Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ NH điện tử tại NH TMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 768 (Trang 38 - 48)

• Tên: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

• Tên viết tắt: VPBank

• Trụ sở chính: 89 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

• Website: www.vpbank.com.vn

• Vốn điều lệ: 15.706 tỷ VNĐ

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12/08/1993. Sau gần 25 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 219 điểm giao dịch với đội ngũ gần 24.000 cán bộ nhân viên. Đặc biệt, năm 2017 là một cột mốc có tính lịch sử của ngân hàng khi gần 1,5 tỷ cổ phiếu chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE, thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

VPBank đang từng bước khẳng định uy tín là một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Năm 2017 đã khép lại hành trình 5 năm (2012 - 2017) của VPBank với những dấu ấn nổi bật về quy mô và lợi nhuận. Cùng với đó, với những nỗ lực không ngừng, chất lượng dịch vụ, uy tín và sức cạnh tranh nổi bật của VPBank được khẳng định qua nhiều giải thưởng uy tín. Riêng trong năm 2017, VPBank đã liên tiếp nhận được 20 giải thưởng trong nước và quốc tế như “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017” do Asia Money trao, The Asian Banker cùng lúc trao ba danh hiệu cho VPBank là “Giải pháp Ngân hàng số tốt nhất Việt Nam”, “Ngân hàng cung cấp sản phẩm vay tín chấp ưu việt nhất Việt Nam” và “Sản phẩm vay tín chấp tốt nhất khu vực Châu Á”. Những giải thưởng quốc tế này một lần nữa khẳng định định hướng phát triển đúng đắn của Ngân hàng trong thời gian qua. Trong thời gian tới, VPBank sẽ tập trung đổi mới

28

sản phẩm, dịch vụ nhằm đem đến những lợi ích vượt trội cho khách hàng và đặc biệt nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm hướng tới một ngân hàng chuẩn quốc tế.

2.1.2. Ket quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng giai đoạn năm 2015 đến năm 2017

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn.

Trong những năm gần đây, mặc dù cuộc đua huy động vốn giữa các NHTM rất khốc liệt, các ngân hàng liên tục đa dạng hóa nguồn huy động với các sản phẩm huy động phong phú và mức lãi suất hấp dẫn nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế, lượng vốn huy động của VPBank trong giai đoạn 2015 - 2017 liên tiếp tăng mạnh. Nguồn huy động của VPBank rất dồi dào từ đối tượng khách hàng phong phú bao gồm: cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế.

Bảng 2.1. Huy động vốn của VPBank giai đoạn 2015 - 2017

Tiền gửi của khách hàng 130,271 123,788 133,55 1 Phát hành GTCG 21,860 48,651 66,10 5 Các khoản nợ khác 5,256 7,635 11,11 5 Tổng huy động vốn 179,972 210,014 243,99 7

(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank các năm 2015, 2016, 2017)

Trong giai đoạn 2015 - 2017, tốc độ tăng trưởng bình quân của hoạt động huy động vốn ở mức độ khá cao (16%). Trong đó nổi bật là Phát hành GTCG đạt 48,651 tỷ VNĐ năm 2016, tăng trưởng 122.56% so với năm 2015. Đặc biệt, trong năm 2016, Ngân hàng đã phát hành thêm hơn 21,175 tỷ VNĐ GTCG kỳ hạn từ 1-5 năm. Đây là nguồn vốn ổn định, dài hạn để tài trợ cho tăng trưởng tài sản trung dài hạn. Năm 2017,

Phát hành GTCG đạt 66,105 tỷ VNĐ, tăng trưởng hơn 17,454 tỷ VNĐ tương ứng tăng 35.88% so với năm trước. Cùng với sự tăng trưởng ấn tượng của Phát hành GTCG, Các khoản nợ NHNN Việt Nam cũng giảm dần qua các năm. Quy mô Các khoản nợ NHNN Việt Nam đạt 26 tỷ VNĐ, giảm gần 185 lần so với năm 2015.

Giai đoạn này cũng ghi nhận sự dịch chuyển lớn của cơ cấu huy động vốn theo hướng đa dạng và bền vững hơn, huy động từ tiền gửi truyền thống dịch chuyển sang huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá. Tỷ lệ Tiền gửi của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất (> 50% tổng vốn huy động) mặc dù giảm dần qua các năm. Cùng với đó, tỷ trọng đóng góp của Phát hành GTCG xếp ở vị trí thứ 2 và tăng đều qua các năm từ 12.15% năm 2015 lên 27.09% năm 2017. Huy động từ Phát hành giấy tờ có giá giúp cho nguồn dài hạn được củng cố, hỗ trợ tăng trưởng tài sản dài hạn cũng như các tỷ lệ an toàn trong cơ cấu cho vay - huy động. Thêm vào đó, nguồn vốn cũng được bổ sung từ các tổ chức quốc tế với quy mô hơn 11,100 tỷ VNĐ, gấp 2.9 lần so với năm 2016 (3,800 tỷ VNĐ), góp phần đa dạng hóa nguồn huy động của ngân hàng

2.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn

Hoạt động tín dụng

Cũng giống như các ngân hàng khác trong hệ thống các NHTM Việt Nam, hoạt động tín dụng là hoạt động chiếm vai trò quan trọng nhất tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Các chính sách tín dụng được VPBank điều chỉnh kịp thời và hợp lý, phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước cũng như nhu cầu quản trị của Ngân hàng. Dư nợ cho vay khách hàng đến cuối năm 2017 đạt 182,667 tỷ đồng, tăng gần 38 tỷ đồng tương ứng 26.26% so với cuối năm 2016. Trong đó, dư nợ trung hạn đạt 80,232 tỷ đồng chiếm 44% tổng dư nợ và tăng 34.63% so với năm 2016. Cho vay trung hạn năm 2016 đạt 49.185 tỷ đồng tương ứng tăng 77.18% so với năm 2015, trước khi giảm nhẹ xuống còn 44.342 tỷ đồng năm 2017. Năm 2017 cũng chứng kiến sự tăng

thiết kế các sản phẩm tín dụng ngắn hạn thay vì cho vay dài hạn như những năm trước. Sự dịch chuyển cơ cấu kỳ hạn nợ giúp nguồn vốn của VPBank ổn định hơn, giảm thiểu rủi ro và hạn chế tối đa nợ xấu

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn của VPBank giai đoạn 2015 - 2017 Đơn vị: Tỷ đồng 200,000 180,000 160,000 140,000 120,000 100,000 80,000 60,000 40,000 20,000 0

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

■Nợ dài hạn

■Nợ trung hạn

■Nợ ngắn hạn

(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank các năm 2015, 2016, 2017)

Phân tích cơ cấu dư nợ theo nhóm khách hàng, ta thấy rằng tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân tăng dần qua các năm từ 53.28% năm 2015 lên 64.26% năm 2017. Điều này là phù hợp với chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và tín dụng tiểu thương của VPBank. VPBank đang tập trung khai thác và đưa ra các chương trình, sản phẩm hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân, phát triển mạnh dịch vụ cho vay tiêu dùng cá nhân như: chương trình cho vay mua nhà, mua ô tô, cho vay khởi nghiệp, các chương trình tài trợ theo ngành, theo đối tượng cụ thể (Cán bộ nhân viên bệnh viện, Giáo viên,...). Ngân hàng VPBank đã chuyển giao mảng cho vay tiêu dùng sang công ty con FE Credit, điều mà không ngân hàng nào thực hiện. Công ty này đã đóng góp một nửa lợi nhuận cho ngân hàng trong 3 năm qua. Với việc tập trung vào các thị

trường bán lẻ và các sản phẩm tín chấp, VPBank chú trọng triển khai hệ thống quản trị rủi ro và thu hồi nợ. VPBank là một trong số ít những ngân hàng chủ động tiếp cận các kỹ thuật tiên tiến, trong đó phải kể đến việc khai thác dữ liệu lớn (big data) hiệu quả, góp phần quản trị danh mục, tăng cường bán chéo và nâng cao hiệu quả thu nợ sớm. Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng của VPBank giai đoạn

2015 - 2017

(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank các năm 2015, 2016, 2017) Hoạt động đầu tư

Trong giai đoạn 2015 - 2017, hoạt động đầu tư cũng được ngân hàng VPBank chú trọng bởi đầu tư chứng khoán giúp ngân hàng thu được lãi cũng như đảm bảo khả năng thanh khoản.

Tính đến cuối năm 2015, danh mục đầu tư chứng khoán đạt 50,518 tỷ đồng. Năm 2016, hoạt động đầu tư được đa dạng hóa với việc đẩy mạnh các sản phẩm phái sinh lãi suất và hàng hóa, trên cơ sở tận dụng các cơ hội của thị trường để gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng song song với việc kiểm soát và quản lý rủi ro thanh khoản. Tổng danh mục chứng khoán cuối năm 2016 đạt 59,023 tỷ đồng, tăng 8,505 tỷ đồng,

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng tài sản 193,87 6 1 228,77 2 277,75 Vốn chủ sở hữu 13,389 17,178 29,69 6 Huy động khách hàng + Phát hành GTCG 152.13 1 172.43 8 199.65 5

chức tín dụng phát hành được Chính phủ bảo lãnh. Năm 2017, danh mục đầu tư chứng khoán đạt 55,945 tỷ đồng, giảm 3,078 tỷ đồng so với năm 2014. Trong đó Trái phiếu Chính phủ và Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh có số dư gần 31,378 tỷ đồng, chiếm 56% trong tổng danh mục chứng khoán.

2.1.2.3. Hoạt động khác

Hoạt động dịch vụ

Hoạt động dịch vụ với nhiều loại hình đa dạng cũng là một mảng kinh doanh mang lại thu nhập ổn định, an toàn và đáng kể đối với VPBank. Trong 3 năm vừa qua, VPBank đã tập trung gia tăng nguồn thu từ các dịch vụ bán lẻ, sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử, hoạt động thanh toán quốc tế. Số lượng giao dịch các dịch vụ thanh toán thẻ, nộp thuế điện tử, thanh toán hóa đơn điện nước,... thông qua e-banking đã gia tăng đáng kể.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ đạt 853 tỷ đồng năm 2016, giảm 32 tỷ đồng so với năm 2015, trước khi tăng trưởng vượt bậc và đạt mức 1,462 tỷ đồng vào năm 2017, tương ứng tăng 71%. Đóng góp tích cực vào kết quả này là mảng kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm đã mang lại mức doanh thu lên tới 2,206 tỷ đồng (tăng 46% so với năm 2016) và được kỳ vọng sẽ tiếp tục gia tăng trong các năm tới khi VPBank và Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam đã chính thức công bố việc ký kết thỏa thuận hợp tác.

Mặc dù thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh là tín hiệu tốt song tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ trên tổng thu nhập thuần vẫn còn khiêm tốn (chiếm gần 6% vào năm 2017). Khó khăn trong việc đẩy mạnh doanh thu từ dịch vụ chủ yếu đến từ hai yếu tố: hạ tầng công nghệ và thói quen sử dụng dịch vụ của khách hàng. Để giải quyết phần nào rào cản này, VPBank đã đưa mục tiêu củng cố vị trí dẫn đầu trong chiến lược bán lẻ và ngân hàng số là một trong những mục tiêu của chiến lược 5 năm cho giai đoạn 2018 - 2022.

33 2.1.2.4. Kết quả kinh doanh

Trong giai đoạn 2015 - 2017, kết quả kinh doanh của VPBank đạt mức tăng trưởng ấn tượng với nhiều chỉ số đạt mức tốt, phản ánh rõ hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ cũng như tốc độ phát triển bền vững.

Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VPBank tăng đều qua các năm, đặc biệt là cuối năm 2017, đạt 8,130 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng gần 65% so với năm 2016 (4,929 tỷ đồng), cao nhất từ trước đến nay. Mức lợi nhuận này đã vượt mục tiêu 1,330 tỷ đồng, tương ứng 20% theo phê duyệt của Đại hội đồng cổ đông và đưa mức tăng trưởng kép hàng năm của giai đoạn 5 năm (2012 - 2017) lên mức 54%. Để giải thích cho sự tăng trưởng liên tục và vượt trội của lợi nhuận trước thuế có thể kể đến những bước tăng trưởng ấn tượng về Huy động khách hàng + Phát hành giấy tờ có giá (tăng đều qua các năm), đạt mức 199,655 tỷ đồng năm 2017, tăng 16% so với năm 2016 và Dư nợ tín dụng (tăng trưởng 24%). Cùng với đó, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của VPBank cũng tăng đều qua các năm, đặc biệt là với sự kiện niêm yết 1,5 tỷ cổ phiếu trên sàn chứng khoán HOSE và phát hành cổ phiếu riêng lẻ vào cuối quý III năm 2017, vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của VPBank đã tăng lần lượt lên mức 15,706 tỷ đồng và 29,696 tỷ đồng.

Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của VPBank giai đoạn 2015 - 2017

Dư nợ cấp tín dụng 126.94

3 6 158.69 3 196.67

(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank các năm 2015, 2016, 2017)

Các chỉ số hiệu quả và an toàn (ROA, ROE, CAR)

Chất lượng tăng trưởng của VPBank còn được đo lường qua các chỉ tiêu khả năng sinh lời trên tài sản (ROA) và khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).

Biểu đồ 2.3: Nhóm chỉ tiêu hiệu quả và an toàn trong hoạt động kinh doanh của VPBank giai đoạn 2015 - 2017

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

CAR ROE ROA

(Nguồn:Báo cáo thường niên VPBank các năm 2015, 2016, 2017)

Nhìn chung, hai chỉ tiêu ROA và ROE của VPBank đều tăng dần qua các năm. Năm 2016, khả năng sinh lời trên tài sản (ROA) đạt 1.86%, tăng 0.52% so với năm 2015. Ket thúc năm tài chính 2017, nhờ có sự tăng trưởng nổi bật của lợi nhuận trước thuế, chỉ số ROA tăng ấn tượng lên 2.54%, tương ứng tăng 0.68% so với năm 2016. Cùng với đó, hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) chứng kiến sự trưởng đáng kể từ 21% năm 2015 lên 26% năm 2016. Tuy nhiên, do sự tăng mạnh của vốn chủ sở hữu trong năm 2017, tốc độ tăng trưởng của hệ số ROE đã chững lại nhưng vẫn đạt được mức 27.50%, tăng 1.50% so với năm trước. Năm 2017, hai chỉ số ROA và ROE của VPBank chỉ xếp sau Techcombank trong toàn hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ NH điện tử tại NH TMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 768 (Trang 38 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w