6. Kết cấu của khóa luận
3.3.2. Kiến nghị với NHTMCP Hàng Hải Việt Nam
MSB đã có những thay đổi tích cực trong năm 2019, vì vậy để phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo cần chú ý một số điểm sau:
Thường xuyên tổ chức tuyển dụng các cán bộ tín dụng, thay thế những cán bộ tín dụng yếu kém, điều chuyển công tác giữa nhân viên để phát huy được năng lực thực sự của họ. Có chế độ lương thưởng thích đáng để giữ chân nhân viên và thu hút nhân tài từ các tổ chức khác. Hội sở và chi nhánh cần phối hợp nhịp nhàng trong công tác tuyển dụng và quy hoạch cán bộ nhân viên.
MSB cần đẩy mạnh hơn hoạt động quảng bá thương hiệu tới dân chúng, đặc biệt là các tỉnh thành nhỏ lẻ, hỗ trợ hướng dẫn các chi nhánh tiếp thị sản phẩm để khách hàng hiểu biết nhiều hơn về những dịch vụ mà ngân hàng đang cung cấp. Việc này có vai trò quan trọng để mở rộng mạng lưới khách hàng, đưa sản phẩm đến gần hơn với những đối tượng tiềm năng.
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, kiểm toán nội bộ đối với các chi nhánh nhằm phát hiện, ngăn chặn, cảnh báo và có biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó cần thường xuyên luân chuyển cán bộ giữa các chi nhánh, nhằm cân bằng hiệu quả hoạt động của các chi nhánh cũng như hạn chế tình trạng cấu kết lạm quyền trong cùng chi nhánh. Cần chỉ đạo các chi nhánh phải trao đổi, hỗ trợ nhau cùng phát triển chứ không nên cạnh tranh chơi xấu nhằm chuộc lợi.
MSB cần tiếp tục đầu tư vào các ứng dụng công nghệ thông tin để không bị thụt lùi so với thị trường trong nước và học tập thị trường nước ngoài đáp ứng nhu cầu ngày càng thay đổi đa dạng của khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như tăng tính cạnh tranh trong ngành.
Ngân hàng cần tăng cường nghiên cứu đưa ra các sản phẩm cải tiến phù hợp với mọi đối tượng khách hàng cá nhân, từ những người có thu nhập trung bình đến những người có thu nhập cao, từ những người tự doanh đến những công
chức Nhà nước. Tiếp tục tìm kiếm đối tác chiến lược không chỉ trong nước mà ở cả nước ngoài để chọn lựa được những đối tác tiềm năng nhất, có khả năng gắn bó lâu dài. Xây dựng một quy trình tín dụng hoàn chỉnh, linh hoạt, thống nhất trong toàn ngân hàng, đảm bảo việc thực thi đúng và đầy đủ các bước để kiểm soát nợ xấu ở mức tối thiểu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của MSB chi nhánh Đống Đa ở chương 2 và rút ra những thành tựu và hạn chế tồn tại, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng TDCN tại chi nhánh Đống Đa gồm 6 giải pháp chính bao gồm: (1) Đẩy mạnh khai thác đối tượng khách hàng mới và khách hàng cũ, (2) Đẩy mạnh phát triển chính sách mới theo từng thời kỳ, (3) Nâng cao hiệu quả công tác quản lý khách hàng, (4) Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, (5) Nâng cao chất lượng thẩm định, (6) Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và các đề xuất với NHNN, NHTMCP Hàng Hải Việt Nam nhằm góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động TDCN theo hướng bền vững và lâu dài.
KẾT LUẬN
Hiện nay kinh tế thế giới vẫn tiếp tục hội nhập sâu rộng, các NHTM trong nước không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các NHTM có vốn đầu tư nước ngoài. Tình hình kinh tế những năm gần đây mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng không kém những thách thức khiến các ngân hàng phải thay đổi để tồn tại và phát triển. TDCN là định hướng mà nhiều NHTM gần đây tiến tới, tuy nhiên lĩnh vực này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro mà mỗi ngân hàng phải đối mặt. Đời sống của người dân liên tục được cải thiện, vì vậy nhu cầu đi vay ngân hàng cũng nhiều hơn, từ đó thúc đẩy luân chuyển vốn tạo ra hiệu quả vận động của dòng tiền.
Tuy đây không phải đề tài mới nhưng vẫn luôn được quan tâm. Trong quá trình thực tập tại chi nhánh, em đã thu thập thông tin, tìm hiểu thực trạng những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng TDCN. Mong rằng những đề xuất giải pháp trong khóa luận sẽ góp phần cải thiện quy trình tín dụng, giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân giúp chi nhánh hoạt động an toàn, hiệu quả, tăng trưởng ổn định. Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi thiếu sót do thời gian và kiến thức còn hạn chế. Em rất mong được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô, các anh chị và các bạn để khóa luận được bổ sung hoàn chỉnh và đầy đủ hơn.
56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS TS Nguyễn Văn Tiến, 2014, Giáo trình Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống Kê 2. GS TS Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê
3. Giáo trình tín dụng ngân hàng 1 - Học viện Ngân hàng 4. Luật các tổ chức tín dụng 2010
5. Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
6. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài
7. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2017-2019
8. Báo cáo tài chính của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2017-2019 9. Khóa luận tham khảo
10. Wikipedia 11. msb.com.vn 12. Xemtailieu.com 13. Voer.edu.vn 14. http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/cac-nhan-to-anh-huong-den-hieu-qua-tin- dung-ca-nhan-o-viet-nam-84217.html 15. https://xemtailieu.com/tai-lieu/nang-cao-chat-luong-tin-dung-ca-nhan-tai-ngan- hang-thuong-mai-co-phan-a-chau-225937.html?fbclid=IwAR22 tRfsV- 1Cv6tDIVCqsLwU6aImh 1g38mnBDV0P67UclM1O2wtCjDooZw 16. http://btc.edu.vn/tin-dung-ngan-hang-la-gi-chuyen-vien-tin-dung-lam-nhung-gi/ 57