Đã kinh doanh thì sẽ xuất hiện rủi ro, đó là điều tất yếu đối với bất kì ngành nghề kinh doanh nào. Đối với các NHTM, yếu tố rủi ro luôn tiềm ẩn và có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn. Việc thực hiện tốt các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với các NHTM nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh
và chất lượng tín dụng tốt:
- Chủ động phân tán rủi ro: Phân tán rủi ro là cách thức để hạn chế rủi ro. Rủi ro ở một mức nào đó thì chắc chắn phải có dù có kinh doanh lĩnh vực nào nhưng nếu bị ngắt quãng về mặt thời gian, phân tán về mặt không gian thì sẽ không gây bất ổn quá nhiều. Đối với hoạt động cấp tín dụng, mức ảnh hưởng của RRTD đến chất lượng
cho vay và kết quả kinh doanh của mỗi ngân hàng là không giống nhau tùy thuộc vào
chính cách thức, khả năng và phương pháp phòng ngừa, xử lý của mỗi ngân hàng. Phân tán rủi ro là một giải pháp mang tính chủ động, linh hoạt đối với Hà Thành.
Giải pháp này giúp Hà Thành hạn chế và ngăn ngừa kịp thời những hậu quả lớn có thể xảy ra. Thông thường, việc phân tán rủi ro được thực hiện thông qua việc phân tán dư nợ. Việc này được triển khai thông qua việc ngân hàng nên đa dạng hóa ngành
nghề cho vay, hạn chế cho vay ở những ngành nghề có rủi ro cao hoặc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những sản phẩm đã có dấu hiệu bão hòa, không còn khoảng trống
thị trường, những sản phẩm lỗi thời, không hợp với xu hướng, không có khả năng tiêu thụ tốt,.
Mỗi NHTM sẽ có phương thức đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động tín dụng với mỗi khách hàng khác nhau. Nó còn phụ thuộc vào tình trạng mối quan hệ của Khách hàng với Hà Thành ở từng thời điểm, từng loại cho vay. Vì vậy, điều quan trọng cấp thiết là phải tìm ra các cách thức đảm bảo an toàn vốn hiệu quả nhất, không
chỉ triển khai chặt chẽ và chính xác theo quy định mà còn giúp Hà Thành ngăn ngừa được những rủi ro về vốn. Sẽ cần chú ý tới một vài yếu tố:
• Tổ chức hoặc cá nhân tham gia bảo lãnh cần yêu cầu đủ điều kiện theo thủ tục
và có khả năng tài chính ổn định
• TSĐB phải được định giá theo thị trường và được đánh giá bởi bộ phận, tổ chức uy tín, khách quan
• Công tác lựa chọn TSĐB phải phù hợp với tính chất từng khoản vay khác nhau
Trên thực tế cho thấy, nếu Hà Thành thực hiện tốt việc thế chấp tài sản, kiên quyết
từ chối các khoản vay mà TSĐB không rõ ràng, có tranh chấp, giấy tờ không đầy đủ thì sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro cho Hà Thành.
- Ngân hàng cần chủ động giải quyết nợ đọng, nợ quá hạn, nợ xấu và thực hiện
trích lập quỹ dự phòng RRTD theo quy định hiện hành của NHNN.
Đối với các doanh nghiệp SME thua lỗ do nguyên nhân bất khả kháng như dịch
bệnh, thiên tai,... chưa có khả năng trả nợ cho chi nhánh. Tuy nhiên doanh nghiệp đó vẫn cần vốn để tiếp tục hoạt động, đứng lên để sản xuất kinh doanh. Do đó, Hà Thành
cần xem xét có nên cho họ vay vốn hay không hoặc nếu cho vay thì cho vay với số lượng bao nhiêu. Hà Thành cần kiểm tra trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu
thu hàng hóa,. của từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó Hà Thành cần theo dõi trong ban chủ chốt điều hành doanh nghiệp có mâu thuẫn và có sự biến động hay không, thay đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh,.
không trả nợ hoặc trì hoãn, Hà Thành cần phối hợp với các cơ quan có chức năng xử lý nghiêm minh.
Đối với những khoản vay mới, cần thực hiện kiểm soát đúng quy trình đảm bảo vốn vay, phát huy hiệu quả tối đa nguồn vốn,... tạo ra mặt bằng dư nợ mới với chất lượng tín dụng lành mạnh.
Trong trường hợp sau khi thanh lý TSĐB mà Hà Thành vẫn không thu hồi được
hết nợ, VPBank Hà Thành cần chủ động trích lập quỹ DPRR sang để giảm bớt nợ xấu. Hằng năm, Hà Thành cần trích lập quỹ DPRR với số lượng hợp lý dựa vào tình hình tài chính hoạt động những năm trước và kế hoạch hoạt động năm tới. Do đó giảm bớt nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp SME.