Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng VPBank Chi nhánh Âu Cơ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng VP bank chi nhánh âu cơ khoá luận tốt nghiệp 113 (Trang 40 - 50)

Cơ trong những năm gần đây

Trong những năm gần đây, dưới sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế trong nước cũng gặp nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta giai đoạn 2013-2015 trung bình đạt 5,48%, thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn trước khủng hoảng tài chính. Biểu hiện cụ thể là các doanh nghiệp phá sản tăng nhanh hơn số doanh nghiệp xin cấp phép. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng thương mại. Các doanh nghiệp thực sự cần vốn thì không đủ điều kiện để xin vay, các doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính thì có nhu cầu vốn thấp hơn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng của NHTM. Mà hoạt động tín dụng là một trong những lĩnh vực kinh doanh đem lại nhiều lợi nhuận lớn cho các ngân hàng. Tuy nhiên, trong những năm qua, được sự chỉ đạo và hỗ trợ nhiều mặt của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng cũng như các chi nhánh trong cùng hệ thống, tình hình kinh doanh của VPBank chi nhánh Âu Cơ có sự biến động qua các năm nhưng nhìn chung chi nhánh có kết quả kinh doanh tương đối khả quan. Dưới đây là kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2013-2015:

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Ngân hàng VPBank chi nhánh Âu Cơ

Chi phí 77.30

0 74.975 92.153

Tỉ lệ Chi phí/Doanh thu 0,85

2

0,86

8 0,831

Lợi nhuận trước thuế 13.46

4 11.44 5 18.76 8 Thuế 2.96 2 2.861 4.692

Lợi nhuận sau thuế 10.50

2

8.58 4

14.07 6

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng VPBank- Chi nhánh Âu Cơ

Nhận xét: Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank Âu Cơ giai đoạn 2013-2015 có sự biến động qua các năm. Cụ thể năm 2013, tổng thu là 90.764 triệu đồng, năm 2014 giảm xuống còn 86.420 triệu đồng, sau đó tăng trở lại đạt 110.920 triệu đồng vào năm 2015.

Năm 2014, tổng thu của chi nhánh chỉ đạt 86.420 triệu đồng, giảm 4.344 triệu đồng, về số tương đối giảm 4,78% so với năm 2013. Năm 2014, ngân hàng cho vay nền kinh tế ít, tăng trưởng tín dụng thấp, nguồn vốn chưa được lưu thông làm cho doanh thu giảm. Các khoản thu của chi nhánh chủ yếu từ nguồn thu lãi cho vay, chiếm 80,97% so với tổng thu. Tuy nhiên, các khoản thu từ dịch vụ đang có xu hướng tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do chiến lược mở rộng các hoạt động dịch vụ tại chi nhánh. Hiện nay, VPBank Âu Cơ đang cung ứng rất nhiều dịch vụ cho khách hàng như : dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ ủy thác và đại lý, dịch vụ tư vấn, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ chiết khấu, dịch vụ

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Số tiền huy động 653.01

3 5 686.51 0 692.02

bảo quản tài sản cho thuê tủ két.. .Sự gia tăng của các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ góp phần cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Điều đó được thể hiện ở tổng thu năm 2015. Bước sang năm 2015, tình hình kinh doanh của chi nhánh có nhiều khả quan hơn. Với chiến lược hợp lý cùng với những nỗ lực của đội ngũ nhân viên, kết quả là năm 2015 tổng thu đã tăng lên rõ rệt, đạt 110.920 triệu đồng, tăng 24.500 triệu đồng so với năm 2014.

Về tổng chi của chi nhánh cũng biến động tăng qua các năm. Cụ thể năm 2013, tổng chi là 77.300 triệu đồng, năm 2014 giảm nhẹ xuống còn 74.975 triệu đồng, năm 2015 tăng 92.153 triệu đồng. Trong đó, các khoản chi trả lãi tiền gửi huy động vốn và tiền vay chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng trên 80% tổng chi. Điều này cũng khá hợp lý là vì trong thời gian qua hoạt động tín dụng của chi nhánh được đẩy mạnh là nhờ nguồn vốn dồi dào từ công tác huy động vốn nên phần lớn chi phí của chi nhánh là để dành trả lãi cho tiền gửi huy động và tiền vay. Tỷ lệ tổng chi/ tổng thu cho biết để có được một đồng thu nhập, ngân hàng cần phải chi ra bao nhiêu đồng chi phí hay nói cách khác nó thể hiện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Tỷ lệ chi phí/ thu nhập của chi nhánh tương đối tốt, năm 2013 là 0,852, năm 2014 là 0,868 và năm 2015 là 0,831. Các chỉ số này đều nhỏ hơn 1 cho thấy tình hình hoạt động của chi nhánh tương đối khả quan. Chi nhánh đã kiểm soát tốt các chi phí, qua đó góp phần ổn định lợi nhuận qua các năm. Lợi nhuận của chi nhánh cũng có sự thay đổi nhẹ qua các năm. Năm 2013 lợi nhuận sau thuế đạt 10.502 triệu đồng, năm 2014 là 8.584 triệu đồng, và năm 2015 đạt 14.076 triệu đồng tăng trên 66% so với năm 2014 nhưng mức lợi nhuận này vẫn chỉ đạt mức trung bình so với các chi nhánh cùng quy mô.

V Hoạt động huy động vốn

Đối với mỗi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế, nguồn vốn được coi là cơ sở quan trọng quyết định đến việc thành lập, mở rộng hoạt động kinh doanh. Đối với các ngân hàng thương mại, nguồn vốn luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh trong suốt quá trình tồn tại và phát triển. Nghiệp vụ huy động vốn tạo điều kiện và là tiền đề cho hoạt động của ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại tiến hành hoạt động huy động vốn nhàn rỗi từ các chủ thể trong nền kinh tế từ đó tiến hành các hoạt động đầu tư, cho vay đối với các thành phần kinh tế, giúp họ đổi mới trang thiết bị sản xuất, nâng cấp nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh.. Trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao nhất , có ý nghĩa sống còn đối với mỗi ngân hàng. Nguồn vốn huy động không phải là nguồn vốn thuộc sở hữu của ngân hàng nhưng lại là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của ngân hàng. Nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu từ nguồn tiền gửi giao dịch nhằm mục đích giao dịch, thanh toán chi trả và tiền gửi phi giao dịch như tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn. Bên cạnh đó, NHTM còn có thể huy động vốn thông qua phát hành các giấy tờ có giá như: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và trái phiếu.

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn cũng như để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, VPBank luôn coi huy động vốn là hoạt động trọng tâm trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Hiện nay, trong môi trường ngân hàng với sự cạnh tranh gay gắt không chỉ từ các ngân hang trong nước mà còn cả từ các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài với phong cách làm việc chuyên nghiệp, năng động khiến cho hoạt động huy động vốn tại chi nhánh đôi lúc gặp nhiều khó khăn. Nhưng nhờ tích cực chủ động khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi, mở rộng mạng lưới hoạt động, đưa ra nhiều hình thức huy động vốn khác nhau nằm thu hút thêm các khách hàng tiềm năng, tình hình huy động vốn của VPBank chi nhánh Âu Cơ tương đối khả quan như sau:

Bảng 2.2: Hoạt động huy động vốn của NH VPBank chi nhánh Âu Cơ

Tăng trưởng (tuyệt đối) 33.502 5.505

Tăng trưởng (tương đối) 5.13% 0.80

33.502 triệu đồng so với năm 2013 , về số tương đối tăng 5,13%. Mức tăng này tương đối thấp so với các năm trước đây. Nguyên nhân là do trong năm 2014, NHNN đã thực hiện điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho thị trường tiền tệ- tín dụng, hoạt động ổn định, góp phần tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát. Trong năm 2014, lãi suất huy động tiếp tục giảm mạnh do trần lãi suất huy động mà NHNN quy định liên tục giảm từ 13% /năm vào những tháng đầu năm 2013 xuống dưới 7%/năm trong 6 tháng đầu năm 2014. Tuy nhiên, dù lãi suất huy động liên tục giảm nhưng người dân vẫn tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng với kỳ hạn dài bởi đây vẫn là kênh đầu tư an toàn hiệu quả nhất so với các kênh đầu tư khác tại thời điểm đó. Ngoài ra từ năm 2012, nhằm tăng cường quản lý thị trường vàng, NHNN đã ban hành thông tư 12/2012/TT-NHNN về việc chấm dứt huy động bằng vàng đối với các tổ chức tín dụng. Theo nội dung văn bản số 7019/NHNN-QLNH yêu cầu các tổ chức tín dụng còn số dư huy động và cho vay vốn bằng vàng phải tất toán huy động vốn bằng vàng muộn nhất là ngày 30/6/2013. Việc không được tiếp tục huy động vàng trong dân cư cũng là một trong những lý do khiến nguồn vốn huy động năm 2013 tăng trưởng chậm chạp so với năm 2012. Bước sang năm 2014, mặt bằng lãi suất huy động giảm từ 1,5-2% so với cuối năm 2013 , nhưng người dân vẫn gửi tiền vào hệ thống ngân hàng thương mại. Đầu tư vào vàng, ngoại tệ, chứng khoán... đều bị thua lỗ, đầu tư vào bất động sản có nhiều rủi ro, bỏ vốn ra kinh doanh thì gặp nhiều khó khăn do cầu của nền kinh tế yếu. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi của chính sách, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng nói chung và chi nhánh Âu Cơ nói riêng cũng nỗ lực không ngừng để thu hút nguồn vốn huy động bằng những chính sách huy động hợp lý, có nhiều ưu đãi đối với khách hàng, đặc biệt là nâng cao chất lương dịch vụ, cùng với đó là ngân hàng đã tạo được lòng tin của khách hàng sau một thời gian đi vào hoạt động nên ngân hàng thu hút được lượng vốn tăng cao. Trong năm 2014, bên cạnh chính sách lãi suất huy động cạnh tranh, VPBank đã triển khai hàng loạt các sản phẩm mới như: sản phẩm tiết kiệm trực tuyến, tiết kiệm gửi góp Easy Savings, Easy Savings Kids, tiết kiệm bảo toàn thịnh vượng với nhiều ưu đãi và tiện ích mới. Nhờ vậy, tính đến cuối năm 2014, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 692.020 triệu đồng,

tăng 5.505 triệu đồng so với năm 2013, về số tương đối tăng 0,795%. về cơ cấu nguồn vốn huy động của VPBank Âu Cơ xét theo đối tượng huy động vốn bao gồm nguồn vốn từ dân cư, nguồn vốn từ doanh nghiệp, tổ chức khác và nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng khác.

Nguồn vốn huy động chủ yếu của chi nhánh là nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư. Đây là nguồn vốn quan trọng bậc nhất của chi nhánh, luôn chiếm tỷ trọng cao khoảng 70% tổng nguồn vốn. Cụ thể, trong năm 2013 , nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 442.612 triệu đồng, năm 2014 đạt 475.901 triệu đồng và tiếp tục tăng cao vào năm 2015 đạt 501.161 triệu đồng. Nắm vững nhu cầu gửi tiền của khách hàng nhằm mục đích sinh lợi, trong những năm qua chi nhánh đã có những bước điều chỉnh lãi suất hợp lý, đưa ra nhiều kỳ hạn cho khách hàng lựa chọn, đa dạng hóa các hình thức trả lãi. Nhờ vậy, quy mô nguồn vốn huy động từ dân cư tiếp tục tăng tạo điều kiện cho các hoạt động khác của chi nhánh đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, nguồn vốn từ các doanh nghiệp cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao, về quy mô nguồn vốn từ doanh nghiệp vẫn tăng đều đặn nhưng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2013, huy động vốn từ doanh nghiệp 135.500 triệu đồng ( chiếm 21% ), năm 2014 đạt 135.913triệu đồng ( chiếm 19,74%), năm 2015 đạt 131.276 triệu đồng ( chiếm 18,97%). Quy mô vốn từ doanh nghiệp tăng trưởng là do chi nhánh không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán, cải tiến công nghệ, mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn. Tuy nhiên, mức tăng này còn hạn chế so với mặt bằng chung của các chi nhánh cùng hệ thống. Tiếp đến là nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng khác. Nguồn vốn này có xu hướng giảm dần qua các năm.Cụ thể , năm 2013 là 74.901 triệu đồng, năm 2014 đạt 76.700 triệu đồng, và liên tục giảm chi còn 59.583 triệu đồng. Đây là nguồn tiền có tính ổn định không cao và không thường xuyên.

Có thể thấy, giai đoạn 2013-2015 là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng, của cán bộ nhân viên, VPBank Âu Cơ đã đạt được nhiều thành tích trong hoạt động huy động vốn. Nguồn vốn huy động tăng trưởng liên tục giúp chi nhánh phát triển tốt các hoạt động tín dụng và góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Chỉ tiêu Năm 2013 Tỷ trọng ( %) m 201 4 Tỷ trọng ( %) Năm 2015 Tỷ trọng (%) Thu từ dịch vụ thanh Toán 1.884,

7 62 2.409, 61,89 2.771,2 64

Thu từ nghiệp vụ bảo Lãnh 36,

41 1 77,86 2 90129, 3

Thu từ dịch vụ ngân quỹ 60,

68 2 52,17 1,34 43,30 1

Thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý 109, 22 4 155,7 2 4 86,60 2 Thu từ dịch vụ tư vấn 364, 08 12 350,37 9 30476, 11

Thu từ kinh doanh và dịch vụ

bảo hiểm

345,

88 11 467,16 12 60519, 12

Thu phí nghiệp vụ chiết

khấu 3430, 1 0 0 43,30 1

Thu dịch vụ cho thuê tủ két 71, 00 2 233,5 8 6 216, 50 5 Thu khác 131, 68 4 155,72 4 43,30 1 Tổng thu 3.0 34 ĨÕÕ 3893 100 4330 100 J Hoạt động dịch vụ

Trong những năm gần đây, nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của một ngân hàng hiện đại trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh ngày càng được hoàn thiện với các loại hình như: Dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ chuyển tiền nhanh, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ mua bán ngoại tệ, đại lý thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. Hiện nay, tốc độ tăng trưởng dịch vụ tăng nhanh, góp phần bổ sung đáng kể lợi nhuận cho chi nhánh. Dưới đây là kết quả hoạt động dịch vụ tại chi nhánh giai đoạn 2013-2015:

Bảng 2.3: Hoạt động dịch vụ của NH VPBank- Âu Cơ giai đoạn 2013 -2015

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số tiền Tỷ

trọng Số tiền

Tỷ

trọng Số tiền Tỷ trọng

thanh toán và nghiệp vụ bảo lãnh.Trong giai đoạn 2013-2015 doanh số từ hai hoạt động này tăng cả về số tuyệt đối và tương đối. Doanh số từ nghiệp vụ bảo lãnh tăng cho thấy chi nhánh ngày càng có uy tín hơn , tạo được niềm tin từ khách hàng. Trong những năm gần đây, công tác bảo lãnh hiệu quả an toàn và chưa phải trả thay cho khách hàng.

Trước những năm 2010, hoạt động thanh toán quốc tế tại VPBank Âu Cơ hầu như không phát triển. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích

cực. Một phần là do nhu cầu của khách hàng tăng lên và do đó chi nhánh đã quan tâm hơn đến hoạt động này hơn so với thời kỳ trước. Việc mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế không những giúp ngân hàng thu về các khoản phí mà còn mở rộng thêm các đối tượng khách hàng mới. Hiện nay , chi nhánh đang cung cấp 1 số các dịch vụ thanh toán quốc tế như: thanh toán chuyển tiền, thanh toán nhờ thu và thư tín dụng ( L/C). Nhìn chung, do mới phát triển nên doanh số từ hoạt động thanh toán quốc tế còn ở mức khá khiêm tốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng VP bank chi nhánh âu cơ khoá luận tốt nghiệp 113 (Trang 40 - 50)