I PHÍ QUẢN LÝ DỊCH VỤ Phí đăng ký Miến phí
3. Thẻ ATM Có thể rút ở các cây ATM nội địa
2.3. Đánh giá sự phát triển ứng dụng Fintech trong các sản phẩm dịch vụ tạ
2.3.1. Thành tựu
Trong chiến lược phát triển các dịch vụ ngân hàng, TPBank đã thực hiện đa năng và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là phát triển các sản phẩm dịch vụ có ứng dụng công nghệ tài chính. Trong những năm gần đây, TPBank đã nỗ lực không ngừng để đưa ra các sản phẩm mới có tính ứng dụng cao cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, điều này đã góp phần gia tăng doanh thu từ dịch vụ có ứng dụng Fintech nói riêng và các sản phẩm dịch vụ nói chung. Mặc dù có nhiều khó khăn và hạn chế trong quá trình triển khai song phát triển dịch vụ có ứng dụng Fintech đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, cụ thể:
• Dịch vụ ngân hàng có ứng dụng Fintech được triển khai và phát triển với nhiều tính năng:
- Cải tiến được tốc độ xử lý của mPOS và mPOS plus
Với version mới này, đã khắc phục được thao tác chậm trong việc thanh toán của khách hàng. Sự thay đổi này đã mang lại được ấn tượng cho người sử dụng. Điều đó được thể hiện ở báo cáo từ phòng phát triển sản phẩm khi số lượng khách hàng sử dụng mPOS tăng cao trong năm 2017, trước đó lượng khách vẫn tăng tuy nhiên chỉ tăng nhẹ. Năm 2017, lượng khách hàng đã tăng cao hơn so với năm 2016, hứa hẹn lượng khách hàng tăng lên nhiều trong năm 2018.
- Dịch vụ Ebank và Etoken
TPBank ra mắt bộ đôi phiên bản mới eBank v8.0 và eToken. Bản version này chú trọng vào các trải nghiệm công nghệ mới mà đặc biệt được tăng cường tính năng bảo mật cao cấp trong thanh toán trực tuyến, giải quyết được cơ bản các vấn đề về lỗi bảo mật, nghiệp vụ quy trình. Thông qua bộ đôi sản phẩm này TPBank đã giúp người sử dụng thêm tin tưởng và yêu thích các dịch vụ ngân hàng có ứng dụng Fintech, góp phần thúc đẩy nền thương mại điện tử của Việt Nam.
Theo kết quả khảo sát thực tế cho thấy, sự ra mắt của eToken rất được yêu thích, trong các phương thức xác thực thì eToken là phương thức được sử dụng nhiều nhất. Đồng thời số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ của eBank cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (theo báo cáo phòng phát triển sản phẩm). Điều đó cho thấy sức mạnh từ bộ đôi này là không hề nhỏ, đây là các sản phẩm có ứng dụng Fintech được ngân hàng kỳ vọng cao.
- Livebank
Là một sản phẩm mới được ra mắt gần cuối năm 2016, đến năm 2017 tuy vẫn còn mới mẻ, lượng khách hàng sử dụng không cao như những sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech khác nhưng Livebank vẫn cho thấy được sức hút riêng. Livebank là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam. Sự tiện lợi, dễ sử dụng cũng như rất nhiều tính năng, Livebank đã chinh phục được người sử dụng. Livebank tích hợp rất nhiều tính năng, từ: mở tài khoản, rút tiền, chuyển tiền, gửi tiền... Livebank trong năm 2018 hứa sẽ là một điểm sáng trong các sản phẩm dịch vụ có ứng dụng Fintech, nó sẽ mang lại cho ngân hàng một lượng khách hàng lớn cũng như doanh thu cao.
- Ra mắt sản phẩm mới Quickpay
Có lợi thế về thanh toán thông qua mã QRcode, vừa đơn giản vừa tiện lợi lại rất nhanh chóng. Quickpay đang được TPBank triển khai và phát triển mạnh trong năm 2018. Mặc dù ra mắt trong năm 2017, nhưng theo kết quả khảo sát thực tế số lượng người sử dụng dịch vụ thanh toán và chuyển tiền là cao nhất trong các tiện ích của TPBank. Mà Quickpay ra đời, nhằm thực hiện các nhiệm vụ đó. Do đó, Quickpay sẽ là sản phẩm có ứng dụng Fintech bùng nổ trong năm 2018.
- Tăng trưởng nhanh về số lượng khách hàng, số lượng dịch vụ và doanh thu dịch vụ
Dịch vụ ngân hàng có ứng dụng Fintech của TPBank thu hút được nhiều khách hàng tham gia sử dụng và trải nghiệm. Số lượng khách hàng đã tăng qua các năm ở các loại hình dịch vụ. Đặc biệt tăng nhanh nhất ở sản phẩm LiveBank. Mặc dù là sản phẩm mới, tuy nhiên sức ảnh hưởng của nó đến người tiêu dùng là không hề nhỏ. Số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ của Livebank trong năm 2017 tăng gấp 3,5 lần so với năm 2016. Doanh thu năm 2017 mà LiveBank mang lại cũng tăng mạnh, tăng 44.367 tỷ đồng, tức tăng 2,89 lần doanh thu năm 2016 (Theo báo cáo phòng phát triển sản phẩm TPBank).
Thông qua dịch vụ có ứng dụng Fintech, TPBank đã đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ làm tăng khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, do đó giữ chân được các khách hàng hiện tại và thu hút được nhiều khách hàng mới mở tài khoản, giao dịch tại ngân hàng, đẩy mạnh việc bán chéo sản phẩm.
Với loại hình dịch vụ có ứng dụng Fintech này, khách hàng có thể giao dịch mọi nơi mà không cần đến giao dịch tại các chi nhánh ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng có thể giảm bớt nhân lực ở các quầy, giảm bớt sai sót thao tác và sử dụng nhân sự hiệu quả hơn. Điều này đã góp phần giảm đi nhiều chi phí khác có liên quan.
- Các loại phí dịch vụ ở TPBank được đánh giá là một trong những phí thấp nhất trên thị trường ngân hàng (Theo kết quả khảo sát cũng như sự so sánh với một
số ngân
hàng thương mại Việt Nam khác).
TPBank đã xây dựng được hệ thống biểu phí logic, hợp lý, phù hợp với các mục tiêu đặt ra của mình. Với mức phí có thể cạnh tranh được trên thị trường, đây cũng là một trong những yếu tố được khách hàng lựa chọn để đến với các gói sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Mức phí càng thấp, càng thu hút được các khách hàng mới.
- Loại hình dịch vụ có ứng dụng Fintech đã góp phần nâng cao hình ảnh của TPBank, đây cũng là một phương tiện để quảng bá hình ảnh của TPBank rất hiệu quả.
Thông qua các sản phẩm có ứng dụng Fintech của TPBank, người sử dụng đã tiếp cận được với những công nghệ mới, tiếp cận được những loại hình dịch vụ hiện đại. Từ các loại hình dịch vụ đó, khách hàng sẽ cảm nhận được thương hiệu cũng như uy tín từ TPBank. Khi có được sự cảm tình từ những người sử dụng thì họ sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân họ sử dụng. Từ đó mở rộng được thị phần của TPBank. Hình thức quảng cáo gián tiếp này cũng là một cách tiếp cận nguồn khách hàng mới rất hiệu quả.
- Dịch vụ có ứng dụng Fintech nhận được các giải thưởng uy tín từ các tổ chức Trong giai đoạn 2015 - 2017, TPBank đã nỗ lực không ngừng để thực hiện được mục tiêu là ngân hàng số tốt nhất Việt Nam. Với mục tiêu đó, TPBank đã nỗ lực không ngừng nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm mới, hiện đại nhất. Từ những thành công và nỗ lực đó, TPBank đã được trao các giải thương danh giá như: Ngân hàng số tốt nhất và ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam, ngân hàng số sáng tạo nhất Việt Nam...
2.3.2. Hạn chế
Song song với những kết quả đạt được rất ấn tượng của TPBank, thì dịch vụ có ứng dụng Fintech của ngân hàng còn tồn tại một số hạn chế và tiềm ẩn rủi ro cần được
- Đối tượng khách hàng sử dụng và sự hiểu biết về sản phẩm dịch vụ có ứng dụng Fintech còn hạn chế.
Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ này chủ yếu đến từ những người trẻ tuổi
(Theo khảo sát thực tế, những người sử dụng dịch vụ, sản phẩm ứng dụng Fintech chủ yếu dưới 35 tuổi và đặc biệt sử dụng nhiều nhất là ở độ tuổi 25-35). Không thể phủ nhận một trong những nguyên nhân từ trình độ dân trí và khả năng công nghệ của mỗi khách hàng, nhưng điều này cũng cho thấy cần có những cách thức truyền thông hiệu quả hơn để sản phẩm có thể tiếp cận được nhiều độ tuổi khách hàng hơn.
- Dịch vụ có ứng dụng Fintech vẫn chưa đáp ứng được hoàn toàn, mới chỉ có sự gia tăng về mặt số lượng, sự chuyển biến về chất lượng vẫn còn chậm chạp.
Mạng lưới máy ATM và POS phát triển chưa đồng bộ, mới tập trung ở các thành phố đô thị. Hiện nay, mặc dù đã mở rộng thêm các đơn vị chấp nhận thẻ ở các lĩnh vực mới nhưng nhìn chung, các đơn vị chấp nhận thẻ của TPBank vẫn tập trung ở một số loại hình cơ bản như: nhà hàng, khách sạn, các đại lí bán vé máy bay, các điểm du lịch... nên dẫn đến tình trạng một đơn vị chấp nhận thẻ có nhiều POS kéo theo tỷ lệ sử dụng POS không cao, gây lãng phí nguồn lực đầu tư cho cả TPBank và toàn hệ thống. Đó cũng chính là một trong những nhược điểm hạn chế mà TPBank cần khắc phục trong thời gian tới. Theo báo cáo phòng phát triển sản phẩm TPBank, mặc dù số lượng khách hàng sử dụng các loại hình dịch vụ tăng nhưng tăng ít, cho thấy ít sự cải tiến hơn về mặt chất lượng. Chỉ với những sản phẩm mới thì lượng khách hàng mới tăng cao như: với sản phẩm mới LiveBank, lượng khách hàng tăng cao hơn 442.430 người so với năm 2016.
Bên cạnh đó, chất lượng hoạt động của hệ thống cơ sở hạ tầng chung và công nghệ thông tin của toàn ngân hàng và viễn thông phục vụ thanh toán thẻ chưa đáp ứng được nhu cầu gia tăng về hoạt động thanh toán trong nền kinh tế, thiếu một hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, thống nhất, tiềm ẩn nguy cơ an ninh, bảo mật, sự kết hợp giữa nhà cung cấp dịch vụ với các ngân hàng gặp trở ngại do sự khác biệt về hệ thống quản lý, cơ sở dữ liệu...
- Sự mất cân bằng giữa thu nhập và chi phí
Ngân hàng phải bỏ ra nhiều chi phí để đầu tư ban đầu cho hệ thống công nghệ thông tin, máy móc, thiết bị, đào tạo nhân viên... Tuy nhiên, những khoản thu từ dịch
vụ Ngân hàng có ứng dụng Fintech dù tăng nhưng vẫn chưa tương xứng với nguồn vốn đầu tư, chưa đủ để bù đắp những chi phí bỏ ra. Ngân hàng có thể sẽ gặp khó khăn trong việc tái đầu tư, phát triển các dịch vụ ngân hàng có ứng dụng Fintech nếu như không cải thiện được nguồn chi phí bù đắp đó.
- Các vấn đề khiếu nại, tra soát chưa được linh hoạt
Các vấn đề tra soát, khiếu nại vẫn tập trung ở hội sở chính, do đó việc tra soát khiếu nại với các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech mất thời gian hơn vì phải qua kiểm soát tại hội sở chính. Chính sách khách hàng chưa được linh hoạt, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của những khách hàng khó tính nhất.
- Kỹ năng quản trị rủi ro trong hoạt động các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech chưa được hoàn thiện
Các vấn đề về vốn, công nghệ, an toàn và bảo mật, phòng ngừa rủi ro vẫn chưa hoàn thiện. Hệ thống bảo mật tuy được cải thiện thông qua version mới của TPBank là eToken, tuy nhiên nếu như hệ thống này bị các siêu hacker xâm nhập thì sản phẩm này vẫn chưa chống đỡ lại được. Hệ thống công nghệ và phòng ngừa rủi ro cũng chưa cao, vẫn còn xảy ra những sơ suất không đáng có tại các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng TPBank cung cấp. Ví dụ trên thực tế, việc chuyển tiền thông qua các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng Fintech của TPBank như eBank nhiều lúc bị lỗi hệ thống. Khách hàng không thể chuyển tiền hoặc thanh toán các hóa đơn.