát triển cùng Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2013” triển khai trên quy mô toàn quốc từ tháng 5-2013, hỗ trợ các DNNVV vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi giảm tới 3% so với lãi suất cho vay thông thường, thời hạn ưu đãi lãi suất có thể lên tới 6 tháng đối với mỗi khoản vay. Ngân hàng TMCP Phát Triển TpHCM (HDBank) sẽ dành 1,000 tỷ đồng ưu đãi doanh nghiệp vừa và nhỏ với lãi suất từ 10.5- 11.5%/năm. Bên cạnh ưu đãi về lãi suất, HDBank sẽ hỗ trợ hoàn thành các thủ tục và giải ngân nhanh chóng.

NNHNN đang bật đèn xanh để các ngân hàng thương mại dùng những biện pháp có thể nhằm đẩy tín dụng khỏi thế bế tắc. Ngày 10/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới chính thức công bố hạ thêm 1 điểm phần trăm các mức lãi suất điều hành. Đặc biệt, NHNN đã ra Thông tư 10/2013/TT - NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một số lĩnh vực: nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa... giảm từ 11%/năm xuống 10%/năm, khuyến khích mở rộng tín dụng với DNNVV.

3.1.2 Định hướng mở rộng tín dụng với DNNVV của ngân hàng Agribank

Hà Tây

hướng mở rộng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hà Tây cũng đã xác định các hướng đi cho riêng mình, tiếp tục giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ và tín dụng khu vực nông nghiệp nông thôn, tập trung vốn cho vay nông nghiệp nông thôn, cho vay doanh nghiệp xuất khẩu, cho vay DNNVV, tiếp tục phát triển các đối tượng khách hàng tiềm năng là các DNNVV hoạt động có hiệu quả trên địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận, thực hiện chuyển dịch cơ cấu đầu tư tập trung, nâng cao tỷ trọng cho vay với DNNVV, mở rộng tín dụng kèm theo việc kiểm soát, đảm bảo chất lượng tín dụng. Ban lãnh đạo ngân hàng đã quyết định thông qua một số chủ trương, chính sách, về tín dụng với DNNVV như sau:

- Nguồn vốn: tập trung huy động vốn tại địa phương, tranh thủ các nguồn vốn

trung ương, nguồn tái cấp vốn, giao kế hoạch cụ thể cho các chi nhánh

về cho

vay doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng, cho vay trung dài hạn.. .cho cả quá trình vay và thu nợ

- Đầu tư:

Tổ chức điều tra khảo sát tình hình kinh tế của từng huyện, từng làng nghề, các cán bộ ngân hàng giúp đỡ khách hàng trong việc xây dựng các đề án phát triển kinh tế, các đề án nhỏ lẻ, khơi dậy nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp nhằm mở rộng đầu tư vay trung dài hạn, giúp cho khách hàng đầu tư chiều sâu, mua sắm máy móc đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả vốn tín dụng

Tiếp tục thực hiện phương châm mở rộng tín dụng phải đi đôi với chất lượng tín dụng, không ngừng mở rộng cho vay, cho vay có chọn lọc, cân đối cơ cấu dư nợ từng vùng kinh tế, từng địa phương, điều hòa vốn vay phù hợp,

Tăng cường các giải pháp chỉ đạo điều hành tín dụng, tiếp tục triển khai thực hiện phiếu giao việc, nâng cao chất lượng kiểm soát tín dụng của ban lãnh đạo, kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện của từng cán bộ, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gắn trách nhiệm cho vay với công tác thu nợ tới từng cán bộ, từng bộ phận tín dụng nhằm đem lại hiệu suất công tác tín dụng cao hơn.

Tiếp tục quản lý chặt chẽ giao quyền phán quyết tín dụng (quyền cho vay, bảo lãnh), giảm thấp quyền phán quyết cho vay với đơn vị có tỷ lệ nợ xấu cao, thường xuyên kiểm tra chấp hành quyền phán quyết được giao, nâng cao trách nhiệm trong cho vay của người quyết định cấp tín dụng.

3.2Giải pháp mở rộng tín dụng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng NH đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây khoá luận tốt nghiệp 061 (Trang 80 - 84)