17
doanh số, số lượng đại lý Factoring, sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ, khả năng quản trị rủi ro trong nghiệp vụ Factoring.
1.4.1.1. Doanh số Factoring
Doanh số Factoring là tổng giá trị hợp đồng Factoring trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất và phản ánh rõ nét nhất quy mô hoạt động Factoring. Càng nhiều doanh nghiệp sử dụng Factoring, giá trị hợp đồng càng lớn thì doanh số Factoring đạt được sẽ càng lớn. Tốc độ tăng trưởng doanh số Factoring thể hiện phần trăm tăng lên của doanh số Factoring năm nay so với năm
trước. Ngoài việc đạt được doanh số lớn thì tốc độ tăng trưởng doanh số nhanh và ổn định cũng là yếu tố đánh giá sự phát triển bền vững của nghiệp vụ Factoring.
1.4.1.2. Số lượng nhà Factor
Số lượng nhà Factor tham gia càng nhiều thì càng chứng tỏ sự sôi động và khả năng
sinh lời hẫp dẫn từ nghiệp vụ Factoring. Khi thị trường Factoring phát triển, số lượng nhà Factor sẽ càng lớn, mức độ cạnh tranh càng cao khiến các nhà Factor đưa ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, mức phí hấp dẫn hơn cho khách hàng.
1.4.1.3. Sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ
Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, dịch vụ Factoring được các nhà Factor dần hoàn thiện và bổ sung những chức năng mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Ở thời kỳ đầu, Factoring quốc tế chỉ dừng lại ở việc theo dõi và thu nợ các khoản phải thu. Khi các nhà Factor có tiềm lực tài chính lớn, họ cung cấp thêm chức năng bảo đảm rủi ro thanh toán của nhà nhập khẩu. Sau đó, khi hoạt động xuất nhập phát triển mạnh, nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp tăng lên, nhà Factor bắt đầu thực hiện tài trợ ứng trước cho nhà xuất khẩu rồi chức năng quản lý sổ sách kế toán bán hàng, tư vấn, cung cấp các thông tin về người mua, thị trường.. .cho nhà xuất khẩu. Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng mà nhà Factor sẽ cung cấp các gói sản phẩm, dịch vụ thích hợp, từ đơn
lẻ cho đến trọn gói. Việc đa dạng hoá các loại hình sản phẩm dịch vụ giúp nhà Factor thu hút thêm khách hàng, tăng thêm thu nhập và phân tán bớt rủi ro, thể hiện sự phát triển của nghiệp vụ Factoring.
1.4.1.4. Khả năng quản trị rủi ro trong nghiệp vụ Factoring
Rủi ro và lợi nhuận là cặp phạm trù luôn đi đôi với nhau. Bất kỳ một hoạt động sinh
lời nào của ngân hàng, trong đó có nghiệp vụ Factoring, đều chứa đựng những rủi ro nhất định. Các loại rủi ro trong hoạt động Factoring rất đa dạng như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro bảo lãnh, rủi ro pháp lý.. .Các rủi ro này không chỉ là những nguy cơ gây tổn thất về thu nhập, lợi nhuận mà còn ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín của ngân
hàng. Thị trường Factoring càng phát triển thì các rủi ro đi kèm cũng ngày càng đa dạng và
phức tạp hơn, đòi hỏi các nhà Factor phải có khả năng quản trị rủi ro tốt hơn. Ngược lại, khả năng quản trị rủi ro tốt cũng là một yếu tố thể hiện sự phát triển của nghiệp vụ Factoring
về mặt định tính.