Xây dựng và hoàn thiện quy trình tín dụng hợp lý, hiệu quả hơn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng VP bank chi nhánh âu cơ khoá luận tốt nghiệp 113 (Trang 66 - 69)

Trong thực tế, mục tiêu cơ bản của hầu hết các NHTM là: Lợi nhuận, an toàn và sự lành mạnh của các khoản tín dụng. Do đó, một quy trình tín dụng được thiết kế hợp lý và áp dụng một cách linh hoạt sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM. Tùy thuộc vào quy mô của từng ngân hàng, năng lực của đội ngũ nhân sự, mức độ ứng dụng công nghệ, khoa học, kỹ thuật.. .mà quy trình tín dụng có thể thiết kế khác nhau. Để thiết lập một quy trình cho vay thực sự hiệu quả và phù hợp với những yêu cầu của thị trường đặt ra, Ngân hàng VPBank chi nhánh Âu Cơ nên thực hiện một số giải pháp sau:

- Điều chỉnh các chính sách tín dụng và thiết kế lại thủ tục cho vay hợp lý

Chi nhánh cần tích cực xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế. Từ việc xây dựng được nền tảng chính sách tín dụng phù hợp, Ngân hàng VPBank chi nhánh Âu Cơ cần thiết kế lại thủ tục cho vay đơn giản, sao cho thích hợp với từng nhóm khách hàng, từng loại hình cho vay.. .Đối với những khách hàng đến vay vốn lần đầu tiên, Chi nhánh cần có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể về thủ tục, phương thức cho vay cũng như các diều kiện mà khách hàng cần đáp ứng.điều này đồng nghĩa với việc sẽ thẩm định chặt chẽ và gắt gao. Với những khách hàng đã có quan hệ lâu năm với chi nhánh, quy trình cấp tín dụng cũng nên đơn giản hóa để giảm thiểu thời gian và chi phí, nâng cao uy tín cho ngân hàng.

- Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hàng khách hàng, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp

+ Cùng với sự hỗ trợ về chuyên môn và kỹ thuật của các chuyên gia, các cán bộ ngân hàng có kinh nghiệm lâu năm, Chi nhánh cần rà soát lại các tiêu chí làm nên quy trình chấm điểm và xếp hạng khách hàng, bao gồm: tình hình nợ quá hạn, số lần chậm trả lãi, số lần xin gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.. .Ngoài ra, Ngân hàng cũng nên xem xét một số chỉ tiêu khác như: tính chất đặc thù của ngành nghề kinh doanh, lịch sử về quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng.

+ Ngân hàng cũng nên tham khảo hệ thống chấm điểm tín dụng của một số ngân hàng khác. Để từ đó rút ra ưu, nhược điểm trong hệ thống của ngân hàng và từng bước hoàn thiện quy trình sao cho hợp lý và hiệu quả.

- Hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng

Nội dung thẩm định bao gồm việc xem xét, đánh giá năng lực pháp lý, khả năng tài chính, phân tích tính khả thi và hiệu quả của phương án vay vốn.Vì mục tiêu, đơn giản hóa quy trình thẩm định hoặc do ý thức trách nhiệm chưa cao mà các cán bộ ngân hàng đã bỏ qua nhiều chỉ tiêu đánh giá, dẫn tới thẩm định lỏng lẻo, qua loa, làm tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Do đó, các CBTD cần bám sát hơn vào quy trình tín dụng để có thể đưa ra quyết định cấp tín dụng hợp lý. Khi đánh giá chung về doanh nghiệp, cán bộ thẩm định có thể nghiên cứu theo chiến lược SWOT( điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức). Còn khi đánh giá về năng lực tài chính,

các cán bộ ngân hàng cần xem xét về dòng tiền, biến động tài sản, nguồn vốn.

- Thực hiện nghiêm chỉnh việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định hiện hành

- Phân cấp trách nhiệm rõ ràng giữa các cá nhân, bộ phận

Thay vì việc một CBTD đảm nhiệm toàn bộ quy trình cấp tín dụng nên chia công việc thành các giai đoạn khác nhau, như:

+ Bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng: có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ vay vốn, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn hoặc giải đáp những thắc mắc xoay quanh vẫn đề tín dụng của khách hàng.

+ Bộ phận thẩm định hồ sơ và hỗ trợ sau tín dụng: tập trung vào việc thẩm định tín dụng, bao gồm xem xét, đánh giá hồ sơ xin vay và đưa ra đề xuất để trình lên cấp trên xét duyệt.

+ Bộ phận thẩm định TSĐB: có chức năng xác định giá trị TSĐB nhằm tạo sự khách quan hơn khi cho vay. Bộ phận này có thể do một phòng ban trong ngân hàng độc lập thực hiện hoặc thuê một công ty định giá riêng để tiến hành thẩm định.

Ba bộ phận trên cần có sự phân tách trách nhiệm cũng như phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng vì nếu như một công đoạn nào đó thực hiện không đúng quy định sẽ ảnh hưởng đến công đoạn sau và ảnh hưởng đến kết quả của toàn bộ công việc.

Như vậy, công việc của các CBTD sẽ được chuyên môn hóa, đảm bảo một CBTD không đảm nhiệm cùng lúc nhiều nhiệm vụ, không gtaoj điều kiện thao túng công việc hoặc che giấu những hành vi sai trái. Trường hợp, CBTD có quan hệ đặc biệt hoặc thân quen với khách hàng cần bố trí sắp xếp cử cán bộ khác đảm trách việc thẩm định. Đồng thời, chi nhánh cần cương quyết xử lý những trường hợp thông đồng với khách hàng, gây thiệt hại và làm giảm uy tín của chi nhánh.

- Để đảm bảo quy trình cho vay luôn được thực hiện đúng ở mọi phòng ban thì ngân hàng cần phải phổ biến nội dung cũng như vai trò của các bước trong quy trình tín dụng một cách cụ thể. Ngoài ra, các bước trong quy trình này cũng phải được xây dựng một cách hợp lý, dễ hiểu để các cán bộ tín dụng có thể nắm bắt và thực hiện một cách dễ dàng. Ngân hàng cũng cần thực hiện kiểm tra đột xuất việc chấp hành quy trình tín dụng để phát hiện các trường hợp vô tình hay cố ý làm sai

quy trình và có những biện pháp xử phạt nghiêm minh, tránh tình trạng tái diễn trong tương lai.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng VP bank chi nhánh âu cơ khoá luận tốt nghiệp 113 (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w