• Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng
Trong thời điểm nền kinh tế hội nhập cũng như sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh, VPBank đã tăng cường triển khai cung cấp và đưa tới các sản phẩm ngân hàng giao dịch đối với khách hàng doanh nghiệp ưu việt hơn. Đây được coi là động lực tăng trưởng thúc đẩy phân khúc doanh nghiệp phát triển những năm tiếp theo. Để giúp việc thanh toán B2B giữa các ngân hàng với nhau dễ dàng và bảo mật, Hà Thành đã cho ra mắt một nền tảng thanh toán có tên là BIZPAY. Song song với dịch vụ này, các giải pháp tài chính, thanh toán cho các doanh nghiệp nhận - trả tiền trực tuyến trong mảng thương mại điện tử cũng đã được triển khai. Với các giải pháp
trên, SME Hà Thành sẽ giúp các doanh nghiệp SME thực hiện hiệu quả các giao dịch
qua kênh trực tuyến, từ đó giảm bớt các chi phí và giảm thiểu rủi ro vận hành. Đặc biệt, hai giải pháp thanh toán trên có thể có thể tích hợp với các phần mềm sẵn có,
SME Hà Thành cũng mới xây dựng nền tảng SME Connect. Với ứng dụng này, khách hàng doanh nghiệp có thể đăng ký trực tuyến thẻ tín dụng hay vốn lưu động. Với tầm nhìn dài hạn, Hà Thành có thể tin tưởng SME Connect sẽ là nền tảng giúp ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng mới và giảm các chi phí hoạt động. Trong năm qua, ngân hàng đã mở rộng nền tảng số này với việc chuẩn bị các hành trình khách hàng mới, như mở tài khoản doanh nghiệp trực tuyến.
- Hiện đại hóa, số hóa công nghệ thanh toán: Công việc thanh toán hiên nay hoàn toàn có thể thực hiện online nếu như khách hàng hoàn thiện đủ giấy tờ thủ tục về hồ sơ.
- Giao dịch tín dụng qua mạng máy tính, qua máy ATM: Trong cuộc sống hối hả và hiện đại, thì dịch vụ Homebanking, Internet banking, hay một chiếc ATM thuận
tiện với một hệ thống đánh điểm tín dụng tốt sẽ tạo điều kiện cho việc triển khai cho vay doanh nghiệp SME ngay tại chiếc máy tính có nối mạng hay tại các điểm rút tiền
mặt ở bất cứ đâu. Ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng và Ngân hàng có thể quản lý qua đó.
- Ngân hàng phải luôn triển khai công tác hiện đại hóa dây chuyền thiết bị để xác thực thông tin khách hàng, phục vụ cho việc xác thực thông tin, thẩm định và cấp
tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp: Ngân hàng có thể đáp ứng tốt và phục vụ nhu
cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện và đạt hiệu quả cao khi ngân hàng chú trọng hiện đại hóa thiết bị công nghệ. Nhờ đó, Hà Thành có thể thu hút được
nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ. Hơn nữa, việc đầu tư cũng tác động gián tiếp và có vai trò không nhỏ vào việc mở rộng tín dụng doanh nghiệp SME. Nếu nói một cách đơn giản, trang thiết bị đó còn là một trong những yếu tố hình thành hình ảnh, uy tín của Ngân hàng trong tiềm thức khách hàng đến giao dịch. Nếu máy móc trang thiết bị cũ và cồng kềnh, chức năng chậm và thủ tục dài dòng, chắc chắn khách hàng sẽ lựa chọn một ngân hàng có điều đó tốt hơn.
• Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
CBTD là nhân tố trung tâm và quan trọng nhất trong việc nâng cao CLTD ở ngân hàng. Cán bộ tín dụng có nghiệp vụ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm và
tinh thông nghiệp vụ, thông thường đều có những đánh giá chính xác và quản lý vốn vay chặt chẽ và hiệu quả. Vì vậy, để nâng cao trình độ CBTD cần chú ý một số giải pháp sau:
- Triển khai tốt chiến lược đào tạo cán bộ, xây dựng các chương trình đào tạo chính thức đối với các cán bộ là vấn đề hết sức quan trọng, thiết lập các trung tâm chuyên đào tạo cán bộ về các sản phẩm của VPBank. Chương trình chủ yếu của chiến
lược này là đào tạo tại chỗ trong đó cán bộ tập sự được làm việc cùng, tham gia hỗ trợ cùng các cán bộ tín dụng có kinh nghiệm và có nghiệp vụ giỏi. Nhờ vậy, cán bộ tập sự sẽ được học hỏi và thu nhận kiến thức một cách chủ động, không bị lý thuyết hóa các nghiệp vụ, có thêm kinh nghiệm và có cả kiến thức thực hành thông qua quan
sát, học hỏi và làm việc. Bên cạnh đào tạo tại chỗ, chiến lược còn đề cập đến việc Hà
Thành cần tập trung đào tạo về những đổi mới công nghệ dịch vụ ngân hàng cho nhân
viên. Triển khai mạnh việc cử cán bộ, chuyên viên đăng ký các khóa học về nghiệp vụ ngân hàng. Hà Thành cần xây dựng kế hoạch đào tạo có tầm nhìn dài hạn, lâu dài và bền chặt. Bên cạnh việc đào tạo nghiệp vụ, Hà Thành cũng cần tổ chức cho CBTD
học hỏi thêm những kiến thức đa ngành về xây dựng, kỹ thuật,..., xây dựng cho CBTD một cái nhìn tổng thể, nhận định và quan sát về xu hướng phát triển tốt để trợ giúp cho công tác xác thực thông tin khách hàng, thẩm định phương án, đề án vay vốn của khách hàng.
- Ngân hàng cần tiếp tục chuẩn hoá CBTD và quy định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn, chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với CBTD. Từ việc chuẩn hoá CBTD, ngân hàng cần phải phân loại CBTD, kiên quyết loại bỏ hay chuyển công tác đối với cán bộ không đủ tiêu chuẩn quy định. Hà Thành cần chú trọng giáo dục phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cho CBTD để họ làm việc với trách nhiệm cao và hiệu quả tốt từ lúc cho vay đến khi thu nợ. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến điểm mạnh, điểm yếu của CBTD để phân bổ, bố trí, đề bạt nhân sự phù hợp, giúp cho họ phát huy hết khả năng của mình cũng như đem lại hiệu quả cao trong công việc. Điều này cũng giúp Hà Thành ngăn ngừa RRTD xuất hiện.
dụng sẽ được tổ chức thi tuyển để lựa chọn những người thực sự có năng lực vào công tác. Tránh tình trạng tuyển dụng người nhà, người quen,... ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh ngân hàng cũng như hiệu quả công việc.
- Ban lãnh đạo quan tâm đến đời sống của chuyên viên mình, có những chính sách hỗ trợ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên viên làm việc tốt. Hà Thành nên có chính sách lương thưởng tốt để đảm bảo cuộc sống của cán bộ tín dụng, nhằm
hạn chế tình trạng chảy máu chất xám, đặc biệt là đối với lớp trẻ.