năm gần đây
2.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc a. về mô hình và cơ cấu tổ chức
“Ở Trung Quốc, các ngân hàng chiếm thị phần lớn nhất so với các công ty Factoring
độc lập bởi hệ thống tài chính Trung Quốc đòi hỏi các ngân hàng phải kiểm soát phần lớn các kênh và nguồn lực tài chính”2. Hiệp hội Factoring Trung Quốc FAC (Factoring Association of China) được thành lập năm 2009 dưới sự điều hành của Hiệp hội ngân hàng Trung Quốc (Banking Association of China). Tất cả các ngân hàng lớn đều là thành viên của FAC và hầu hết các ngân hàng này đều là các thành viên của Hiệp hội Factoring quốc tế FCI. Hiệp hội Factoring Trung Quốc có 23 thành viên thì có tới 22 là thành viên của FCI như Bank of China, China Contruction Bank, China Minsheng Bank, China Development Bank, Agriculture Bank of China.. .Trong khi đó, các công ty Factoring độc lập hay còn được gọi là các công ty Factoring phi ngân hàng (Non-banking Factoring companies) chỉ chiếm thị phần rất nhỏ, khoảng 1,7% tổng doanh số Factoring của Trung Quốc, đáng chú ý nhất là Forune International Factoring Co.Ltd và JFR International Factoring Ltd. Một trong
những trở ngại lớn nhất đối với các sự phát triển của các công ty Factoring độc lập là vấn đề
pháp lý. Theo ông Vivian, Giám đốc điều hành của công ty JFR thì có 4 trở ngại pháp lý cho
các công ty Factoring độc lập:
“1. Ở Trung Quốc chưa có quy định pháp lý cho phép các công ty Factoring độc lập
ở Trung Quốc cấp vốn tài trợ cho các doanh nghiệp.
2. Chỉ có quy định cho phép các công ty Factoring độc lập được cung cấp dịch
vụ
thu nợ. Đây là điểm rất bất lợi so với các ngân hàng và tổ chức tài chính khác.
37
giải quyết vấn đề này, các nhà Factor phải tốn rất nhiều thời gian và rất bất tiện trong quá
trình hoạt động”3.
So với các công ty Factoring độc lập, các ngân hàng có ưu thế về vốn, mạng lưới chi
nhánh rộng, uy tín cao hơn nên bước đầu triển khai cung cấp Factoring sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, từ năm 2006 trở về trước, hầu hết các ngân hàng Trung Quốc vẫn chưa có được một sự chuyên môn hoá về cơ cấu tổ chức trong quá trình thực hiện nghiệp vụ Factoring nên chưa tận dụng được hết những ưu thế của mình. Việc thiếu một bộ phận chuyên trách về Factoring khiến các ngân hàng lớn của Trung Quốc dường như không thể đi sâu tiếp cận được với các khách hàng mới, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà chủ yếu cung cấp dịch vụ này cho các khách hàng lớn và quen thuộc. Do đó, mặc dù có nhiều lợi thế nhưng đa số các ngân hàng thương mại Trung Quốc vẫn chưa khai thác hết được tiềm năng của thị trường. Doanh số Factoring của Trung Quốc trong những năm 2003 - 2005 tăng trưởng không ổn định và có dấu hiệu chững lại. Chính vì thế, các ngân hàng Trung Quốc bắt đầu tiến hành cơ cấu lại tổ chức, thành lập phòng ban độc lập về nghiệp vụ
Factoring. Đi đầu là ngân hàng tư nhân lớn nhất Trung Quốc, China Minsheng Bank, ngân hàng này đã xây dựng một phòng ban với đội ngũ nhân viên và hệ thống thông tin chuyên về mảng Factoring nhằm dễ dàng hơn trong việc đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, tiếp cận với các khách hàng mới, các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ cũng như giảm thiểu được những quy trình, thủ tục phức tạp trong quá trình tác nghiệp. Theo các chuyên của ngân hàng Bank of China, trong những năm tới, thị trường Factoring Trung Quốc sẽ dần xây dựng theo mô hình các ngân hàng mẹ sẽ đứng ra cấp vốn cho các công ty Factoring của mình, sau đó các công ty này sẽ tiến hành tài trợ trực tiếp đến các doanh nghiệp. Với mô hình này, sự chuyên môn hoá sẽ được nâng cao hơn nữa, vừa tận dụng được nguồn vốn của
các ngân hàng, vừa khai thác hiệu quả các đối tượng khách hàng vừa và nhỏ.
b. Mở rộng đối tượng khách hàng
Kể từ khi gia nhập WTO năm 2001, giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng rất nhanh qua các năm. Chỉ sau đó 5 năm, đến năm 2006, giá trị xuất khẩu đã đạt 968 tỷ USD, 3en.jrfactor.com
Biểu đồ 2.8: Giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2001 — 2013 Đơn vị: tỷ USD 4500 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 Giá trị XK Giá trị NK Tổng kim ngạch XNK 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 267 326 438 593 761 968 1220 1430 1202 1578 1898 2049 2210 243 295 413 561 660 791 955 1133 1006 1395 1743 1818 1950 510 621 851 1154 1421 1759 2175 2563 2208 2973 3641 3867 4160 (Nguồn: www.customs.gov.cn)
Ở Trung Quốc, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) chiếm một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nước này. Năm 2006, các doanh nghiệp SMEs đóng góp tới 62,5% giá trị xuất khẩu của Trung Quốc, khoảng 60% GDP và gần 99% số lượng các doanh nghiệp. Đặc điểm cơ bản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là có năng lực tài chính còn thấp, việc huy động vốn trên thị trường tài chính như phát hành trái phiếu, cổ phiếu là rất khó khăn. Các điều kiện cho vay của các ngân hàng cũng rất khắt khe đối với các doanh nghiệp SMEs vì còn e ngại về mức độ rủi ro của các doanh nghiệp này. Theo thống kê sơ bộ, các khoản vay từ ngân hàng của SMEs chỉ chiếm 8% tổng giá trị các khoản cho vay của
ngân hàng. Khó khăn về tài chính của các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và vừa Trung Quốc còn lớn hơn rất nhiều khi các nhà nhập khẩu EU, Mỹ và Nhật Bản ngày càng đòi hỏi các điều kiện thanh toán trả chậm. Nhu cầu tài trợ từ phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu đã tạo nên một thị trường Factoring đầy tiềm năng của Trung Quốc.
Nắm bắt được nhu cầu này, từ năm 2007, các nhà Factor Trung Quốc, trong đó phần
lớn là các ngân hàng, đã bắt đầu chú ý đẩy mạnh việc cung ứng dịch vụ Factoring cho đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp SMEs bên cạnh các khách hàng lớn và truyền thống
39
các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã góp phần đưa thị trường Factoring ở quốc gia đông dân nhất thế giới có được những bước tiến lớn trong nhưng năm qua:
Biểu đồ 2.9: Doanh số Factoring quốc tế của Trung Quốc giai đoạn 2007 — 2013 Đơn vị: Triệu EUR
90.000 80.000 70.000 60.000 50.000 40.000 30.000 20.000 10.000 0
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh số Factoring quốc tế
(Nguồn: www.factor-chain.com)
Trong 5 năm 2009 - 2013, không chỉ Factoring nội địa mà Factoring quốc tế của Trung Quốc đều có sự tăng trưởng vượt bậc. Doanh số Factoring quốc tế năm 2013 đạt trên
82 tỷ EUR, lớn gấp 5,5 lần doanh số Factoring quốc tế của năm 2009. Ke từ năm 2011 đến nay, Trung Quốc đã vươn lên trở thành quốc gia có doanh số Factoring nội địa và doanh số Factoring quốc tế lớn nhất thế giới.
c. Đa dạng hoá sản phẩm
Trong quá trình mở rộng đối tượng khách hàng, các ngân hàng ở Trung quốc đại lục
đã giới thiệu nhiều sản phẩm Factoring mới, phức tạp hơn như Back-to-back Factoring, Maturity Factoring, Export Credit Insurance Factoring, RMB cross-border bactoring.đè đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng cũng như nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm Factoring so với các phương thức tài trợ truyền thống khác.
RMB cross-boder Factoring là loại sản phẩm Factoring được hình thành từ nhu cầu thanh toán trong thương mại quốc tế bằng đồng Nhân dân tệ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Trung Quốc. Đối với nhà xuất khẩu, trong khi các chi phí sản xuất được tính bằng Nhân dân tệ, thì các khoản tiền thu về khi bán hàng lại được tính bằng USD, EUR,.... Ngược lại, đối với nhà nhập khẩu, các khoản tiền thu về bằng đồng Nhân dân tệ còn khoản
cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải đối mặt với rủi ro tỷ giá, do đó phải tính cả chi phí dự phòng cho rủi ro này vào giá hàng hoá, khiến cho giá cả hàng hoá khó có được ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Khi sử dụng sản phẩm RMB cross-boder Factoring, nhà xuất
khẩu Trung Quốc sẽ được nhà Factor xuất khẩu thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ, còn nhà
nhập khẩu Trung Quốc chỉ phải thanh toán bằng Nhân dân tệ cho nhà Factor nhập khẩu, sau đó nhà Factor nhập khẩu thanh toán cho nhà Factor xuất khẩu theo đồng tiền quy định. Rủi ro tỷ giá khi đó được chuyển từ doanh nghiệp sang nhà Factor, doanh nghiệp sẽ không phải bận tâm về việc quản trị rủi ro này cũng như hạch toán chi phí dự phòng vào giá thành
của hàng hoá, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Dù mới ra đời từ năm 2011 nhưng RMB cross-border Factoring đang được rất nhiều các ngân hàng Trung Quốc cung cấp. Phòng nghiên cứu toàn cầu của HSBC ước tính -đến 2015
sẽ có khoảng 2.000 tỷ USD, tương đương 1/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc được thanh toán bằng Nhân dân tệ. Đây sẽ là một điều kiện rất thuận lợi cho sự phát
triển sản phẩm này trên thị trường Factoring Trung Quốc”4.
Back-to-back Factoring (Factoring giáp lưng) cũng là một loại sản phẩm mới được cung cấp trên thị trường Factoring Trung Quốc được sử dụng khi nhà xuất khẩu bán hàng hoá cho nhà nhập khẩu thông qua đại lý trung gian. Một số ngân hàng Trung Quốc đã bắt đầu giới thiệu Back-to-back Factoring, trong đó có một số ngân hàng lớn như Ngân hàng Công thương ICBC, Bank of China, China Minsheng Bank...
Việc đa dạng hoá nhiều loại sản phẩm không chỉ đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp mà còn góp phần nâng cao uy tín và hình ảnh của các nhà Factor Trung Quốc trên thị trường Factoring, tạo hiệu ứng tích cực trong quá trình cạnh tranh với các sản phẩm tài trợ thương mại truyền thống khác.
2.2.1.2. Kinh nghiệm của Mexico về phát triển Factoring ngược
Ở thị trường các nước đang phát triển, Factoring nhìn chung chưa mang lại nhiều lợi
41
phát triển một mô hình Factoring mới gọi là nghiệp vụ Factoring ngược (Reverse Factoring).
Factoring ngược là một hình thức tài trợ vốn cho chuỗi cung ứng, giúp khắc phục vấn đề bất cân xứng thông tin giữa ngân hàng và nhà cung ứng (người bán), trong đó người
mua và nhà cung cấp của họ cùng thương lượng với ngân hàng để tối ưu hoá luồng vốn phát sinh từ quan hệ thương mại, bằng cách ngân hàng chỉ mua lại những khoản phải thu của những tập đoàn mua hàng có mức xếp hạng tín dụng cao.
Factoring ngược sử dụng mức độ tín nhiệm của người mua là những tập đoàn lớn, có uy tín, năng lực tài chính mạnh thay cho những nhà cung cấp nhỏ của họ, nên còn được xem là một hình thức hoán đổi tín dụng. Rủi ro tín dụng trong Factoring ngược chính bằng rủi ro thanh toán của người mua lớn, hoàn toàn không phụ thuộc vào những nhà cung cấp nhỏ có rủi ro cao và năng lực tài chính yếu kém. Factoring ngược chỉ được thực hiện khi có xác nhận của người mua về những khoản phải thu của người bán, là cam kết không huỷ ngang của họ về nghĩa vụ thanh toán khi đáo hạn nên còn được gọi là Factoring có xác nhận
(Confirming Factoring). và Factoring ngược
Người mua 1 Người mua 2 Người mua n Factoring ngược: Nhà cung cấp n Nhà cung cấp 1
Nhà cung cấp 2 Ngân hàng Người mua
Factoring ngược là Factoring miễn truy đòi vì đã có được sự đảm bảo khả năng thanh toán từ người mua có uy tín. Do đó, Factoring ngược rất phù hợp với mô hình chuỗi cung ứng của một số tập đoàn lớn và nhiều nhà cung cấp nhỏ ở các nước có hệ thống thông tin
giao hàng.
Người mua đăng tải
lên website của
NAFIN, thanh toán
trong 30 ngày
42
tín dụng kém. Ngoài ra, điểm khác biệt cơ bản giữa Factoring ngược và Factoring truyền thống là bên khởi đầu quá trình: Trong Factoring ngược, ngay từ đầu người mua đã tham gia vào hợp đồng Factoring, trong Factoring truyền thống hợp đồng Factoring chỉ là hợp đồng giữa người bán và ngân hàng.
Năm 2001, ngân hàng NAFIN (Mexico) đã giới thiệu chương trình “Cadenas Productivas”, đây là một trong những mô hình Factoring ngược tiêu biểu nhất ở các nước đang phát triển, được nhiều quốc gia tại Mỹ Latinh và Châu Á tham khảo để xây dựng mô hình cho nước mình. Chương trình “Cadenas Productivas” mang đầy đủ những đặc trưng của Factoring ngược và có những điểm nổi bật như:
- Có tới hơn 98% giao dịch của ngân hàng NAFIN hoạt động trên nền tảng điện tử nhằm giảm thời gian và chi phí. Các giao dịch online được thực hiện nhanh chóng trong vòng chưa đến 3 giờ đồng hồ.
- Tất cả các giao dịch Factoring ngược đề được thực hiện dưới hình thức miễn truy đòi.
- NAFIN tạo ra một cơ chế mở “Multi-bank” không chỉ cho phép tất cả các ngân hàng, kể cả các ngân hàng ở địa phương có thể tham gia vào chương trình thông qua internet
mà còn thu hút nhiều định chế tài chính khác tham gia cạnh tranh. Cơ chế cạnh tranh này đã giúp cho các nhà cung cấp là các doanh nghiệp SMEs có được chi phí vốn thấp nhất và nhà cung cấp dịch vụ Factoring tốt nhất cho mình.
- Ngân hàng NAFIN sẽ chịu những chi phí liên quan đến việc cung cấp dịch vụ Factoring điện tử cũng như tất cả các công việc pháp lý, chuyển giao hoá đơn chứng từ, xác
nhận lên các chứng từ đó. Do đó, các ngân hàng tham gia với NAFIN chỉ tính lãi suất vào trong giao dịch Factoring của mình. Ngân hàng sẽ phải thanh toán lệ phí tham gia và phí dịch vụ online cho NAFIN hàng năm để bù đắp chi phí mà NAFIN phải chịu trong việc đứng gia vận hành mô hình này.
Factoring ngược của NAFIN không yêu cầu bất kỳ tài sản thế chấp hay ký quỹ. Khi nhà cung cấp giao hàng cùng hoá đơn chứng từ cho người mua, người mua sẽ đăng tải chúng
lên website của NAFIN, trang này sẽ xác nhận chứng từ đó trong tình trạng “sẵn sàng chuyển
nhượng” và giá trị khoản phải thu cần Factoring. Sau đó, nhà cung cấp sẽ truy cập vào 43
lãi suất huy động ngân hàng cộng thêm 0,7%, tuy nhiên do cơ chế báo giá cạnh tranh giữa các ngân hàng tham gia nên thông thường chỉ cộng thêm 0,4%, thấp hơn nhiều so với lãi suất
cho vay ở Mexico. Nếu quyết định thực hiện Factoring khoản phải thu đó, ngân hàng tham gia sẽ nhấp chọn vào ô “Factoring” ở phía dưới. Giá trị của khoản phải thu trừ đi phần chiết
khấu sẽ được chuyển ngay vào tài khoản của nhà cung cấp. Khi hoá đơn đến hạn thanh toán
từ 30 - 90 ngày, người mua sẽ thực hiện thanh toán cho ngân hàng.
Chương trình “Cadanas Productivas” ngoài sản phẩm chính là Factoring ngược, còn
được tích hợp một số dịch vụ tài chính khá đa dạng. Năm 2004, NAFIN đã giới thiệu sản phẩm “tài trợ theo hợp đồng mua hàng”. Đây là sự kết hợp giữa Factoring ngược với hình thức cấp tín dụng trước khi giao hàng, cho phép nhà cung cấp có một khoản tiền để mua nguyên vật liệu thực hiện đơn hàng của mình.
Người cung cấp nhận đơn hàng từ người mua
Người cung cấp nhận số tiền cấp tín dụng của NAFIN tương ứng
Người mua thanh toán toàn bộ giá trị hóa đơn cho NAFIN
Nhà cung cấp và người mua ký hợp đồng với NAFIN về hạn mức tín dụng trước khi giao hàng
Nếu đồng ý Factoring khoản phải thu đó, NAFIN trừ số tiền Factoring với hạn mức tín dụng (đã bao gồm mức lãi suất tín dụng thỏa thuận). Nhà cung cấp nhận số tiền còn lại trừ đi lãi
suất chiết khấu (trung bình bằng lãi suất huy động cộng thêm 0,7%)
(Nguồn: Klapper, 2006, The Role of Reverse Factoring in Supplier Financing of Small
and Medium Sized Enterprises)
Đầu tiên, nhà cung cấp phải ký hợp đồng với NAFIN, trong đó có những điều khoản
- NAFIN sẽ cung cấp một hạn mức tín dụng trước khi giao hàng lên đến 50% giá