Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTMCP hàng hải việt nam chi nhánh đống đa khóa luận tốt nghiệp 101 (Trang 66 - 67)

6. Kết cấu của khóa luận

3.2.6. Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, để phát triển bền vững thì ngoài việc tăng truởng các chỉ tiêu, ngân hàng còn cần hạn chế tối đa những rủi ro, đặc biệt là RRTD. Hoạt động quản trị RRTD thuờng khó kiểm soát, gây ra những thiệt hại về doanh thu và nguồn vốn của ngân hàng. Nếu hoạt động này diễn ra tốt sẽ đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng nhu tăng lợi nhuận, giảm chi phí, tăng tỷ lệ an toàn mỗi đồng vốn đem đi đầu tu, từ đó tạo dựng thuơng hiệu tốt và tăng đuợc tính cạnh tranh trong ngành.

Một số biện pháp đuợc đua ra nhằm nâng cao chất luợng quản trị RRTD nhu sau:

Thứ nhất, tăng cuờng quản lý, giám sát truớc và sau giải ngân, nâng cao trình

độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên ngân hàng. Đây là biện pháp mang tính lâu dài nhung thiết yếu để tăng hiệu quả hoạt động cho cả ngân hàng.

Thứ hai, đầu tu cơ sở hạ tầng đánh giá hiệu quả những rủi ro trong khoản vay

dựa trên các số liệu hiện tại. Hệ thống này không chỉ báo cáo rủi ro mà còn đánh giá mức độ rủi ro, khả năng tổn thất và sự ảnh huởng mà rủi ro đem lại cho ngân hàng.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ nhằm tìm kiếm những bất ổn,

thiếu sót trong hoạt động để kịp thời thay đổi

Thứ tư, tuân thủ các quy định, khuyến cáo của ủy ban Basel về giám sát hoạt

động hệ thống ngân hàng

Cuối cùng, đa dạng hóa các đối tuợng cho vay để giảm thiểu rủi ro tập trung vào một vùng kinh tế hoặc một bộ phận dân chúng trong xã hội, phân tán rủi ro giữa các ngành nghề, sản phẩm và đối tuợng khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTMCP hàng hải việt nam chi nhánh đống đa khóa luận tốt nghiệp 101 (Trang 66 - 67)