Kinh nghiệm của một sốngân hàng trên thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng VP bank chi nhánh âu cơ khoá luận tốt nghiệp 113 (Trang 32 - 35)

a. Kinh nghiệm của Mỹ

Không phải tất cả các khoản nợ tín dụng đều được xếp loại, chỉ buộc phải xếp loại khi các nguồn thu để trả nợ không đủ và khi thanh lý nợ có nhiều rắc rối.

Các khoản nợ tín dụng được xếp thành bốn loại: Các khoản tín dụng chú ý; Các khoản tín dụng kém tiêu chuẩn; Các khoản tín dụng có nghi ngờ; Các khoản tín dụng bị mất trắng.

Quỹ dự phòng tổn thất cho vay được trích từ thu nhập và được duy trì ở mức vừa đủ để trang trải các khoản tổn thất đã biết trong cơ cấu tín dụng. Để tránh rủi ro ở Mỹ quản lý tiền cho vay theo nguyên tắc sàng lọc, giám sát và thiết lập những mối quan hệ khách hàng lâu dài, yêu cầu thế chấp, yêu cầu về số dư bù và hạn chế tín dụng. Ngân hàng sàng lọc người vay vốn có triển vọng tốt trên cơ sở phân tích các thông tin thu thập được. Thực hiện đa dạng hoá đối tượng cho vay, không tập trung vốn cho một số khách hàng hoặc một số ngành như vậy sẽ giảm bớt được khả năng rủi ro. Thực hiện tốt chính sách đối với khách hàng: Với khách hàng có mối quan hệ thường xuyên có thể được vay mượn nhanh chóng, lãi suất thấp.

Vật thế chấp và số dư bù: Vật thế chấp là tài sản mà khách hàng đem ra để làm vật bảo đảm xin vay. Một dạng khác của vật thế chấp là số dư bù, đó là khi khách hàng nhận được tiền vay bắt buộc phải để lại một số tiền nhất định trong một tài khoản ở ngân hàng. Nếu người xin vay không trả được nợ ngân hàng có thể lấy

số tiền đó bù vào tổn thất.

Hạn chế tín dụng: Ngân hàng xem xét cho vay rất thận trọng, không mở rộng tín dụng một cách ồ ạt để tránh rủi ro có thể xảy ra.

b. Kinh nghiệm của một số nước tại Đông Á

Tại một số nước ở Đông Á, sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 các khoản nợ khó đòi đã tăng lên nhanh chóng và phá vỡ sự cân bằng trong bảng tổng kết tài sản của một số ngân hàng thương mại khiến các ngân hàng này không thể đạt mức chuan(8%) về tỷ lệ vốn trên tài sản có rủi ro của ngân hàng. Các khoản cho vay không những lớn về giá trị tuyệt đối như các khoản nợ trên 700 tỷ USD ở Nhật Bản hay 200 tỷ USD tại Trung Quốc mà còn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng dư nợ tín dụng của các quốc gia như khoảng 36% ở Thái Lan, 70% ở Indonesia; đồng tiền của các quốc gia chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nhanh chóng bị mất giá như: đồng Baht của Thái Lan ngay lập tức mất giá gần 50%, vào tháng 1 năm 1998, nó đã xuống đến mức 56 baht mới đổi được 1 dollar Mỹ; Đồng peso của Philipines mất giá nghiêm trọng, từ 26 peso ăn một dollar xuống còn 38 vào năm 2000 và còn 40 vào cuối khủng hoảng. Khủng hoảng đã gây ra những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, bao gồm mất giá tiền tệ, sụp đổ thị trường chứng khoán, giảm giá tài sản ở một số nước châu Á. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, dẫn đến hàng triệu người bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo trong các năm 1997-1998. Những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan. Trong giai đoạn này, nền kinh tế gặp phải rất nhiều khó khăn, các doanh nghiệp hoặc là phá sản hoặc là buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh để có thể tồn tại trong giai đoạn khó khăn này. Gánh năng nợ khó đòi cùng với việc nhu cầu về vốn trong nền kinh tế giảm sút đáng kể đã khiến cho các NHTM đưng trên bờ vực phá sản. Vì vậy, chính phủ cũng như các ngân hàng đã đề ra rất nhiều biện pháp để cứu vãn tình thế:

V Đổi mới phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô

Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia đã thực thi một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt và cơ chế ổn định giá cả. Cụ thể, các nước từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái neo. Đồng thời, các nước nỗ lực gia tăng lượng dữ trự ngoại hối nhà nước của mình. Từ 1997 đến 2005, năm nước bị ảnh hưởng nặng nhất của khủng hoảng đã tăng lượng

dự trữ ngoại hối của mình lên bốn lần, đạt 378 tỷ USD.

S Cải cách khu vực tài chính

Các nước Đông Á đã thực thi các biện pháp, chính sách sau để cải cách khu vực tài chính: (1) Xóa và giảm nợ xấu, tái vốn hóa các thể chế tài chính; (2) Đóng cửa các thể chế tài chính đổ vỡ, (3) Tăng cường giám sát và áp dụng các tiêu chuẩn quản trị, kế toán mới đối với các tổ chức tín dụng và tài chính khác; (4) Đẩy mạnh chuyên môn hóa các thể chế tài chính; (5) Tăng cường giám sát và điều tiết các tổ chức tín dụng đồng thời với nâng cao kỷ luật thị trường. Yellen (2007) cho thấy các ngân hàng của Hàn Quốc đã áp dụng phương thức quản trị hiện đại của phương Tây và đã giảm được tỷ lệ sở hữu gia đình tại các ngân hàng, tăng cường lợi ích cho các giám đốc bằng cách cho họ quyền chọn mua cổ phiếu, v.v... Còn các ngân hàng Malaysia đã thay đổi tập quán cho vay của mình. Giờ đây, họ cho các xí nghiệp nhỏ và vừa vay nhiều hơn.

S Chính phủ chủ trương thúc đẩy việc thành lập các tổ chức tài chính đảm

trách việc xử lý các khoản nợ khó đòi như các công ty mua bán nợ, công ty mua bán tài sản thế chấp...

S Để tăng năng lực tài chính cho các ngân hàng, chính phủ đã đầu tư tái tạo vốn cho ngân hàng. Nguồn tiền dùng để tái tạo vốn được lấy từ ngân sách, từ phát hành trái phiếu.

S Chính phủ cũng chủ trương giải thể, xác nhập và quốc hữu hóa một số ngân hàng thương mại.

S Các NHTM đã thực hiện việc xử lý mạnh các khoản nợ khó đòi bằng các giải pháp như xóa nợ, bán hoặc cơ cấu lại nợ. Đồng thời, các ngân hàng tại đây cũng thắt chặt các thủ tục cho vay như quy định các tiêu chuẩn cho vay một cách cẩn thận và ngừng cho vay đối với những khách hàng không đảm bảo. Ngoài ra, các ngân hàng còn chú trọng việc tổ chức, củng cố, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ thẩm định tín dụng.

Từ đó, chúng ta có thể thấy việc nâng cao chất lượng tín dụng phải được quan tâm thường xuyên, tránh tình trạng khi các khoản nợ xấu phát sinh rồi mới xử lý thì sẽ rất tốn kém và ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Chính vì vậy, chính

phủ và các NHTM phải thường xuyên có các giải pháp nhằm cải thiện và xử lý các khoản nợ có vẫn đề, tiến hành cho vay theo đúng các nguyên tắc đã đề ra nhằm đảm bảo an toan cho hệ thông ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng VP bank chi nhánh âu cơ khoá luận tốt nghiệp 113 (Trang 32 - 35)