CBTD là yếu tố trung tâm và quan trọng nhất đối với việc nâng cao chất lượng tín dụng ở ngân hàng. CBTD có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm và thành thạo nghiệp vụ, thông thường đều có những đánh giá chính xác và
quản lý vốn vay chặt chẽ, hiệu quả.
Mặc dù, đội ngũ cán bộ ngân hàng tại chi nhánh chủ yếu có trình độ đại học trở lên nhưng do tính phức tạp của thị trường và những khó khăn trong công tác tín dụng nên trình độ của một số cán bộ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Do vậy, để nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cũng nên đề ra chính sách phát triển nguồn nhân lực và chăm lo cho việc đào tạo, phát triển trình độ chuyên môn. Ngân hàng nên tiến hành một số biện pháp sau:
- Tiến hành rà soát, đánh giá lại chất lượng nguồn nhân lực hiện có và chỉ tuyển mới thêm nếu thực sự cần thiết. Tập trung xây dựng các công cụ đánh giá CBTD một cách toàn diện, thống nhất nhằm đảm bảo có hệ thống các tiêu chí đánh giá phù hợp nhất với các vị trí, chức năng trong hệ thống.
- Ngân hàng cần tiếp tục chuẩn hóa CBTD và quy định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn, chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với CBTD. Ngân hàng cần phải phân loại CBTD, kiên quyết loại bỏ hay chuyển công tác đối với CBTD không đủ tiêu chuẩn theo quy định.
- Ngân hàng cần xây dựng kế hoạch đào tạo có tầm nhìn dài hạn hơn. Bên cạnh việc đào tạo chuyên môn, ngân hàng cũng cần tổ chức cho CBTD học hỏi thêm những kiến thức đa ngành về xây dựng, kỹ thuật.. .để hỗ trợ cho công tác thẩm định dự án, phương án vay vốn của khách hàng. Hoặc ngân hàng thực hiện chuyên môn hóa cán bộ tín dụng. Mỗi CBTD sẽ được giao phụ trách một nhóm khách hàng nhất định, có những đặc điểm chung về ngành nghề kinh doanh hoặc loại hình doanh nghiệp. Việc phân nhóm sẽ dựa trên năng lực, sở trường, các mối quan hệ xã hội và kinh nghiệm của cán bộ đó. Nhờ vậy, CBTD có thể hiều về khách hàng một cách sâu sắc, tập trung vào công việc của mình và giảm chi phí trong điều tra, tìm hiểu khách hàng, giảm sai sót trong quá trình thẩm định.