Nam
1.3.2.1. Thực trạng ứng dụng Fintech vào các sản phẩm dịch vụ tại các ngân hàng ở Việt Nam
Trong những năm qua, NHNN chủ động trong việc tiếp cận vấn đề và đối thoại với các doanh nghiệp trong lĩnh vực Fintech, tạo điều kiện cho việc gia nhập thị trường. Hoạt động liên quan đến Fintech tại các ngân hàng Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn đầu, chưa đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, phần lớn là hoạt động thanh toán. Một trong những nguyên nhân là số lượng người sử dụng các dịch vụ ngân hàng chưa cao, chủ yếu là rút tiền từ tài khoản và ngân hàng vẫn chiếm phần lớn thị phần các dịch vụ tài chính. Bên cạnh đó, hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa các chủ thể bao gồm cơ quan quản lý, các định chế tài chính, công ty Fintech và các doanh nghiệp khởi nghiệp, quỹ đầu tư, hạ tầng tài chính, viễn thông,...Hoạt động kết nối để cung ứng sản phẩm dịch vụ cho người tiêu dùng chủ yếu là hợp tác giữa công ty Fintech và ngân hàng. Tuy nhiên, sự hợp tác này vẫn còn có hạn chế, mới chỉ đơn thuần là cung cấp các dịch vụ thanh toán giản đơn, chưa cung cấp các dịch vụ nâng cao khác cũng như tiếp nhận, phản hồi, chia sẻ thông tin về khách hàng.
Đối với các ngân hàng, ngoài các yếu tố cung cầu và giai đoạn phát triển hiện nay còn tương đối sớm của các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech thì còn phảo kể đến sự chưa sẵn sàng hợp tác của các tổ chức tài chính, các ngân hàng truyền thống. Bởi tâm lý e ngại hoặc nhận thức chưa được đầy đủ của các ngân hàng, tổ chức tài chính về sự cần thiết phải hợp tác chặt chẽ với các công ty Fintech thân thiện để mở rộng thị trường. Phải kể đến, ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank) đã chính thức hợp tác với Startup Fintech để cho phép người dùng thực hiện giao dịch ngay trong
với ALIPAy. Do phát triển được trên nền tảng hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông không cần mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp như một số ngân hàng khác, nên các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech đang thu hút được khối lượng khách hàng đa dạng, không chỉ là các khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính truyền thống, mà đặc biệt là các khách hàng còn gặp hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính .
Có nhiều ngân hàng trẻ, hiện nay đều áp dụng xu hướng Fintech vào các sản phẩm, dịch vụ và dẫn đầu xu hướng phải kể đến TPBank.
Tóm lại, mặc dù đã đạt được một vài thành tựu, Fintech tại Việt Nam còn một số điểm cần quan tâm như:
Một là, khung khổ pháp lý chưa đầy đủ và đồng bộ cho ngân hàng phát triển về Fintech.
Hai là, số lượng ít các công ty và ngân hàng tham gia vào Fintech: Các công ty Fintech tại Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn đầu và số lượng tham gia còn khá ít so với các nước trên thế giới, cần được phát triển để đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tới.
Ba là, chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa các chủ thể bao gồm cơ quan quản lý, các định chế tài chính, công ty Fintech và các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động Fintech.
1.3.2.2. Bài học cho Việt Nam
• Duy trì kết hợp giữa Fintech và ngân hàng truyền thống
Fintech đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ phát triển và đổi mới dịch vụ của các ngân hàng truyền thống, kết hợp các dịch vụ ngân hàng truyền thống với các công cụ công nghệ mới. Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của Fintech đối với hoạt động ngân hàng truyền thống là tăng tính hiệu quả và giảm chi phí. Fintech có thể cho phép giao tiếp tức thời giữa các chi nhánh, phòng ban và nhân viên, và có thể làm giảm thời gian xử lý những giao dịch như cho vay, mở tài khoản và các công việc hàng ngày khác.
Khi Fintech tiếp tục phát triển khả năng phân tích của mình, các ngân hàng sẽ có thể xác định trải nghiệm của từng khách hàng theo hoàn cảnh cụ thể, thậm chí trước khi khách hàng nhận ra họ cần một dịch vụ cụ thể. Sự kết hợp giữa Fintech và ngân
hàng truyền thống mang lại một mạng lưới khách hàng, nguồn nhân lực có nhiều kinh nghiệm, hạ tầng công nghệ thông tin và thanh toán được đầu tư lớn... Do vậy sự kết hợp đó rất có lợi, tạo ra sức mạnh cho thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh và góp phần phát triển kinh tế.
• Có thời gian thử nghiệm cho các giải pháp Fintech
Từ kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy, những giải pháp Fintech nên được thử nghiệm trong một thời gian nhất định để chứng minh rằng giải pháp Fintech thực sự sáng tạo với tiềm năng cải thiện khả năng tiếp cận trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các định chế tài chính. Điều này sẽ giúp NHNN xác định chính xác hơn tính hữu ích, chức năng của giải pháp Fintech để thực hiện các bước cần thiết để giải quyết các vấn đề đó. Sau khi hoàn thành giai đoạn thử nghiệm, NHNN sẽ xem xét liệu có cho phép tổ chức giới thiệu giải pháp Fintech trên thị trường với quy mô lớn hay không.
• Xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh, kết nối với các chủ thể có liên quan đến xây dựng khung pháp lý
Đảm bảo tính bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng là một yếu cầu quan trọng, đặc biệt là trong các hoạt động về tài chính. Bởi xây dựng một đạo luật nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng là cần thiết. Đạo luật này sẽ đặt ra tiêu chuẩn về việc thu thập, sử dụng và tiết lộ thông tin cá nhân nhằm mục đích cân bằng giữa quyền bảo mật thông tin của các cá nhân và nhu cầu sử dụng thông tin của các tổ chức.
Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng cho sự phát triển của Fintech. Tuy nhiên hệ sinh thái Fintech vẫn chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các chủ thể ( bao gồm cơ quan quản lý, các định chế tài chính, công ty Fintech và các doanh nghiệp khởi nghiệp, quỹ đầu tư...). Chính vì vậy sự kết nối giữa các chủ thể rất quan trọng trong hoạt động Fintech, để hiểu rõ hơn về cơ cấu hoạt động của nó, vai trò của nó trong nền kinh tế để xây dựng nên một khung pháp lý phù hợp.
• Tuân thủ các chính sách, chương trình mà nhà nước đề ra
Fintech hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thanh toán, tiền tệ, cho vay, ngân hàng, tổ chức tài chính, bởi vậy NHNN cũng như chính phủ có vai trò lớn trong quản lý và thúc đẩy phát triển của Fintech.
Tại Việt Nam, về chính sách phát triển Fintech, đến nay Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình, đề án liên quan đến Fintech như:
- Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020 (Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014)
- Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016)
- Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế (Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 05/9/ 2016)
- Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 ( Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/ 2016 )
- Đề án ứng dụng khoa học và công nghệ trong quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 754/QĐ-TTg
ngày 31/5/2017)
- Thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính (Quyết định số 328/QĐ- NHNN ngày 16/3/ 2017)
- Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo (Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/8/2017)
Theo Thời báo Ngân hàng (2017), trong những năm qua, NHNN chủ động trong việc tiếp cận vấn đề liên quan đến doanh nghiệp trong lĩnh vực Fintech, tạo điều kiện cho việc gia nhập thị trường.
Đến nay, sau khi thiết lập các chính sách tương đối rõ ràng, NHNN đã cấp phép hoạt động chính thức cho các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian và lĩnh vực Fintech là lĩnh vực đầy tiềm năng tại Việt Nam xét theo quy mô dân số và lợi thế so sánh về nguồn công nghệ thông tin. Tuy nhiên, hoạt động của các công ty Fintech tại Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn đầu, chưa đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, phần lớn là hoạt động thanh toán. Chính vì vậy, vẫn còn có những điểm quan tâm như: khung khổ pháp lý chưa đầy đủ và đồng bộ cho Fintech phát triển; số lượng ít các công ty tham gia vào Fintech; chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa các chủ thể bao gồm cơ quan quản lý, các định chế tài chính, công ty Fintech và các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động Fintech. Với xu hướng phát triển Fintech, việc sớm khắc phục những điểm cần quan tâm nêu trên càng có ý nghĩa thiết thực bằng các đề xuất và giải pháp cụ thể nhằm thúc
đẩy phát triển Fintech tại Việt Nam trong thời gian tới. Việc hoàn thiện đầy đủ, đồng bộ cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển hoạt động ngân hàng dựa vào Fintech là một điều thực sự quan trọng, bao gồm:
Thứ nhất, quy định cho phép các Ngân hàng dựa vào Fintech tham gia thử nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính ngân hàng trong một thời gian nhất định truớc khi đuợc cấp phép chính thức, nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng hội đủ các điều kiện, chứng minh đuợc khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ Fintech tiện ích và hiệu quả; đồng thời, đảm bảo có đủ vốn, hệ điều hành và nhân sự để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ này.
Thứ hai, quy định đầy đủ về sản phẩm và dịch vụ, thiết lập các tiêu chuẩn của danh mục sản phẩm và dịch vụ, bao gồm các hoạt động nguời đi vay và nguời cho vay giao dịch trực tiếp với nhau; các dự án cần huy động vốn để nhà đầu tu lựa chọn góp vốn vào dự án; các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nuớc trực tuyến cho doanh nghiệp và cá nhân; kết nối trực tiếp trong hoạt động đầu tu, bảo hiểm, tu vấn tài chính, giao dịch bất động sản; phân tích dữ liệu, chấm điểm tín dụng.
Thứ ba, chính sách thu hút khách hàng. Việc thu hút khách hàng thông qua đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ và hỗ trợ tích cực cho phổ cập tài chính và kiến thức về Fintech giúp khách hàng nhận biết những lợi ích từ ứng dụng công nghệ mà Fintech đem lại, hiệu quả sử dụng sản phẩm.
Cuối cùng, đào tạo nguồn nhân lực. Cần có quy định và khuyến khích các ngân hàng tổ chức đào tạo nhân lực tiếp cận với công nghệ. Thông qua chuơng trình đạo tạo, nguồn nhân lực phải có cái nhìn tổng quan về Finech với ngân hàng, về công nghệ, về quản lí công nghệ, về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, và về thực hành.
Như vậy, nước ta cũng hoàn toàn có thể dựa vào những kinh nghiệm của các quốc gia đã phát triển trước, những thành công và sai lầm của họ nên được chú ý nghiên cứu. Các doanh nghiệp nước ta nên học tập các cách thưc khuyến khích phát triển các công nghệ này và tạo động lực tham gia cho dân chúng. Ngoài ra, hệ thống các chính sách và pháp lý cũng cần được chính phủ quan tâm ưu đãi góp phần tạo con đường dễ dàng cho các doanh nghiệp phát triển.