Tăng cường các biện pháp thu nợ, đảm bảo trả nợ và lãi vay ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng VP bank chi nhánh âu cơ khoá luận tốt nghiệp 113 (Trang 71 - 73)

lúc và đúng thời điểm, đúng số vốn ghi trong hợp đồng tín dụng thì công việc quản

lý vốn vay là theo dõi và kiểm tra số tiền mà doanh nghiệp rút ra lần trước có sử dụng đúng mục đích và hợp lý hay không. Việc kiểm tra này thông qua các chứng

từ như hóa đơn, hợp đồng... nếu doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích như hợp đồng tín dụng thì đó là cơ sở cho việc cấp tín dụng lần sau. Những trường hợp sử

dụng sai mục đích thì phải xử lý ngay theo chế độ tín dụng của ngân hàng.

Ngoài ra,

phải tiến hành theo dõi, giám sát mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá những diễn biến trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng, để phát hiện kịp thời những khả năng có thể phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi nhằm có

những biện pháp xử lý kịp thời.

Đôn đốc thu nợ, lãi đúng kỳ hạn và đầy đủ là trách nhiệm, kỷ luật đối với cán bộn tín dụng, lịch trả nợ gốc và lãi đã cam kết trong hợp đồng tín dụng phải được theo dõi thường xuyên, đồng thời ngân hàng cần gửi báo cáo cho doanh nghiệp đang phát sinh nợ quá hạn để khách hàng kịp thời chuẩn bị nguồn trả nợ. Việc thu nợ và lãi đúng kỳ hạn có ảnh hưởng rất lớn tới uy tín và sự phát triển của ngân hàng.

Khi một dự án vay đến hạn trả nhưng doanh nghiệp chưa có nguồn trả nợ thì ngân hàng cần xem xét xem có gia hạn cho khách hàng không, không tùy tiện gia hạn cho khách hàng. Nếu trong các dự án cho vay có nợ quá hạn thì cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi mọi diễn biến để kịp thời thu hồi, tránh dây dưa nợ nần. Để xử lý nợ quá hạn thì ngân hàng cần có biện pháp thích hợp để giúp đỡ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn tạm thời, đồng thời giúp doanh nghiệp trong việc tư vấn sản xuất để giảm nợ quá hạn, không cho khách hàng vay khoản mới khi chưa hết nợ cũ.

Bên cạnh đó, ngân hàng cần quan tâm đến việc phòng ngừa rủi ro đối với khoản vay bởi vì các khoản vay trung và dài hạn có độ rủi ro cao, có thể gây đột biến và kéo dài cho cả bên đi vay, ngân hàng và các bên liên quan. Chính vì vậy, xác định và dự báo rủi ro tiềm ẩn trong thế chấp và bảo lãnh vay vốn rất cần thiết đối với ngân hàng. Do vậy, ngân hàng dự báo rủi ro tiềm ẩn càng đầy đủ, cẩn trọng thì hiệu quả tín dụng càng cao. Đồng thời, khi tính toán nguồn trả nợ, thời hạn nợ, người ta tính toán cả phương án: phương án lạc quan nhất, phương án trung bình nhất., để an toàn và phòng ngừa rủi ro tiềm ẩn, thường lấy phương án sản xuất xấu

nhất để xem xét. Neu phương án này vẫn đảm bảo trả được nợ và lãi vay thì có thể yên tâm về khả năng khoản vay được phê duyệt.

The chấp và bảo lãnh cho việc vay vốn là biện pháp an toàn cuối cùng cho việc vay vốn, ngân hàng phải biết sự nhạy cảm, đảm bảo nguyên tắc và chấp hành nghiêm chỉnh chính sách của Nhà nước, áp dụng linh hoạt, sáng tạo nhưng không tùy tiện. Ngân hàng cần thực hiện việc thế chấp, bảo lãnh đúng quy định, cho lãi phải dựa trên những cơ sở thực sự từ doanh nghiệp chứ không dựa vào tài sản thế chấp.

Hệ gắn bó chặt chẽ giữa khách hàng và ngân hàng, trao đổi thường xuyên, rút kinh nghiệm làm cho mối quan hệ hai bên càng bền vững. Trang bị kiến thức marketing cho cán bộ, đẩy mạnh các hình thức quảng cáo thông qua chính các khách hàng hiện có, qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí...

Đối với các khách hàng hoạt động không hiệu quả, đã phát sinh nợ xấu hoặc tiềm ẩn nợ xấu (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5), ngân hàng cần xây dựng lộ trình giảm dần dư nợ hiện tại và thực hiện bằng các biện pháp kiên quyết, khéo léo để thu hồi nợ, việc cho vay mới chỉ nhằm mục đích tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thời gian thực hiện lộ trình giảm dư nợ vay trên cơ sở các phương án kinh doanh hiệu quả, khả thi và ngân hàng kiểm soát được nguồn thu đồng thời tăng cường tài sản bảo đảm cho các khoản vay nhằm hạn chế rủi ro.

Thực hiện tốt chính sách khách hàng sẽ tạo mối quan hệ gần gũi giữa ngân hàng và khách hàng, giúp ngân hàng nắm bắt được nhu cầu cảu khách hàng vay vốn để có những biện pháp thích ứng, kịp thời đồng thời phát hiện những khó khăn của khách hàng để tìm biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ khách hàng.

Như vậy thực hiện tốt chính sách khách hàng, ngân hàng sẽ có được lực lượng khách hàng đông đảo, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện sang lọc dần và xây dựng được nền khách hàng ổn định, tín nhiệm, chất lượng tín dụng của ngân hàng được nâng cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng VP bank chi nhánh âu cơ khoá luận tốt nghiệp 113 (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w