Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ tài chính (fintech) vào các sản phẩm dịch vụ tại NHTMCP tiên phong khoá luận tốt nghiệp 776 (Trang 84 - 87)

I PHÍ QUẢN LÝ DỊCH VỤ Phí đăng ký Miến phí

3. Thẻ ATM Có thể rút ở các cây ATM nội địa

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

- Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý

Chính phủ cần phải hỗ trợ các ngân hàng trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ có ứng dụng Fintech từ việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, hành lang pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, thể hiện sự tôn trọng tính độc lập đồng thời cũng phát huy đuợc thế mạnh của từng ngân hàng. Chỉ có một hệ thống đồng bộ thì việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ đó mới đi vào nền nếp, có định huớng.

Có thể nói rằng đến thời điểm hiện nay, nhiều ngân hàng đã hội tụ đủ điều kiện hạ tầng kỹ thuật để cung cấp cho khách hàng các giao dịch hiện đại có tính công nghệ cao, các tiện ích nhu: mobile banking, internet banking,... đã đuợc triển khai đến khách hàng nhung cơ sở pháp lý vẫn còn thiếu.

về chính sách phát triển Fintech, đến nay Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình, đề án liên quan đến phát triển Fintech; trong đó, tập trung vào hoàn thiện, tạo lập khung khổ hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi để phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ; xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng, các mô hình kinh doanh, hệ thống thanh toán điện tử; xây dựng cổng thông tin khởi nghiệp; hỗ trợ kinh phí, đào tạo,... Bên cạnh, việc thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thể hiện chính sách tập trung cho các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ sinh thái, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho Fintech ở việt Nam phát triển

Khung khổ pháp lý quản lý của Việt Nam về cơ bản mới chỉ đáp ứng được một phần cho lĩnh vực công nghệ tài chính trong thanh toán, khung khổ pháp lý chưa hoàn thiện và đồng bộ cho các lĩnh vực tài chính khác.

Như vậy, để việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech trước hết cần hoàn thiện đầy đủ, đồng bộ cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển hoạt động Fintech bao gồm:

Thứ nhất, xây dựng đầy đủ và đồng bộ các quy định về Fintech: Thiết lập các quy tắc và quy định cho hệ sinh thái Fintech. Quy định đầy đủ về sản phẩm và dịch vụ, thiết lập các tiêu chuẩn của danh mục sản phẩm và dịch vụ để ngân hàng hoạt động một cách tối ưu, minh bạch.

Thứ hai, thiết lập chính sách, bao gồm thiết lập các mục tiêu kinh tế và các chính sách tổng thể cho hệ sinh thái Fintech: Hình thành mục tiêu kinh tế và các chính sách phát triển kinh tế tổng thể, theo ngành và địa phương, tạo định hướng cho hoạt động Fintech cung ứng sản phẩm, dịch vụ phù hợp. Bên cạnh đó, có các chính sách miễn, giảm thuế; chính sách hỗ trợ tiếp cận các nguồn tài trợ, tổ chức sự kiện miễn phí; hỗ trợ việc xây dựng và phát triển mạng lưới kết nối với chuyên gia, nhà đầu tư trong nước và quốc tế; hỗ trợ trong đào tạo nhân lực và cố vấn kỹ thuật, xây dựng môi trường thân thiện và ổn định cho các bên tham gia vào hoạt động Fintech ngày càng phát triển.

Thứ ba, hình thành các trung tâm và Hiệp hội Fintech: Bên cạnh hoạt động của Ban Chỉ đạo về lĩnh vực Fintech, cần hình thành các trung tâm Fintech tại các khu vực, thành phố lớn với vai trò là trung tâm nâng cao nhận thức, nuôi dưỡng, trực tiếp hỗ trợ các điều kiện chuyên môn, kỹ thuật và hướng dẫn chính sách cho sự phát triển của

Fintech. Đồng thời, thành lập Hiệp hội Fintech là tiếng nói của cộng đồng Fintech, tạo liên kết giữa các tổ chức, cá nhân tham gia với các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách.

• Hỗ trợ các ngân hàng nâng cao năng lực tài chính

Nhà nước cần đẩy nhanh hơn nữa quá trình cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước, tiến hành đổi mới cơ chế đại diện chủ sở hữu tại các NHTM nhà nước từng bước tách quyền quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà nước cần hỗ trợ các ngân hàng trong việc áp dụng các công cụ và phương pháp quản trị ngân hàng có ứng dụng Fintech để có thể quản lý tốt được hoạt động của chính các ngân hàng đó.

• Tăng cường hợp tác và gia tăng đầu tư, phát triển công nghệ thông tin, thương mại điện tử, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng

Fintech.

Nhà nước cần đầu tư hỗ trợ vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, truyền thông, quảng bá hoạt động Fintech cùng với tạo sự kết nối trong đầu tư, khai thác và hợp tác chặt chẽ giữa các công ty công nghệ, viễn thông, các công ty Fintech, ngân hàng, tổ chức tài chính, tổ chức và cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ Fintech. Bên cạnh, tiếp tục thực hiện liên kết với các tổ chức khoa học và công nghệ, viện nghiên cứu, trường đại học trong nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ sẽ hỗ trợ, tư vấn đầu tư, lựa chọn công nghệ đầu tư, phần mềm ứng dụng có hiệu quả cho doanh nghiệp. Đầu tư của doanh nghiệp và các tổ chức tài chính sẽ lựa chọn công nghệ và phần mềm ứng dụng Fintech theo hướng sẽ gia tăng sử dụng trí thông minh nhân tạo để có những ứng dụng tạo ra các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng, nhiều tiện ích, thay thế cho các sản phẩm, dịch vụ tài chính truyền thống. Đầu tư của doanh nghiệp hướng vào công nghệ về dữ liệu lớn, mạng ngang hàng, nhận diện kỹ thuật số, ML, UX, NLP, công nghệ Blockchain, Robotics,...sẽ trở thành một nền tảng cơ sở hạ tầng quan trọng cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ có ứng dụng Fintech trong thời gian tới.

Hiện nay, trong thời cơ phát triển vượt bậc của nền công nghiệp cách mạng khoa học 4.0, chính phủ đang có các chính sách khuyến khích các dự án Startup (khởi

công nghệ thông tin. Đây là cơ hội để trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và ngân hàng có ứng dụng Fintech nói riêng chuyển mình, tập trung phát triển hơn nữa công nghệ thông tin, tiếp tục triển khai dự án hiện đại hóa ngân hàng, ưu tiên bố trí ngân sách cho các dự án công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ tài chính (fintech) vào các sản phẩm dịch vụ tại NHTMCP tiên phong khoá luận tốt nghiệp 776 (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w