Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, giám sát tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng VP bank chi nhánh âu cơ khoá luận tốt nghiệp 113 (Trang 70 - 71)

Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát tín dụng sẽ giúp ngân hàng phát hiện sớm các khoản nợ có vấn đề để có biện pháp can thiệp hoặc giúp đỡ khách hàng trả nợ đúng hạn. Điều này sẽ có tác dụng tích cực trong việc tăng trách nhiệm trả nợ của khách Thàng, hạn chế tình trạng sử dụng vốn sai mục đích hay quá kỳ hạn trả nợ. Cán bộ tín dụng phải trực tiếp kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh, tiến độ thực hiện dự án để đảm bảo khách hàng có khả năng hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn. Khoản vay sẽ bị cho là có vấn đề nếu xảy ra còn một số trường hợp sau: Việc trì hoãn nộp BCTC, số dư tiền gửi giảm, sự gia tăng bất thường của các khoản tài trợ thương mại, gia tăng khoản phải thu...

Để thực hiện kiểm tra, giám sát hiệu quả, ngân hàng cần tiến hành một số biện pháp sau:

- Liên tục cập nhật thông tin về khoản vay như kỳ hạn, mục đích vay vốn, tiến độ thực hiện dự án.

- Kiểm tra, đối chiếu toàn bộ những chứng từ liên quan đến mục đích sử dụng vốn như hóa đơn mua bán nguyên vật liệu, hợp đồng sử dụng đất, các chứng

từ thanh toán.. .để đảm bảo giải ngân đúng đối tượng.

- Thường xuyên theo dõi, giám sát lại giá trị TSĐB. Khi tài sản giảm giá trị phải thông báo cho khách hàng để thêm tài sản cầm cố, yêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn hoặc nhận tài sản hình thành từ vốn vay ngân hàng để bảo đảm cho khoản vay.

- Công tác kiểm tra, giám sát sau khi vay cần được tiến hành chặt chẽ hơn, các thông tin kiểm tra không chỉ dựa trên những gì khách hàng cung cấp mà ngân hàng cần chủ động tìm kiếm từ các nguồn khác, và không chỉ các thông tin về khách hàng mà còn các thông tin về môi trường kinh tế vĩ mô và những vấn đề liên quan khác cũng cần được chú ý xem xét. Qua những thông tin tổng hợp đó cho phép ngân hàng có được cái nhìn tổng quát, chính xác hơn về khách hàng vay vốn. Bên cạnh đó, việc tiến hành kiểm tra trực tiếp tại cơ sở cũng không nên kiểm tra định kỳ mà nên tiến hành ngẫu nhiên, không báo trước để có được những thông tin thực tế và chính xác nhất.

- Trong quá trình kiểm tra, giám sát khoản vay, nếu phát hiện khoản nợ có vấn đề thì cán bộ phải:

+ Tìm hiểu chi tiết nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay. Nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì ngân hàng phải dừng ngay việc giải ngân vốn tiếp theo đối với giải ngân nhiều lần hoặc thu hồi vốn trước hạn đối với giải ngân một lần. Trong trường hợp tình hình sản xuất kinh doanh của doanh ngiệp gặp khó khăn bởi những nguyên nhân khách quan thì cán bộ tín dụng nên tư vấn cho khách hàng như bán hàng tồn kho, xử lý các khoản phải thu để bảo toàn vốn cho ngân hàng. Thực hiện gia hạn nợ, kéo dài thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi nếu xét thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn có triển vọng.

+ Khi khoản vay bị quá hạn hoặc chưa bị quá hạn nhưng đã đủ dấu hiệu chứng tỏ khoản vay cần chuyển nhóm nợ ngay và trích lập dự phòng rủi ro. Đông thời đưa các khoản vay này vào diện cần theo dõi đặc biệt để có biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng VP bank chi nhánh âu cơ khoá luận tốt nghiệp 113 (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w