Các điều kiện phát triển nghiệp vụ Factoring tại các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Điều kiện phát triển nghiệp vụ factoring trong tài trợ thương mại tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 764 (Trang 81 - 88)

NHTM VIỆT NAM

3.3.1. Các điều kiện khách quan 3.3.1.1. Môi trường pháp lý

Ngày 6/9/2004, NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN về “Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng”. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên quy định về nghiệp vụ Factoring, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động Factoring được triển khai và phát triển tại các tổ chức tín dụng Việt Nam.

Ngày 16/10/2008, NHNN tiếp tục ban hành Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN sửa đổi

bổ sung một số điều của Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN. Do Việt Nam chưa tham gia 2 công ước quốc tế là Công ước UNIDROIT 1988 về Factoring quốc tế và Công ước UNCITRAL về chuyển nhượng các khoản phải thu nên Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN và Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN là hai văn bản chủ đạo điều chỉnh hoạt động Factoring ở Việt Nam hiện nay.

Theo Quyết định 1096 và Quyết định 30, một số điều kiện chính để được cung cấp dịch vụ Factoring như sau:

Đơn vị thực hiện nghiệp vụ Factoring:

Tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ Factoring là các tổ chức tín dụng thành lập và

hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng, bao gồm: Ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính và Ngân hàng nước ngoài được mở chi nhánh

tại Việt Nam theo Luật các Tổ chức tín dụng.

Điều kiện để các tổ chức tín dụng được thực hiện Factoring:

- Có nhu cầu về Factoring;

- Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối tháng của 3 tháng gần

nhất dưới 5%; không vi phạm các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng;

- Không thuộc đối tượng đang bị xem xét xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nhưng đã khắc phục được hành vi vi phạm;

- Đối với hoạt động Factoring quốc tế thì tổ chức tín dụng còn phải có điều kiện là được phép hoạt động ngoại hối.

Các khoản phải thu không được thực hiện Factoring:

- Phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng cung ứng dịch vụ bị pháp

luật cấm; hợp đồng mua bán hoặc cung ứng dịch vụ dưới hình thức ký gửi; hoặc có thoả thuận không được chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.

- Phát sinh từ các giao dịch, thoả thuận bất hợp pháp, đang có tranh chấp.

- Các khoản phải thu đã được gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp; đã quá hạn thanh toán

theo hợp đồng mua bán hàng hoá; có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày, các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng; lĩnh vực tài chính, ngân hàng theo phụ lục đính kèm.

Đối với các tổ chức tín dụng là thành viên của Hiệp hội Factoring quốc tế FCI thì còn phải tuân thủ các văn bản pháp lý của Hiệp hội như GRIF, Quy tắc edifactoring.com, Quy tắc về trọng tài,... .Tuy nhiên, nếu các văn bản trên có quy định khác với Luật pháp Việt Nam, cụ thể là Quyết định 1096 và Quyết định 30, thì các tổ chức tín dụng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Ngày 31/8/2011, NHNN ban hành Thông tư 24/2011/TT-NHNN về việc “thực thi phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng”. Theo đó, các tổ chức tín dụng khi đủ điều kiện thực hiện Factoring sẽ được cung cấp dịch vụ Factoring mà không cần phải xin cấp phép của NHNN như trước. Điều này góp phần giảm bớt những thủ tục hành chính phức tạp khi phải xin giấy phép hoạt động, qua đó thu hút nhiều đơn vị tham gia cung ứng Factoring trên thị trường.

Ngoài ra, một số văn bản khác quy định về hoạt động Factoring trên những khía cạnh khác như:

- Công văn số 676/NHNN-CSTT do NHNN ban hành 26/5/2005 quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động bao thanh toán của TCTD.

- Công văn 1444/CV-KTTC2 do Vụ kế toán - tài chính ban hành ngày 21/9/2005 về việc hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ bao thanh toán tại các NHTM

- Văn bản gián tiếp điều chỉnh hoạt động Factoring như Quyết định 26/2006/QĐ- NHNN của Ngân hàng nhà nước về bảo lãnh ngân hàng.

3.3.1.2. Đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) là loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ trọng áp đảo về số lượng trong tổng số các doanh nghiệp ở Việt Nam. Theo thống kê của Bộ tài chính, đến tháng 7/2013, cả nước có khoảng 457.000 doanh nghiệp đang hoạt động thì có tới 97%

70

trong số đó là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bộ phần này sử dụng tới 50% lao động, đóng góp 47% GDP và khoảng 25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta, đặc biệt là các doanh

nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực xuất nhập khẩu luôn phải đối mặt đó là vấn đề về tài chính. Do khả năng chi phối thị trường xuất khẩu còn yếu nên để tăng khả năng cạnh tranh,

các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thường phải áp dụng các chính sách tín dụng thương

mại cho các nhà nhập khẩu nước ngoài thông qua các phương thức thanh toán trả chậm như

chuyển tiền, nhờ thu D/A,.. .Điều này khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cường tìm kiếm các nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình diễn ra một cách liên tục. Thêm vào đó, thị trường vốn ở Việt Nam hiện nay còn chưa

thực sự phát triển, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa đủ điều kiện để tham gia thị trường chứng khoán nên hầu hết các doanh nghiệp nhỏ đều dựa vào vốn của cá nhân các chủ doanh

nghiệp và nguồn vốn vay từ ngân hàng.

Khó khăn thứ hai mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam gặp phải đó là khả năng quản trị rủi ro thanh toán, nhất là đối với những doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và vừa, khi mà người mua của họ lại ở một quốc gia khác. Nếu không thu hồi được tiền hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí những doanh nghiệp

nhỏ còn có thể bị thua lỗ, phá sản. Do còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc theo dõi và quản lý các khoản nợ của người mua nên việc quản trị rủi ro thanh toán sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp này.

Trong bối cảnh hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta ngày càng được đẩy mạnh, những khó khăn trên của một số lượng rất lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tạo động lực

để các ngân hàng thương mại Việt Nam tích cực đẩy mạnh các hoạt động tài trợ thương mại, đặc biệt là nghiệp vụ Factoring, vừa tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho chính bản thân các ngân hàng.

3.3.1.3. Các thị trường và mặt hàng xuất nhập khẩu a. Thị trường xuất nhập khẩu

Nếu như năm 1986 Việt Nam mới chỉ có quan hệ trao đổi hàng hoá với với 43 quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu là các nước nằm trong khối Xã hội chủ nghĩa, thì đến năm 2013, con số này đã lên tới 240 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 50,2 tỷ USD chiếm 19%. Đây cũng là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta với kim ngạch nhập khẩu lên tới 36,9 tỷ USD, chiếm 27,9% tổng kim ngạch nhập khẩu. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là EU với kim ngạch xuất khẩu đạt

24,3 tỷ USD, chiếm 18,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, các nước Đức, Anh, Hà Lan, Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Áo và Bỉ là 8 quốc gia ở EU nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam. Hoa Kỳ là thị trường xuất siêu lớn nhất với giá trị xuất siêu khoảng 18,7 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 23,9 tỷ USD lớn thứ 2 sau EU và kim ngạch nhập khẩu đạt 5,2 tỷ USD chỉ chiếm 3 ,9% tổng kim ngạch nhập khẩu. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt

Nam còn tích cực trao đổi thương mại các đối tác lớn khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN...

Biểu đồ 3.6: Các thị trường XNK chủ yếu của Việt Nam năm 2013

Tỷ trọng kim ngạch XK Tỷ trọng kim ngạch NK (%) (%) Tỷ trọng kim ngạch XNK (%) ■Nhật Bản ■Hàn Quốc ■Hoa Kỳ ■EU ■ASEAN ■Khác ■Trung Quốc

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Các thị trường xuất nhập khẩu chủ lực kể trên của Việt Nam đều là những thị trường

truyền thống lâu năm, có tính ổn định cao cả về kinh tế và chính trị. Bên cạnh đó, mức độ tin tưởng giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam với các đối tác tại các thị trường

này ngày càng được nâng cao. Vì vậy, đây sẽ là những điều kiện rất thích hợp để các ngân hàng đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ Factoring cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam khi trao đổi thương mại với các thị trường này.

72

b. Mặt hàng xuất nhập khẩu

Biểu đồ 3.7: Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2013

Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu (%)

Gạo 2% Gỗ 4% Khác 31%

Phương tiện vận tải 4% Dệt may 14% Giày dép 6% Máy vi tính và sản phẩm điện tử 8% Máy móc, thiết bị, phụ tùng 5% Thuỷ sản 5% Dầu thô 5%

Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu (%)

Máy móc, thiết bị, phụ tùng 14% Khác 45% Sắt thép 5% Chất dẻo 4% Xăng dầu 5% Vải các loại 7% Máy vi tính, sản phẩm điện tử 14% Điện thoại 6%

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Trong những năm gần đây, nhóm mặt hàng công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị xuất nhập khẩu của cả nước. Năm 2013, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp Việt nam là điện thoại và linh kiện điện thoại (kim ngạch tăng 67,1% so với năm 2012 chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu), hàng dệt may (kim ngạch tăng 18,9% chiếm tỷ trọng 14%), máy vi tính và sản phẩm điện tử (kim ngạch tăng 35,3% chiếm tỷ trọng 8%), giày dép (chiếm 6%).. .Tỷ trọng các mặt hàng nông sản xuất khẩu như gạo, cà phê,.. .hay các mặt hàng khoáng sản nhiên liệu như xăng, dầu,.. .có xu hướng tăng chậm hoặc suy giảm. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2013, kim ngạch xuất khẩu

của nhóm hàng nông thuỷ sản đạt 19,8 tỷ USD, giảm 3,3% về tỷ trọng và giảm 5,5% về kim ngạch so với năm 2012.

Các mặt hàng nhập khẩu cũng chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp như máy móc, thiết bị và phụ tùng (kim ngạch tăng 16,5%, chiếm tỷ trọng 14%), máy vi tính và sản phẩm

điện tử (kim ngạch tăng 16,5%, chiếm 14% kim ngạch nhập khẩu), vải các loại (kim ngạch

tăng 19,3%, chiếm tỷ trọng 7%).

Đặc tính cơ bản của các mặt hàng công nghiệp như điện tủ, dệt may, giày dép,... là dễ bảo quản, không dễ bị biến chất, hư thối như các mặt hàng nông sản, đặc biệt là các mặt hàng tươi sống, do đó hạn chế rất nhiều tranh chấp có thể phát sinh giữa các bên mua bán. Khi cung cấp dịch vụ Factoring đối với các loại mặt hàng này, ngân hàng sẽ giảm thiểu được các rủi ro như người mua không chịu thanh toán, người bán không hoàn trả lại tiền ứng trước cho ngân hàng trong trường hợp Factoring có truy đòi,. Xu hướng gia tăng về cả về tỷ trọng cũng như kim ngạch của các mặt hàng này sẽ thu hút nhiều ngân hàng cung ứng dịch vụ Factoring hơn, nhất là những ngân hàng mới tham gia vào thị trường, còn lo ngại về những rủi ro do nghiệp vụ Factoring mang lại.

3.3.1.4. Lãi suất thị trường

Đầu năm 2010, các ngân hàng thương mại Việt Nam bắt đầu cuộc chạy đua lãi suất huy động khiến cho các mức lãi suất cho vay tăng cao, có thời điểm lên tới 19%/năm và tiếp tục tăng trong những tháng đầu của năm 2011 khi đạt mức trên 23%/năm. Lãi suất cho vay ở mức cao khiến cho chi phí sử dụng dịch vụ Factoring nội địa tăng cao, trong khi các doanh nghiệp trong nước cũng đang gặp khó khăn đã khiến cho doanh số Factoring nội địa trong giai đoạn này giảm mạnh tới 56%. Tuy nhiên, chính sách khuyến khích xuất khẩu của

Chính phủ với mức lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu năm 2010 là 9,6%/năm và năm 2011

là 11,4%/năm, thấp hơn nhiều so với các mức lãi suất cho vay ở các lĩnh vực khác, giúp cho chi phí sử dụng Factoring quốc tế vẫn ở mức hợp lý. Kết quả là doanh số Factoring quốc tế mặc dù chưa lớn nhưng có sự chuyển biến tích cực khi tăng tới 5 lần so với năm 2009 lên mức 25 triệu EUR.

Kể từ nửa cuối năm 2011 trở lại đây, NHNN liên tục có các chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và một trong những trọng tâm đó là giảm các mức lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng nhằm kích thích các hoạt động đầu tư, sản xuất và tiêu dùng. Bằng các công cụ như Nghiệp vụ thị trường mở, giới hạn tăng trưởng tín dụng, quy định trần lãi suất huy động,.. .NHNN đã định hướng cho các

74

mức lãi suất thị trường giảm dần từ năm 2011. Từ tháng 10/2011 đến tháng 3/2014, lãi suất

tái cấp vốn được điều chỉnh giảm từ 15%/năm xuống còn 6,5%/năm, lãi suất chiết khấu cũng giảm từ 13%/năm xuống còn 4,5%/năm khiến cho lãi suất bình quân liên ngân hàng cũng giảm từ mức 13 - 14% xuống còn 5,35%/năm. Cùng với đó, ngày 3/3/2011, NHNN ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN quy định trần lãi suất huy động VND kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 14%/năm, kỳ hạn dưới 1 tháng là 6%/năm. Từ tháng 9/2011 đến tháng 3/2014, NHNN đã 9 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động, theo đó, trần lãi suất huy động VND có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 6%/năm xuống còn 1%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng đến 6 tháng giảm từ 14%/năm xuống còn 6%/năm.

Biểu đồ 3.8: Diễn biến cặp lãi suất điều hành và lãi suất bình quân liên ngân hàng trong thời gian qua

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Cùng với việc giảm lãi suất huy động, NHNN cũng đã triển khai nhiều nhiều biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đặc biệt là quy định trần lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa

và doanh nghiệp công nghệ cao. Từ tháng 6/2012 đến tháng 3/2014, NHNN đã 6 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên này, từ 13%/năm xuống còn 8%/năm. Mặt bằng lãi suất cho vay đối với nên kinh tế nhìn chung đã giảm nhanh từ 18,2%/năm trong năm 2011 xuống còn 15,4% năm 2012 và 10% trong năm 2013.

Trong thời gian tới, NHNN vẫn sẽ tiếp tục duy trì ổn định lãi suất đầu vào cũng như

lãi suất đầu ra ở mức thấp. Do đó, “mức giá” của sản phẩm Factoring, đặc biệt là Factoring

75

quốc tế, mà ngân hàng cung cấp sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho thị trường Factoring Việt Nam sôi động hơn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Điều kiện phát triển nghiệp vụ factoring trong tài trợ thương mại tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 764 (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(148 trang)
w