CÁC NHTM VIỆT NAM
3.2.1. Dự báo về nhu cầu sử dụng Factoring ở Việt Nam 3.2.1.1. Tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp
Hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2013 đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Mặc dù chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến cho tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2009 giảm 8,9% so với năm 2008 xuống còn 57,1 tỷ USD, nhưng ngay sau đó, giá trị xuất nhập khẩu lại tiếp tục tăng trở lại như giai đoạn 2005 - 2008 trước đó. Năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 264,27 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2012 và gấp 3,8 lần so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng bình
quân hàng năm trong giai đoạn 2005 - 2013 lên tới 18,1%. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt đạt 132,14 tỷ USD và 132,13 tỷ USD, tăng tương ứng 15,3% và 16,1% so với năm 2012. Đặc biệt, trong hai năm 2012 và 2013, Việt Nam đã xuất siêu trở lại sau gần 20 năm kể từ năm 1993. Mặc dù giá trị xuất siêu không nhiều, chỉ vào khoảng 780 triệu USD năm 2012 và 10 triệu USD năm 2013, nhưng đây là những tín hiệu tích cực trong chính sách khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam.
66
Biểu đồ 3.5: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005 — 2013
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Trước sự tăng trưởng tăng trưởng và mở rộng quy mô hoạt động xuất nhập khẩu của
nước ta như hiện nay, nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp là rất lớn. Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp thì sự trợ giúp của các NHTM là đặc biệt quan trọng. Điều đó đòi hỏi các ngân hàng nhanh chóng phát triển các phương thức tài trợ mới như Factoring để đáp ứng nhu cầu về vốn sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
3.2.1.2. Xu hướng dịch chuyển của các phương thức thanh toán quốc tế
Trong những năm gần đây, cơ cấu các phương thức thanh toán sử dụng trong thanh toán quốc tế có nhiều sự thay đổi. Đối với hàng xuất, phương thức chuyển tiền là phương thức chiếm tỷ trọng rất cao khoảng 80%, trong khi đó, L/C chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số thanh toán của các NHTM. Đặc biệt, đối với một số mặt hàng dệt may, da giầy của Việt Nam xuất vào thị trường EU thì phương thức chuyển tiền chiếm tới gần 100%. Điều này được lý giải là do hàng hoá của nước ta xuất khẩu vào các thị trường các nước phát triển, nhà nhập khẩu có ưu thế rất lớn trên bàn đàm phán, doanh nghiệp Việt Nam phải sẵn sàng chấp nhận những yêu cầu của đối tác hoặc chủ động chuyển sang sử dụng phương thức chuyển tiền với người mua nhằm tăng tính hấp dẫn và cạnh tranh. Đối với hàng nhập, trước đây, phương thức L/C chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, L/C nhưng đang có xu hướng giảm xuống, thay thế dần bởi các phương thức chuyển tiền. Sự dịch chuyển này là do các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam dần khẳng định được vị thế của mình đối với các đối
tác nước ngoài. Trong xu hướng dịch chuyển dịch chuyển như vậy, các NHTM cần gia tăng
các tiện ích đi kèm trong thanh toán quốc tế, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng là vừa xuất hàng thanh toán bằng chuyển tiền trả sau, vừa có được nguồn tiền mặt nhanh chóng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Và Factoring chính là một trong những nghiệp
vụ đáp ứng hoàn hảo các nhu cầu đó.