Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Điều kiện phát triển nghiệp vụ factoring trong tài trợ thương mại tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 764 (Trang 68 - 70)

Thông qua những kinh nghiệm trong việc phát triển nghiệp vụ Factoring ở một số nước mới phát triển nghiệp vụ này như Trung Quốc, Mexico, Ản Độ và một số nước đã có hoạt động Factoring phát triển từ rất lâu như Italia, Pháp, Hoa Kỳ, Áo và Bỉ, chúng ta có thể rút ra được những bài học quý báu cho việc phát triển nghiệp vụ Factoring tại Việt Nam

nói chung và tại các NHTM Việt Nam nói riêng như:

Thứ nhất, các ngân hàng với những lợi thế về vốn, mạng lưới,...so với các công ty Factoring độc lập sẽ giúp cho thị trường Factoring có được bước đà phát triển một cách nhanh chóng.

Thứ hai, các ngân hàng tổ chức các phòng ban độc lập, phụ trách riêng về Factoring

thì tính chuyên môn hoá sẽ cao hơn, dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các khách hàng mới, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ ba, trong giai đoạn đầu phát triển, bên cạnh các khách hàng lớn và quen thuộc, các nhà Factor Việt Nam nên hướng đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là đối tượng khách hàng có nhu cầu rất lớn về Factoring.

Thứ tư, nhu cầu tài trợ của doanh nghiệp rất đa dạng, không chỉ là nhu cầu về vốn mà còn cả các dịch vụ khác đi kèm. Do đó, các sản phẩm Factoring cũng phải đa dạng và được thiết kế phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng.

Thứ năm, các nhà Factor, không chỉ các công ty Factoring độc lập mà kể cả các ngân

hàng nên tăng cường tích luỹ nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn tự có, để có thể chống đỡ rủi ro từ các hoạt động kinh doanh nói chung và nghiệp vụ Factoring nói riêng, nhất là khi cung cấp Factoring miễn truy đòi, đồng thời cũng giúp nâng cao hình ảnh, uy tín, năng lực của nhà Factor, tạo điều kiện thu hút nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ Factoring hơn.

Thứ sáu, cần phải tăng cường giới thiệu, phổ biến những tiện ích mà Factoring mang

lại cho các doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có cái nhìn tích cực về Factoring thì việc triển khai và mở rộng thị trường sẽ dễ dàng và tốn ít chi phí hơn rất nhiều.

Thứ bảy, sử dụng công nghệ thông tin để cung cấp các giao dịch điện tử, hướng tới việc xây dựng một sàn giao dịch điện tử như trong mô hình Factoring ngược tại Mexico,

57

Philipines,... sẽ giảm thiểu chi phí giao dịch, tăng tính cạnh tranh trực tiếp giữa các nhà Factor, cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nhanh chóng với dịch vụ Factoring,

đặc biệt là các doanh nghiệp ở vùng nông thôn.

Thứ tám, hoạt động Factoring rất phức tạp, rủi ro và có xu hướng ứng dụng các công

nghệ cao vào các giao dịch điện tử nên các nhà Factor cần chú trọng bồi dưỡng, đào tạo nhân viên nhằm nâng cao năng suất, công việc, giảm thiểu rủi ro trong quá trình tác nghiệp.

Thứ chín, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về Factoring, đặc biệt là các quy định

về chuyển nhượng các khoản phải thu, các giao dịch điện tử, chữ ký số để hỗ trợ cho hoạt động Factoring ngược.

Thứ mười, cần xây dựng Hiệp hội Factoring Việt Nam nhằm hỗ trợ các thành viên trong quá trình hoạt động, gắn kết các nhà Factor Việt Nam với nhau hơn định hướng tốt hơn cho sự phát triển của thị trường Factoring Việt Nam.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, chúng ta đã tìm hiểu và phân tích tình hình phát triển của thị trường

Factoring thế giới cả về môi trường pháp lý, các hiệp hội Factoring cũng như sự gia tăng về số lượng các nhà Factor và doanh số đạt được trong những năm gần đây. Đồng thời, chúng ta cũng đã nghiên cứu các điều kiện phát triển nghiệp vụ Factoring tại một số quốc gia có lịch sử lâu đời về nghiệp vụ này như Italia, Pháp, Hoa Kỳ và một số quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, mới phát triển Factoring trong thời gian gần đây nhưng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn như Trung Quốc, Ản Độ, Mexico,.. .Qua đó, chúng ta có thể rút ra được những bài học quý báu từ kinh nghiệm đi trước của các nước này, giúp ích rất nhiều trong việc rút ngắn thời gian thử nghiệm và hạn chế những sai lầm trong quá trình áp dụng và phát triển nghiệp vụ Factoring tại Việt Nam.

Năm 2005 2008 2011 2013

Các NHTM VN CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ FACTORING5 17 21 24

TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Điều kiện phát triển nghiệp vụ factoring trong tài trợ thương mại tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 764 (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(148 trang)
w