3.6.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động Factoring
Những quy đinh pháp lý của Việt Nam vẫn còn một số điểm chưa phù hợp với thông
văn bản chủ đạo quy định về hoạt động Factoring ở Việt Nam là Quyết định 1096/2004/QĐ-
NHNN và Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN như:
- Trong định nghĩa về nghiệp vụ Bao thanh toán (Factoring) cần phải phân biệt rạch
ròi giữa các thuật ngữ cấp tín dụng và mua nợ, tách bạch giữa hoạt động cho vay và hoạt động Factoring. Tuy Factoring có chức năng tài trợ ứng trước nhưng về bản chất thì lại không giống nghiệp vụ cho vay, hai nghiệp vụ này không thể quản lý như nhau được.
- Cần mở rộng đối tượng cung ứng dịch vụ Factoring, không chỉ dừng lại trong phạm vi các tổ chức tín dụng mà mở rộng thêm các công ty Factoring độc lập.
- Nên bỏ quy định bên mua hàng phải gửi văn bản xác nhận và cam kết thanh toán cho đơn vị bao thanh toán (Factor). Quy định này làm hạn chế phạm vi hoạt động của đơn vị bao thanh toán cũng như quyền lợi sử dụng dịch vụ Factoring của người bán. Mặt khác, về nguyên tắc, dù phải thanh toán cho bên nào đi nữa thì bên mua vẫn không thể phủ nhận nghĩa vụ thanh toán của mình. Đồng thời, NHNN cũng cần đưa ra quy định cụ thể về việc chuyển giao quyền đòi nợ, quy định này sẽ ràng buộc trách nhiệm thanh toán của người mua đối với chủ nợ mới là đơn vị bao thanh toán, là căn cứ để giải quyết tranh chấp khi người mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
3.6.1.2. Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin cho hệ thống ngân hàng
Mặc dù đi vào hoạt động từ năm 1999 nhưng trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả cho các ngân hàng. NHNN cần có những biện pháp tích cực để hoàn thiện các dịch vụ của CIC như:
- Quy định các ngân hàng thương mại phải thường xuyên cung cấp thông tin đầy đủ
về tình hình tài chính, vốn vay và trả nợ của các doanh nghiệp để CIC theo dõi và cập nhật cơ sở dữ liệu.
- Các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh phải nộp cho CIC báo cáo tài chính có kiểm toán để CIC phân tích và cung cấp thông tin cho các ngân hàng khi cần tìm hiểu đối tác để thiết lập quan hệ giao dịch.
- Thanh tra NHNN và CIC cần phối hợp đôn đốc, kiểm tra báo cáo, khai thác thông
tin của các tổ chức tín dụng để có những biện pháp xử lý kịp thời đối với những đơn vị vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng.
94
tin nhằm hỗ trợ hoạt động của các tổ chức tín dụng một cách hiệu quả; đi sâu phân tích, đánh giá, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, kịp thời dự báo, cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro.
Bên cạnh đó, NHNN nên hỗ trợ và khuyến khích thành lập các trung tâm tín dụng tư nhân như PCB vì thực tế thực tế cho thấy, mô hình trung tâm tín dụng tư nhân đã phát triển ở nhiều nước, nhằm tăng cường tiếp cận thông tin từ các cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo ra tính cạnh tranh trong thị trường thông tin.
3.6.1.3. Hô trợ thành lập Hiệp hội Factoring Việt Nam
Nhằm tăng cường sự hợp tác giữa các nhà Factor Việt Nam, NHNN nên hỗ trợ các ngân hàng thành lập một hiệp hội Factoring mang tín quốc gia. Hiệp hội cần phải xây dựng
cơ cấu tổ chức, ban hành quy chế cụ thể, quy định quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên
để đảm hoạt động một cách chặt chẽ. Hiệp hội Factoring Việt Nam phát huy vai trò của mình bằng việc:
- Cung cấp thông tin về khách hàng cho các thành viên miễn phí từ cơ sở dữ liệu chung do các thành viên đóng góp. Hiệp hội có thể cung cấp thông tin cho các đơn vị ngoài
Hiệp hội để tạo kinh phí cho quá trình hoạt động.
- Tổ chức các hội thảo, buổi thảo luận giữa các thành viên, cùng nghiên cứu hướng
phát triển Factoring, đặc biệt là Factoring quốc tế tại Việt Nam.
- Tổ chức các chương trình đào tạo, mời các chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy,
trao đổi kinh nghiệm hoặc đưa các nhân viên đi học hỏi kinh nghiệm tại các nước có hoạt động Factoring phát triển.
- Liên kết với các Hiệp hội Factoring của các nước nhằm giúp cho các thành viên mở rộng mối quan hệ đại lý, hỗ trợ các thành viên gia nhập các tổ chức Factoring thế giới.
- Đại diện cho các ngân hàng phản ánh những kiến nghị lên NHNN và các cơ quan
khác để hoàn thiện hệ thống pháp lý cho hoạt động Factoring tại Việt Nam.
3.6.1.4. Thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả
Trong thời gian tới, NHNN cần tiếp tục thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng góp
phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thông qua một số biện pháp như:
- Nới lỏng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, NHNN cũng cần có những quy định hợp lý về điều kiện cấp tín dụng để đảm bảo chất
- Chủ động điều chỉnh các mức lãi suất điều hành cũng với nghiệp vụ thị trường mở
nhằm kiểm soát và điều tiết lãi suất liên ngân hàng.
- NHNN nên tiếp tục áp dụng trần lãi suất tiền gửi cho đến khi mặt bằng lãi suất thị
trường tương đối ổn định. Đồng thời tiếp tục duy trì trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp công nghệ cao.
- Tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động của công ty quản lý tài sản VAMC để giải quyết nợ xấu của hệ thống, khơi thông dòng chảy tín dụng vào nền kinh tế.
Cùng với đó, NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng, kiểm soát chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng, xử lý nghiêm và kịp thời những sai phạm và rủi ro gây mất ổn định để đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng.