Thị phần củacác ngân hàng

Một phần của tài liệu Điều kiện phát triển nghiệp vụ factoring trong tài trợ thương mại tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 764 (Trang 77)

về Factoring quốc tế, trong giai đoạn 2005 - 2008, Vietcombank và ACB là hai

ngân hàng dẫn đầu trên thị trường Factoring quốc tế tại Việt Nam, khi chiếm tới hơn 98% thị phần. Từ năm 2009 - 2011, ACB không phát sinh doanh số nên Vietcombank trở thành ngân hàng chiếm thị phần gần như tuyệt đối trong hoạt động Factoring quốc tế. Đến năm 2012, sau khi gia nhập Hiệp hội Factoring quốc tế FCI, Vietinbank bắt đầu triển khai cung cấp dịch vụ Factoring quốc tế. Với việc đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực thanh toán quốc tế và

tài trợ thương mại,Vietinbank trở thành ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam đưa vào hoạt động “Trung tâm xử lý tập trung nghiệp vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại” theo đúng chuẩn mực quốc tế. Chỉ một năm sau đó, Vietinbank đã trở thành ngân hàng

có doanh số Factoring quốc tế lớn thứ hai sau Vietcombank, hai ngân hàng này chiếm tới gần 2/3 thị phần. Doanh số Factoring xuất khẩu của Vietinbank đã có sự tiến bộ vượt bậc khi đạt mức 14 triệu USD, cao nhất trong số các ngân hàng Việt Nam là thành viên của FCI. Một số ngân hàng thương mại khác như Techcombank, Sacombank, ACB, VIB, Eximbank,.. .và nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài như HSBC, Citibank,... cũng đang tích cực gia tăng thị phần của mình, đưa thị trường Factoring quốc tế ở Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn trong hai năm trở lại đây.

về Factoring nội địa, Các ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank,

Sacombank, Tecombank, ACB chiếm khoảng 75% thị phần. Trong đó, Vietcombank vẫn là ngân hàng chiếm thị phần lớn nhất với gần 40% vào năm 2013. So với thị trường Factoring quốc tế, thị trường Factoring nội địa có phần cạnh tranh hơn giữa các ngân hàng. Ngoài các ngân hàng lớn kể trên còn có sự tham gia của nhiều ngân hàng nhỏ, trong đó đáng chú ý nhất là VIB. Doanh số Factoring nội địa của ngân hàng này không hề thua kém các ngân hàng lớn khi luôn chiếm khoảng 10 - 12% thị phần trong 5 năm qua. Để đạt được kết quả này, VIB đã không ngừng tăng cường các công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm cho

khách hàng. Đặc biệt, chương trình ưu đãi lớn “Bao thanh toán, mùa vàng bội thu 2010” của VIB, trong đó giảm tới 50% phí dịch vụ đã thu hút rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những thành công của VIB trên thị trường Factoring nội địa đã và đang tạo ra những hiệu ứng tích cực, là động lực cho nhiều ngân hàng nhỏ khác tham gia thị trường.

Một phần của tài liệu Điều kiện phát triển nghiệp vụ factoring trong tài trợ thương mại tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 764 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(148 trang)
w