Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và chiến lược phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH VP bank chi nhánh hà thành khóa luận tốt nghiệp 103 (Trang 37 - 47)

VPBank với lợi thế là một trong những NHTM Cổ phần thành lập sớm tại Việt Nam, ngân hàng này đã có những bước phát triển vững chắc trong suốt quá trình hoạt

động. VPBank đã và đang xây dựng, triển khai chuyển đổi toàn diện chiến lược dưới sự tư vấn của các tổ chức tư vấn chiến lược hàng đầu trên thế giới. Với mục tiêu tăng

trưởng và phát triển không ngừng, VPBank đặt mục tiêu chiến lược trong giai đoạn 2018 - 2022 là lọt vào nhóm 3 Ngân hàng giá trị nhất Việt Nam và trở thành Ngân hàng thân thiện nhất với người tiêu dùng nhờ ứng dụng công nghệ.

Để thực hiện tầm nhìn trên, VPBank triển khai phát triển bằng chiến lược với 2 gọng kìm chính:

- Khai thác tiềm năng từ phân khúc KHDN lớn và Tín dụng tiêu dùng. Bên cạnh đó tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng hữu cơ, tập trung vào đối tượng khách hàng tiềm năng là SME và cá nhân.

- Hoàn thiện hệ thống data nền tảng về công nghệ, tổ chức, vận hành, nhân sự,... một cách vững chắc và có hiệu quả

của VPBank, được hình thành dựa trên 6 giá trị cốt lõi: - Khách hàng là trọng tâm

- Hoạt động có hiệu quả - Hoạt động có tham vọng - Tập trung phát triển con người - Hoạt động một cách đáng tin cậy - Tạo ra sự khác biệt

Với tầm nhìn và chiến lược trên, VPBank tin rằng, ngân hàng sẽ hoàn thành sứ mệnh của mình, đem đến lợi ích cao nhất cho khách hàng, người lao động và cả cổ đông. Bên cạnh đó là xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, bền chặt và thống nhất, đóng góp vào sự phát triển của cả cộng đồng.

2.1.3. Mô hình tổ chức của Ngân hàng VP Bank Chi nhánh Hà Thành

Giám đốc: Ông Nguyễn Bá Thường.

- Là người đứng đầu và chịu trách nhiệm quản lý, điều hành chung mọi hoạt động của chi nhánh

- Tổ chức xây dựng, triển khai thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cả chi nhánh theo quy định.

- Thực hiện công tác tổ chức cán bộ theo quy định.

- Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng về điều hành VPBank Hà Thành.

Chi nhánh Hà Thành gồm:

- Phòng Dịch vụ khách hàng: Phòng này làm nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý và đối chiếu các báo cáo về thông tin hồ sơ khách hàng. Bên cạnh đó, chịu trách nhiệm về hồ sơ tài khoản của khách hàng cũng như giải quyết các yêu cầu dịch vụ của khách

hàng. Phòng Dịch vụ cũng tiếp nhận thu đổi ngoại tệ theo quy chế, thu nhận và phản hồi các thông tin về tài khoản tiền gửi, trả sao kê, sổ phụ cho khách hàng hay là thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản VNĐ, tài khoản ngoại tệ. Nhân viên của phòng sẽ hướng dẫn và thực hiện các nghiệp vụ TTQT cho khách hàng cũng như tiếp

nhận hồ sơ mở tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán của khách hàng, giải quyết các

vấn đề phát sinh xung quanh.

- Phòng khách hàng cá nhân: Phòng này với nhiệm vụ tìm kiếm, tư vấn và giới

thiệu tới các khách hàng cá nhân những sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Cung cấp các dịch vụ như cho vay, thanh toán, thẻ, huy động,... Nhân viên tín dụng khách hàng cá nhân sẽ làm nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, phối hợp với các tổ chức, bộ phận khác để hoàn thiện cũng như xác định tính chính xác của hồ sơ. Sau đó là cung cấp dịch vụ, sản phẩm ngân hàng cho khách hàng đủ điều kiện và khả năng. Bên cạnh đó là chăm sóc khách hàng, phát triển sản phẩm, phát triển thị trường, nâng cao và phát triển thương hiệu của VPBank.

phục vụ phân khúc khách hàng ưu tiên của VPBank. Nhân viên tín dụng sẽ tư vấn về các sản phẩm và giải pháp tài chính cho khách hàng. Việc chăm sóc đối tượng khách hàng này là vô cùng quan trọng, họ sẽ được hưởng những ưu đãi và sản phẩm chuyên

biệt. Ví dụ như một khách hàng ưu tiên khi thành lập doanh nghiệp, muốn mở một tài khoản doanh nghiệp ở VPBank thì sẽ được nhận ngay một tài khoản số đẹp tứ quý

mà không hề mất một khoản phí nào,...

- Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME): Phòng này với phân khúc khách hàng phục vụ chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. CBTD sẽ tiếp xúc, tư vấn bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng với những doanh nghiệp có đủ điều kiện và khả

năng tham gia sử dụng dịch vụ. Ở đây, CBTD cũng trực tiếp phân tích, đánh giá năng

lực khách hàng (đi thực tế, kiểm chứng thông tin). Sau đó, nếu đủ điều kiện tài chính và khả năng, cán bộ tín dụng đề xuất cấp sản phẩm dịch vụ và bảo vệ đề xuất với cấp

phê duyệt; Quản lý Danh mục khách hàng được giao phụ trách. Sau khi cấp tín dụng,

cán bộ tín dụng vẫn cần phải theo dõi hoạt động kinh doanh, nhận biết rủi ro; giám sát thực thi các cam kết của khách hàng theo điều khoản trong hợp đồng tín dụng. CBTD cũng sẽ chịu một phần trách nhiệm trong công tác thu hồi nợ, lập kế hoạch và đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đúng kì hạn, phối hợp với các bộ phận chức năng của Ngân hàng xử lý TSĐB (nếu phát sinh). Phòng SME chi nhánh Hà Thành quản lý và chịu trách nhiệm các doanh nghiệp có doanh thu từ 20 tỷ đến 400 tỷ.

Mỗi phòng là một bộ phận của chi nhánh. Ngoài những chắc năng, nhiệm vụ được quy định riêng như trên thì mỗi phòng đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau trong các phạm vi sau:

- Chịu trách nhiệm trước giám đốc về những lĩnh vực được giao phó. - Tham gia đóng góp ý kiến về những vấn đề liên quan đến công tác. - Bố trí, sắp xếp lao động phù hợp với trình độ công việc.

- Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện kế hoạch của nhân viên, đồng thời chịu trách

2.1.4. Kết quả một số hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Hà Thành

• Huy động vốn

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn từ 2017-2019 của VPBank Chi nhánh

Hà Thành

VPBank Hà Thành

Tổng dư nợ cấp tín dụng VPBank Hà Thành

779,625 693,524 807,879

Tăng trưởng dư nợ

- -11,04% so với 2017 16,49% so với 2018

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2019 của VPBankHà Thành)

VPBank có nguồn huy động đa đạng. Nguồn vốn được đảm bảo sẵn sàng cho các cơ hội tăng trưởng trong tương lai và tuân thủ yêu cầu của cơ quan quản lý. Đối với toàn hệ thống VPBank, năm 2019 mức tăng trưởng huy động đạt mức 23,7% so với năm 2018. Điều này giúp VPBank đảm bảo an toàn vốn, tránh mất cân đối vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh. Để đạt được tốc độ tăng trưởng lớn như vậy, VPBank đã phải có những chính sách tín dụng hợp lý, có đội ngũ nhân lực tốt, có phương án huy động phù hợp trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh.

VPBank Hà Thành cũng có những bước tăng trưởng song song với hệ thống. Năm 2018, thấy sự giảm nhẹ về huy động vốn của Hà Thành so với năm 2017 ( Năm 2017: 786.421 triệu VND, Năm 2018: 692.142 triệu VND), tương đương với mức giảm 11,98%. Năm 2018, kinh tế toàn cầu tăng trưởng chững lại trong bối cảnh Thành giảm. Thêm vào đó, có thể đánh giá công tác thu hút nguồn vốn có phần chưa tốt, chất lượng dịch vụ tín dụng, chăm sóc khách hàng có thể chưa hợp lý dẫn tới lượng tiền huy động giảm. VPBank Chi nhánh Hà Thành cần đưa ra các giải pháp để cải thiện tồn tại này.

Đến năm 2019 ta có thể thấy một sự tăng trưởng mạnh mẽ ở Hà Thành ( tăng 17% so với năm 2018). Điều này chứng tỏ VPBank Hà Thành đã nhìn nhận và cải thiện tình trạng giảm sút huy động. Bên cạnh đó, có thể Ngân hàng đã đưa ra các chính sách cũng như hình thức huy động hợp lý hơn, thu hút được lượng vốn rất lớn so với các NHTM khác.

• Hoạt động tín dụng

Bảng 2.2. Tình hình cấp tín dụng của VPBank Hà Thành từ 2017-2019

Tăng trưởng tín dụng của VPBank năm 2019 là 17,6% so với trung bình ngành là 13% cho thấy những thành công của VPBank trong hoạt động cấp tín dụng của mình.

Đối với Chi nhánh Hà Thành, dư nợ cấp tín dụng năm 2018 có giảm so với năm

Lợi nhuận sau Phân bổ chi phí VPBank Hà Thành Tăng trưởng Hà Thành SME Hà Thành Tăng trưởng SME 2017 19.235 - 8.367 - 2018 36.569 Tăng 90,11% 17.688 Tăng 111,40% 2019 37.487 Tăng 2,5% 18.974 Tăng 7,27%

Năm 2019, Chi Nhánh Hà Thành đã đạt được thành công khi tăng vượt trội doanh số dư nợ tín dụng lên 807,879 triệu VND, góp phần vào tăng trưởng tín dụng của cả hệ thống. Để có thể đạt được những con số ấn tượng như vậy, Hà Thành ghi nhận sự bứt phá đến từ các phân khúc khách hàng chủ lực, đặc biệt là tín dụng cá nhân, tín dụng doanh nghiệp SME và tín dụng tiêu dùng. Sự tăng trưởng của Hà Thành có được là do sự đóng góp không nhỏ từ các phân khúc kinh doanh cốt lõi này.

• Tình hình tài chính

Hình 2.2. Lợi nhuận sau phân bổ chi phí vủa VPBank Hà Thành giai đoạn 2017-2019 Đơn vị: Triệu VND 40000 35000 30000 25000 20000 15000 10000 5000 0 19235 8367 2017 ■VPBank Hà Thành BSME Hà Thành

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2019 của VPBank Hà

Bảng 2.3. Lợi nhuận sau phân bổ chi phí của Chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2017-2019

Lợi nhuận sau phân bổ chi phí của Hà Thành luôn tăng trưởng và đột phá nhất là ở năm 2018, tăng 90,11% so với năm 2017. Tuy rằng đây là thời điểm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng VPBank vẫn duy trì và thậm chí là tăng đột phá mức lợi nhuận cho thấy đây là một kết quả đáng để ghi nhận. Có được kết quả này là nhờ sự đóng góp không nhỏ từ lợi nhuận của phân khúc khách hàng SME, chiếm tỷ trọng tới

hơn 40%. Giai đoạn năm 2017-2018 là giai đoạn VPBank tập trung khai thác nguồn khách hàng tiềm năng này. Trong năm 2018, Khối khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thực hiện thêm nhiều dự án quan trọng: Ngân hàng giao dịch cho SME với thẻ

tín dụng VPBiz, Dịch vụ ngân hàng ưu đãi dành cho nữ chủ doanh nghiệp, dự án số hóa SME Connect,... Các dự án trên cùng với việc mô hình kinh doanh điều chỉnh theo hướng vào các doanh nghiệp vi mô đã góp phần đưa mức tăng trưởng của SME đạt hơn dự kiến so với năm 2017, cụ thể, lợi nhuận sau phân bổ chi phí của Hà Thành

tăng 111,40% so với cùng kì năm 2017, cho thấy bước tăng trưởng vượt trội của phân

nay đã đưa ra rất nhiều sản phẩm vượt trội để thu hút khách hàng, điều này đôi khi có thể gây sụt giảm khách hàng của VPBank. Chính vì vậy, điều cần phải làm ngay đối với VPBank là cải thiện, nâng cao và mở rộng CLTD cũng như sản phẩm tín dụng

của mình, qua đó có thể cạnh tranh với các NHTM khác, khiến cho khách hàng lựa chọn sản phẩm dịch vụ của VPBank chứ không phải một ngân hàng nào khác.

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VP BANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH

Các NHTM hiện nay đều có xu hướng quan tâm tới đối tượng khách hàng đang

có tầm quan trọng rất lớn trong nền kinh tế là các doanh nghiệp SME, bởi lẽ đây là thị trường tăng trưởng tín dụng tiềm năng. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, hiện cả nước có hơn 500.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 98,1% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Đây là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế khi góp phần lớn vào việc tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định xã hội. Hơn nữa, các doanh nghiệp SME hoạt động đa dạng các ngành nghề, quy mô các khoản vay không lớn giúp phân tán rủi ro, quay vòng vốn nhanh hơn. Trước những điều kiện và thách thức trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập thì các doanh nghiệp SME rất cần vốn để tồn tại, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh.. .Có thể nói, phân khúc khách hàng vừa và nhỏ là chìa khóa để các nhà băng chiếm ưu thế trong cuộc chạy đua tăng trưởng tín dụng. VPBank trong cuộc chạy đua với các NHTM cũng đã và đang khẳng định được vị thế, chiếm được thị phần khách hàng của mình. Với hơn 80.000 khách hàng DN vừa và nhỏ, ngân hàng hiện đã phục vụ khoảng 10% số lượng các DN trên toàn quốc. Tỷ lệ trên cho thấy, VPBank tiếp tục duy trì vị thế là một trong những ngân hàng thu hút lượng khách hàng SME lớn nhất. Và đương nhiên,

NHTM Cổ phần VPBank Chi nhánh Hà Thành cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Chi nhánh cũng đã và đang tập trung khai thác phát triển phân khúc khách hàng này. Quá trình phát triển đã ghi nhận SME Hà Thành là phòng SME có hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH VP bank chi nhánh hà thành khóa luận tốt nghiệp 103 (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w