Định hướng chung cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng NH đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây khoá luận tốt nghiệp 061 (Trang 55)

Đứng trước tình hình kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, kinh tế trong nước phục hồi còn chậm, trong năm 2013 ngành Ngân hàng tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ, đảm bảo chủ động, linh hoạt và hiệu quả trong điều hành để ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giảm thấp tỷ lệ nợ xấu phát sinh, mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức khoảng 12%. Định hướng của Agribank Việt Nam là tiếp tục giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ và tín dụng ở khu vực nông nghiệp và nông thôn, tập trung vốn cho vay nông nghiệp nông thôn và nông dân các chương trình như lương thực, cà phê, thủy sản, cho vay doanh nghiệp xuất khẩu, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Căn cứ vào tình hình kinh tế và định hướng của Agribank Việt Nam, định hướng kinh doanh của Agribank Hà Tây là lấy nông nghiệp nông thôn, đầu tư vào các xã nông thôn mới làm lĩnh vực ưu tiên hàng đầu của tín dụng, lãi suất và tỷ giá được điều hành ở mức hợp lý, phù hợp với diễn biến của thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ. Điều hành kế hoạch kinh doanh năng động, sáng tạo, kịp thời, theo sát diễn biến của thị trường, có giải pháp hữu hiệu đảm bảo cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn. Huy động vốn nội tệ tăng 15% so với năm 2012, ngoại tệ tăng 10% so với năm 2012. Tổng dư nợ nội tệ tăng 15% so với năm 2012, trong đó tập trung mở rộng cho vay nông nghiệp nông thôn tối thiểu chiếm 80% tổng dư nợ. Tiếp tục thực hiện phương châm mở rộng tín dụng phải đi đôi với nâng cao chất lượng, cho vay có chọn lọc, nợ xấu chiếm tỷ trọng từ 4% đến 4,5%. Mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế, đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua bán ngoại tệ cho

những đơn vị có chức năng xuất nhập khẩu, tạo thêm uy tín và thu hút khách hàng mới. Tiếp tục chỉ đạo đồng bộ các giải pháp pháp phát triển dịch vụ, ngoài việc củng cố các sản phẩm truyền thống còn chủ động nghiên cứu triển khai các sản phẩm mới để đưa đến khách hàng bằng các kênh phân phối hiệu quả, lợi nhuận ròng ngoài tín dụng đạt 50 tỷ, tăng khoảng 20% so với năm 2012.

Ngoài ra, việc cho vay đối với các doanh nghiệp cũng được chú trọng. Ngân hàng luôn muốn khai thác hết tiềm năng, mở rộng quy mô cho vay trong giới hạn rủi ro an toàn. Việc chú trọng vào hạn chế rủi ro là điều cần thiết. với các khách hàng lớn như các doanh nghiệp. Ngân hàng sẽ cải tiến, đồng bộ các quy trình thẩm định, kiểm tra, giám sát nhằm hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất.

2.2Thực trạng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hà Tây

2.2.1 Ve quy mô

• Dư nợ tín dụng đối với DNNVV

BẢNG 2.9 : DƯ NỢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV GIAI ĐOẠN 2010 -2012

Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV(%) 29,00 28,81 26,75

Mức tăng dư nợ cho vay DNNVV 196 122

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng số DN có quan hệ tín dụng với NH 1.621 1.662 1.738 Số lượng khách hàng là DNNVV_________ 1.195 1.227 1.299 Tỷ trọng số lượng khách hàng là DNNVV 73,72 73,83 74,74 Mức tăng số lượng khách hàng là DNNVV 32 72 Tỷ lệ tăng số lượng khách hàng là DNVN 2,68 5,87

BIỂU ĐỒ 2.4 : TỶ TRỌNG DƯ NỢ CỦA DNNVV TRONG TỔNG DƯ NỢ

■ DNVVN

■ DN lớn

■ Cho vay khác( cá nhân, HSX)

Dư nợ tín dụng đối với DNNVV cũng là một tiêu thức quan trọng để xem xét, đánh giá mức độ mở rộng tín dụng của Agribank Hà Tây. Dư nợ đối với DNNVV của Agribank Hà Tây luôn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng bất chấp những quan ngại về triển vọng kinh tế cũng như những khó khăn trong tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng dư nợ hàng năm dù thay đổi đáng kể nhưng nhìn chung vẫn đạt ở mức cao. Với việc kết hợp nhiều giải pháp, tháo gỡ khó khăn cho DNNVV, dành nguồn vốn lớn với lãi suất ưu đãi cho vay nông nghiệp nông thôn, bắt kịp xu hướng của nền kinh tế thông qua việc cung cấp nhiều gói tín dụng với lãi suất ưu đãi đã làm dư nợ cho vay DNNVV của c hi nhánh tăng trưởng cao. Trong đó năm 2011, mức dư nợ của DNNVV là 2594, tăng 196 tỷ với tốc độ tăng 8,17%. Đến năm 2012, dư nợ DNNVV vẫn có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng giảm cả về lượng tuyệt đối và tương đối với mức tăng 122 tỷ đồng, tốc độ tăng 4,7%. Xét về tỷ trọng dư nợ trên tổng dư nợ của chi nhánh, ta thấy tỷ trọng dư nợ cũng có xu hướng giảm từ 29% tổng dư nợ năm 2010 xuống còn 26,75% năm 2012. Đó là do lượng tín dụng được giải ngân cho các dự án nông nghiệp nông thôn như tín dụng cho người nghèo, dự án nước sạch, công nghệ mới cho người nông dân...gia tăng đồng

thời thực hiện cho vay có chọn lọc, rút vốn chuyển cho vay hộ sản xuất, từ đó làm cho tỷ trọng này giảm mặc dù dư nợ tuyệt đối của các DNNVV vẫn tăng. Trong giai đoạn này, nền kinh tế cả nước trong năm bị suy thoái, khả năng thanh khoản trong nền kinh tế thấp, hàng tồn kho cao. Chính phủ và nhà nước cũng đã ban hành những chính sách để giúp đỡ các DNNVV phục hồi kinh doanh. Ta thấy Agribank Hà Tây đã rất tích cực trong việc hưởng ứng chủ trương, chính sách của nhà nước trong việc hỗ trợ các DNNVV duy trì, mở rộng quy mô sản xuất, có tác động trực tiếp và nhanh chóng đến quá trình hồi phục, duy trì và phát triển vị thế của các DNNVV Việt Nam trong thời gian tới. Agribank Hà Tây trong ba năm qua đã chuyển mạnh sang bán lẻ, hướng ưu tiên vào kinh tế hộ nông thôn, cá nhân cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa.

• Số lượng khách hàng DNNVV của ngân hàng

BẢNG 2.10:SỐ LƯỢNG KHÁCH HÀNG LÀ DNNVV CỦA NGÂN HÀNG

Tổng doanh số cho vayTrong hoàn cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì các ngân hàng12.910 13.950 14.896 không chỉ duy trì quan hệ tín dụng, giữ chân khách hàng cũ mà còn phải mở rộng đối tượng khách hàng mới. Với xu thế chung đó thì các DNNVV là một đối tượng khách hàng mà ngân hàng không thể không để tâm đến trong quá trình phát triển của mình. Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng khách hàn g là DNNVV luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số khách hàng doanh nghiệp (cao hơn 73%) và có xu hướng gia tăng một cách bền vững qua các năm. Năm 2011, số lượng khách hàng DNNVV có mức tăng là 32 doanh nghiệp, tỷ lệ tăng là 2,68%, là một tỷ lệ tăng không cao. Đó là do việc Chính phủ và NHNN quyết định thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt tín dụng, hạn chế cho vay làm cho số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với chi nhánh tăng nhưng với mức độ tương đối nhỏ. Đến năm 2012, số lượng các khách hàng là DNNVV đã tăng cao hơn với mức độ tăng là 72 doanh nghiệp, tỷ lệ tăng 5,87% cao hơn rất nhiều so với năm 2011. Đó là nhờ sự hợp lý, sáng suốt và tầm nhìn chiến lược trong chính sách mở rộng tín dụng cùng với sự tận tình chu đáo của các cán bộ tín dụng trong quan hệ với khách hàng, tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Thủ tục vay vốn nhanh chóng, thuận tiện, được tư vấn, hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo bởi một đội ngũ nhân viên năng động, chuyên nghiệp. Ngoài ra thời gian gần đây công tác tăng cường quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dịch vụ để thu hút thêm khách hàng mới đã được chi nhánh chú trọng hơn. Với việc tăng lên của số lượng khách hàng sẽ làm tăng quy mô tín dụng và phân tán rủi ro cho nhiều đối tượng hơn, tăng cường chất lượng sản xuất kinh doanh của ngân hàng.

Hầu hết các doanh nghiệp được cho vay đều là những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng. Tuy nhiên so với sự phát triển về số lượng các DNNVV trên địa bàn thì đây là con số còn thấp vì số DNNVV có nhu cầu vốn hiện nay

rất lớn. Nguyên nhân có thể do địa bàn hoạt động của ngân hàng có rất nhiều ngân hàng nên vấp phải sự cạnh tranh rất lớn, mặt khác do số lượng doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của ngân hàng lại rất ít. Agribank Hà Tây liên tục mở rộng khách hàng là DNNVV nhưng sự mở rộng này chưa khai thác hết tiềm năng.

• Doanh số cho vay DNNVV

BẢNG 2.11: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY DNNVV

Doanh số cho vay đối với

DNNVV___________________ 3.950 4.309 4.871 Tỷ trọng doanh số cho vay đối

với

DNNVV 30,60 30,89 32,70

Mức tăng doanh số cho vay

DNNVV(%)__________________ 359 562

Tỷ lệ tăng doanh số cho vay

(%) Dư nợ ngắn hạn 1.972 82,24 2.205 85,00 2.258 83,14 Dư nợ trung và dài hạn_________ 426 17,76 389 15,00 458 16,86 Tổng du nợ cho vay đối với DNNVV________

2.398 100,00 2.594 100,00 2.716 100,00

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010-2012 của Agribank Hà Tây

BIỂU ĐỒ 2.6 : DOANH SỐ CHO VAY DNNVV 2010-2012

Ta thấy tỷ trọng doanh số cho vay DNNVV của chi nhánh luôn chiếm trên 30% tổng doanh số cho vay. Cùng với sự tăng lên của tổng doanh số cho vay thì doanh số cho vay các DNNVV cũng tăng lên qua các năm. Năm 2011 doanh số cho vay là 4309 tỷ đồng, tăng 359 tỷ so với năm 2010 với tốc độ tăng là 9,09%. Con số này tiếp tục được tăng lên trong năm 2012, tốc độ tăng của doanh số cho vay là 13,04% cao hơn nhiều so với năm 2011. Điều này chứng tỏ Agribank Hà Tây đã quan tâm đến cho vay các DNNVV và không ngừng mở rộng cho vay đối với đối tượng khách hàng này. Tuy nhiên tốc độ tăng này vẫn còn thấp, chưa xứng đáng với khả năng cho vay của chi nhánh cũng như tiềm năng của các DNNVV trên địa bàn.

2.2.2 Ve kết cấu dư nợ

• Dư nợ phân theo kỳ hạn

BẢNG 2.12: DƯ NỢ TÍN DỤNG CỦA DNNVV PHÂN THEO KỲ HẠN Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010______ Năm 2011______ Năm 2012______ Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Nông nghiệp________ 1.386 57,80 1.614 62,22 1.842 67,82 Lâm nghiệp________ 49_____ 2,04 78____ 3,01 42_____ 1,55 Thủy sản___________ 79_____ 3,29 75____ 2,89 86____ 3,17 Bất động sản________ 15____ 0,63 7______0,27 22_____ 0,81 Vận tải____________ 550 22,94 497 19,16 420 15,46 Hoạt động kinh doanh chứng khoán 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Xuất nhập khẩu_____ 315 13,14 319 12,30 301 11,08 Khác______________ _4_____ 0,17 J______ 0,15 J______ 0,11 Tổng dư nợ DNNVV____________ 2.398 100,00 2.594 100,00 2.716 100,00

BIỂU ĐỒ 2.7: CƠ CẤU DƯ NỢ PHÂN THEO KỲ HẠN 2010-2012

Qua bảng số liệu trên ta thấy ngân hàng Agribank Hà Tây đầu tư vốn cho các DNNVV chủ yếu là vốn ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và cho vay của các DNNVV với tỷ trọng năm 2010 là 82,24%, năm 2011 là 85%, năm 2012 là 83,18%. Nguyên nhân do khó khăn của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm cự, thậm chí phải thu hẹp, nên các doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng chỉ để đảm bảo bù đắp nguồn vốn thiếu hụt, đáp ứng sự thiếu hụt tạm thời vốn lưu động mà không đầu tư vào máy móc, trang thiết bị. Gần như các doanh nghiệp đang duy trì sản xuất để mong đợi một sự hồi phục trở lại của nền kinh tế. Việc dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn có thể giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro phát sinh, đảm bảo an toàn nguồn vốn và đặc biệt là tăng vòng quay vốn tín dụng của mình, cải thiện hiệu quả sử dụng vốn. Tỷ trọng dư nợ trung dài

hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn và có xu hướng giảm từ 17,76% năm 2010 xuống còn 16,86% năm 2012. Đó là do nhu cầu vay trung dài hạn của các doanh nghiệp nhằm phục vụ cho việc mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, đổi mới công nghệ giảm, một phần do Agribank xem xét chặt chẽ các khoản vay trung dài hạn, không cho vay các dự án lớn có độ rủi ro cao và khả năng thẩm định hạn chế.

• Dư nợ phân theo ngành kinh tế

BẢNG 2.13: DƯ NỢ TÍN DỤNG CỦA DNNVV PHÂN THEO ’ NGÀNH KINH TẾ

Đơn vị tính: tỷ d((ng

DN nhà nước 58____ 2,42 125 4,82 80___ 2,95 DN ngoài quốc doanh__________ 2.33 3 97,29 2.43 0 93,68 2.62 7 96,72 Hợp tác xã______ 7____ 0,29 39____ 1,50 _9____ 0,33 Tổng dư nợ DNNVV ' 2.39 8 100,00 2.59 4 100,00 2.71 6 100,00

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010-2012 của Agribank Hà Tây

Xét về lĩnh vực hoạt động, tăng trưởng tín dụng được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, cho vay xuất khẩu trong đó các lĩnh vực khác như lâm nghiệp, thủy sản, bất động sản..lại có dư nợ rất thấp. Agribank Hà Tây tập trung chủ yếu vào các ngành như nông nghiệp theo

chính sách “tam nông”, tập trung tài trợ nông dân, nông nghiệp, nông thôn, thực hiện thu mua tạm trữ lúa gạo, các chương trình của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn thấp hơn lãi

suất cho vay thông thường. Ta có thể thấy dư nợ tín dụng trong ngành nô ng nghiệp luôn ở mức rất cao trong tổng dư nợ DNNVV của Agribank Hà Tây. Dư nợ nông nghiệp tăng nhanh qua các năm cả về giá trị và tỷ trọng. Từ giá trị 1386 tỷ đồng năm 2010, dư nợ ngành nông nghiệp đã tăng lên đến 1842 tỷ đồng vào năm 2012, chiếm lên đến 67,82% tổng dư nợ DNNVV. Bên cạnh đó hai ngành tiếp theo có tỷ trọng dư nợ cao là ngành vận tải và xuất nhập khẩu. Giai đoạn hiện nay Agribank Hà Tây cũng ưu tiên cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tài trợ vốn nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động này với lãi suất hấp dẫn, thủ tục nhanh gọn,nhằm chung tay xây dựng đất nước khôi phục nền kinh tế đang trong hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên giá trị và tỷ trọng của hai ngành vận tải và xuất nhập khẩu đều có xu hướng giảm qua ba năm. • Dư nợ theo thành phần kinh tế

BẢNG 2.14: DƯ NỢ CHO VAY DNNVV THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Đơn vị tính: tỷ d((ng

Nhóm 1________ 2.089,0 87,11 2.074, 79,95 2.169, 79,86 Nhóm 2________ 243,0 10,13 457,0 17,62 455,0 16,75 Nhóm 3________ 12,0 0,50 12,5 0,48 38,0 1,40 Nhóm 4________ 11,0 0,46 12,0 0,46 18,0 0,66 Nhóm 5________ 43,0 1,79 38,5 1,48 36,0 1,33 Nợ quá hạn______ 309,0 12,89 520,0 20,05 547,0 20,14 Nợ xấu_________ 66,0 2,75 68,0 2,62 92,0 3,39 Tổng dư nợ DNNVV________ 2.398,0 100,00 2.594, 0 100,00 2.716, 0 100,00 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 3,74 5,77 5,39 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ 0,80 0,76 0,91

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010-2012 của Agribank Hà Tây

Cùng với chính sách khuyến khích của nhà nước với khu vực tư nhân và đặc biệt là các DNNVV, xu hướng hiện nay của nhiều ngân hàng thương mại nói chung và Agribank Hà Tây nói riêng đều tăng tỷ lệ cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Số DNNVV ngoài quốc doanh có quan hệ tín dụng với ngân hàng tuy có biến động nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên về mặt giá trị sau ba năm, từ 2333 tỷ năm 2010 tăng lên đến 2430 tỷ năm 2011 và tiếp tục tăng trong năm 2012, đạt mức 2627 tỷ. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ của khu vực này năm 2011 giảm so với năm 2010, nhưng lại tăng trở lại vào năm 2012, đạt 96,72%. Ngược lại thành phần kinh

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng NH đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây khoá luận tốt nghiệp 061 (Trang 55)