- Hệ thống quy định nội bộ của VPBank được thiết lập khá đầy đủ, được thay đổi kịp thời để phù hợp với những quy định của NHNN và đặc điểm ngân hàng trong
từng thời kỳ:
Các quy chuẩn về an ninh thông tin theo quy định của NHNN và các tổ chức quốc tế như: ISO 27001. PCI DSS/ TT47. Thông tư 01(TT31)... được áp dụng và chuẩn hóa trên toàn hệ thống. Đáng chú ý. đối với hoạt động tín dụng, toàn bộ các khâu từ phân tích thị trường, lựa chọn danh mục khách hàng có tiềm năng. phát triển thẩm định khách hàng. phương án kinh doanh đến phê duyệt và quản lý tín dụng sau phê duyệt đều có những quy định. hướng dẫn đầy đủ. Riêng với phân khúc SME, hệ thống sản phẩm chính sách cũng như quy định về từng sản phẩm đều rất hoàn thiện và chặt chẽ, tuân thủ đúng quy định của NHNN. Những văn bản quy định nội bộ của ngân hàng đều được thay đổi một cách hợp lý để bảo mật cũng như phù hợp với từng
giai đoạn.
- Về lợi nhuận, doanh số huy động, cho vay: Đối với SME, hoạt động tín dụng
luôn tăng trưởng tốt và cao hơn mức trung bình ngành.
- Thiết lập, xây dựng hoàn chỉnh các chính sách tín dụng một cách linh hoạt, có định hướng rõ ràng và cạnh tranh: SME Hà Thành luôn ưu tiên cho các doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh hợp lý, có tính khả thi. Đồng thời là có
TSĐB chắc chắn hoặc có số lượng tiền gửi lớn cũng như thường xuyên sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Mặc dù đã được giải ngân, các khoản vay ấy vẫn được giám sát và
kiểm tra thường xuyên. Bên cạnh đội ngũ CBTD thì SME cũng có bộ phận kiểm tra độc lập với nhiệm vụ của cả hai là kiểm soát, giám sát các khoản giải ngân tại thời điểm được thực hiện cũng như toàn bộ thời kỳ tồn tại của khoản vay đó.
- Hệ thống thông tin tín dụng phục vụ cho công tác thẩm định tín dụng được xây dựng và hoàn thiện: Hà Thành đã rất chủ động trong việc tìm kiếm và hoàn thiện
các kênh để khai thác thông tin như: Hình thành mối liên kết với các cơ quan tổ chức nhà nước, tư nhân có trách nhiệm quản lý các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân; Đề
nghị các doanh nghiệp cung cấp các thông tin cả trước và trong khi cho vay như điều kiện để có thể vay vốn, mục đích sử dụng vốn, tình hình sản xuất kinh doanh,... Linh hoạt trong việc tìm kiếm thông tin khách hàng, từ các đối tác đầu ra đầu vào, từ bạn hàng, từ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường,... Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở dữ liệu từ các cơ quan chức năng, các tổ chức xếp hạng tín dụng,. về các cá nhân đứng đầu doanh nghiệp, các cổ đông góp vốn,. cũng được Chi nhánh liên hệ và phối hợp tốt. Đặc biệt ngân hàng đã xây dựng thành công hệ thống xếp hạng tín dụng đối với tất cả khách hàng và hệ thống lưu trữ, tra cứu thông tin lịch sử tín dụng của khách hàng (CIC Data Store) kết nối trực tiếp với cổng thông tin của Trung tâm thông tin tín dụng
Quốc gia (CIC), giúp rút ngắn thời gian cấp tín dụng cho khách hàng; xây dựng hệ thống Khởi tạo khoản vay (LOS) giúp Ngân hàng quản lý xuyên suốt toàn bộ quá trình tác nghiệp từ bước khởi tạo thông tin hồ sơ khách hàng đến phê duyệt khoản vay; thành lập Trung tâm Quản lý định giá tại Khối Quản lý rủi ro giúp rút ngắn thời gian định giá TSĐB. Việc triển khai các sáng kiến này cũng giúp Hà Thành hạn chế được rủi ro trong việc nhận tài sản có tính thanh khoản thấp, tiếp cận các khách hàng tiềm ẩn rủi ro, đồng thời xây dựng được cơ sở dữ liệu tập trung đảm bảo quản lý danh
mục khách hàng hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí đáng kể cho Ngân hàng.
- về đào tạo chuyên môn nghiệp vụ: Hà Thành đã kiến nghị với Hội sở VPBank cử CBTD tham gia các khóa học, đào tạo, cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ trong nghiệp vụ thẩm định cho vay. Đội ngũ CBTD của Chi nhánh ngày càng được nâng cao về trình độ với tỷ lệ từ đại học đến trên đại học chiếm
gần 90% đối với cả Chi nhánh và 100% đối với phòng SME.