Trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN của các ngân hàng Thái Lan đã có tách bạch, phân công rõ chức năng cho các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản nợ vay từ khi tiếp xúc DN, phân tích tín dụng, thẩm định tín dụng, đánh giá rủi ro, thủ tục giấy tờ, đánh giá chất lượng khoản vay.
Các ngân hàng luôn quan tâm đến thông tin của các DNVVN như tư cách pháp nhân, hiệu quả kinh doanh, mục đích vay vốn, khả năng trả nợ và năng lực quản lý điều hành thực trạng tài chính của DN.
Ngoài ra, các ngân hàng Thái Lan còn tiến hành chấm điểm các DNVVN , tuân thủ quyền phán quyết tín dụng đối với một DN. Trong công tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay rất được chú trọng và thường xuyên thu thập thông tin về DN và đánh giá xếp loại DN để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro có thể xảy ra.
1.3.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ
Ở Ản Độ, có khoảng 70 - 80 ngân hàng được tiếp cận với thị trường DNVVN, trong đó ngân hàng ICICI chiếm thị phần từ 4% - 9% tùy thuộc vào hạng mục phân
thị trường DNVVN tại Việt Nam, ví dụ như những khó khăn trong việc đánh giá rủi ro tín dụng và sự tốn kém của chi phí khách hàng, nhưng ngân hàng này đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ đối với tín dụng DNVVN từ khi áp dụng chiến lược của mình vào năm 2003. Trong 10 năm qua, cả danh mục khách hàng vay doanh nghiệp và tổng doanh thu từ DNVVN của ngân hàng đều tăng gấp 5 lần.
Phân khúc thị trường hiệu quả
Để phục vụ thị trường DNVVN một cách hiệu quả, ICICI chia đối tượng khách hàng này thành 3 nhóm:
• Nhóm 1 bao gồm các DNVVN hiện tại có liên kết với nhóm những công ty đang là khách hàng hiện tại với ICICI, cho dù với hình thức bên tiêu thụ hoặc bên
cung cấp sản phẩm dịch vụ.
• Nhóm 2 bao gồm các khách hàng hoạt động trong những ngành đã được xác định và lựa chọn trước, đại diện cho các thị trường cơ hội tiềm năng ở Ản Độ.
• Nhóm 3 bao gồm các khách hàng còn lại.
Hình thức phân loại này giúp cho ICICI khắc phục được những trở ngại như quản lý rủi ro, thu thập thông tin khách hàng. Ví dụ, với các khách hàng ở nhóm 1, những DNVVN này có liên kết với các công ty hiện tại là khách hàng của ngân hàng, sẽ là nhóm có rủi ro thấp hơn do ICICI biết r thông tin về công ty khách hàng và có thể thực hiện cho vay hiệu quả dựa trên những thông tin này. Đối với các khách hàng trong nhóm 2, qua việc lựa chọn 12 ngành trong 165 ngành để chú trọng phát triển ở cấp Quốc gia, ICICI có thể chú trọng tìm hiểu thông tin để am hiểu kỹ hơn về nhóm DNVVN hoạt động trong những ngành này, tìm ra những DNVVN tiềm năng nhất ở cấp độ sâu hơn nhằm tìm cách đáp ứng tốt hơn các nhu cầu cũng như đánh giá đúng năng lực của họ.
Đánh giá toàn diện rủi ro tín dụng
ICICI sử dụng phương pháp “360” để đánh giá rủi ro đối với khách hàng DNVVN của mình. Các thẻ tính điểm tín dụng theo ngành, các mối liên kết, các phân khúc thị trường được thiết lập và được ban đánh giá tín dụng trung ương thông qua nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thủ tục chấp nhận khách hàng cấp chi nhánh. ICICI kết hợp quy trình đánh giá điểm tín dụng dựa trên số liệu này cùng với việc phân tích các chỉ số hoạt động của doanh nghiệp và các thông tin thu thập được từ các buổi đến
cơ sở của nhân viên phụ trách, để thiết lập một quy trình thẩm định rủi ro tín dụng theo nhiều mặt. Việc kết hợp các kênh thông tin trong dánh giá khách hàng giúp cho ICICI có thể cung cấp sản phẩm dịch vụ cho thị trường DNVVN, ngay cả khi nhóm khách hàng này không đáp ứng được những tiêu chuẩn trong cho vay thông thường (ví dụ như đòi hỏi B CTC được kiểm toán) đồng thời vẫn đảm bảo kiểm soát được rủi ro và duy trì được khả năng sinh lời cho ngân hàng.
1.3.4. B ài học rú t ra cho Việt Nam
Từ những kinh nghiệm của các nước có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm chung cho việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN của các NHTM Việt Nam nói chung và cho NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng như sau:
Thứ nhất, các DNVVN trước tiên phải tự hoàn thiện, phát triển dựa trên chính mình, tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ như thiết lập các cơ chế chính sách hỗ trợ DNVVN.
Thứ hai, ngân hàng không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, cần thực hiện tìm hiểu và phân khúc thị trường. Với mỗi đối tượng khách hàng, ngân hàng cần có mô hình dịch vụ riêng để có thể phục vụ một cách hiệu quả. Các mô hình hiệu quả sẽ đáp ứng được tối đa tính đa dạng của thị trường và phân khúc khách hàng tương ứng. Để làm được điều đó, ngân hàng phải thực hiện các bước sau:
- Xác định phần trọng tâm dựa trên tính chất cơ hội, bối cảnh cạnh tranh cũng như các ưu - nhược điểm của bản thân ngân hàng.
- Tìm kiếm các thông tin về thị trường, sử dụng phương pháp phân khúc thị trường để phân loại khách hàng qua đó thiết kế các sản phẩm, điều chỉnh lại quy trình cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng được lựa chọn.
- Xây dựng kỹ năng phát triển sản phẩm, tạo điều kiện tiêu chuẩn hóa và đơn giản hóa để tiết kiệm chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng mục tiêu.
Thứ ba, thực hiện quy trình thẩm định toàn diện, nhiều khía cạnh. Đối với nhiều ngân hàng, đánh giá theo “phương thức đánh giá tài chính doanh nghiệp” là căn cứ quan trọng nhất để đưa ra quyết định trong thẩm định. Tuy nhiên, đối với DNVVN, phương thức này có thể bị hạn chế bởi tính tin cậy của các thông tin được cung cấp. Các ngân hàng có thể ấp dụng nhiều phương thức để khắc phục tình trạng thiếu thông tin, ví dụ như hỗ trợ việc lập CTC, trực tiếp giám sát hoạt động của doanh nghiệp,
điều tra khách hàng thông quan mối quan hệ với nhà cung cấp, khách hàng tiêu thụ...., lượng hóa thông tin phi tài chính về doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp.
Thứ tư, chú trọng quản lý rủi ro tín dụng, thực hiện mô hình quản lý tín dụng mới. Các ngân hàng thành công đã từ bỏ phương pháp giảm thiểu rủi ro để chuyển sang quản lý rủi ro tín dụng. Ngân hàng cần tách rời bộ phận quản lý rủi ro tín dụng với bộ phận bán các sản phẩm thông qua các mô hình tách rời chức năng xử lýhồ sơ khoản vay, thẩm định, ra quyết định và phân bổ vốn. Các mô hình này cóthể khác nhau nhưng đều có chung một đặc điểm là có nhân sự và các quy trình cụthể dành riêng cho việc đánh giá rủi ro và tách riêng hoạt động bán hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của khóa luận đã khái quát những lý luận chung về DNVVN và việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng đối với các DNVVN, tổng hợp hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNVVN đồng thời phân tích những nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của DNVVN. Đây là cơ sở quan trọng để đi sâu phân tích vào thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại NHNN& PTNT chi nhánh huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc trong chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN YÊN LẠC - TỈNH VĨNH PHÚC 2.1. GIỚI THIỆU VỀ NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN YÊN LẠC -
TỈNH
VĨNH PHÚC
2.1.1.Sơ lược quá trình hình thành và phát triển
Ngày 22/12/1992, thống đốc ngân hàng nhà nước có quyết định số 603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 sở giao dịchvà 43 chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phố. Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp quận huyện thị xã có 475 chi nhánh . Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Vĩnh phúc được thành lập trong thời gian này. Sau đó 4 năm, thì Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc đã được thành lập.
Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc được thành lập theo quyết định số 498 của tổng giám đốc Agribank, là chi nhánh trực thuộc đơn vị thành viên. Bước vào hoạt động từ ngày 1/1/1996 với biên chế có 35 CBNV, nguồn vốn 3,1 tỷ, dư nợ 12,7 tỷ, cơ sở vật chất nghè o nàn.
Môi trường hoạt động trong địa bàn có 17 xã. Là huyện thuần nông song ổn định về an ninh chính trị, có sự phát triển kinh tế với tốc độ khá , chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngày càng phát triển . Qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế được đẩy mạnh, nhiều nuồi chuyển từ kinh tế thuần nông sang trồng trọt kết hợp chăn nuôi, nhiều hộ gia đình tại các làng nghề chuyên tâm vào sản xuất sản phẩm chuyên biệt vì vậy nhu cầu sử dụng vốn tăng lên nhanh chóng trong những năm qua.
Địa chỉ: Thôn Đoài, Thị trấn Yên Lạc, Huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc
Agribank Yên Lạc hiện nay đang cung cấp những dịch vụ ngân hàng với nhiều tiện ích như: huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với các hình thức tiền gửi có kì hạn, không kì hạn; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, các dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc theo tiêu chuẩn ở thị trường trong nước: thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế; cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
hướng cho khách hàng sử dụng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng với lợi ích cao thuộc về khách hàng nên đã thu hút được đông đảo khách hàng, tạo tâm lý gắn kết lâu dài với Ngân hàng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Hiện nay, chi nhánh bao gồm một trụ sở chính và 3 phòng giao dịch trên địa bàn huyện Yên Lạc với 53 CB CNV trong đó 2/3 có trình độ đại học trở lên, được đào tạo bài bản về tài chính ngân hàng và luôn không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ.
Bộ máy tổ chức như sau:
Sơ đồ: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Agribank - chi nhánh Yên Lạc - Vĩnh Phúc
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Agribank - chi nhánh Yên Lạc)
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Ag ribank chi nhánh huyện Yên Lạc
Các phòng nghiệp vụ có quan hệ với nhau dưới sự điều hành của ban giám đốc, thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng, hướng tới mục tiêu lợi nhuận trong phạm vi an toàn nhất định.
• B an giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm và giữ vai trò chỉ đạo trong Ngân hàng; giúp việc cho giám đốc là Phó giám đốc
- Giám đốc: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Ngân hàng, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình và là người đại diện của Ngân hàng theo pháp luật.
- Phó giám đốc: Là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc. Phó giám đốc là người do giám đốc bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động kinh doanh, được uỷ quyền của Giám đốc để ký kết các hợp đồng uỷ thác với các đối tác của Ngân hàng.
• Phòng nghiệp vụ kinh doanh: đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu
dùng; tổng hợp báo cáo phân tích kết quả hoạt động tín dụng; ...
• Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: là bộ phận chuyên trách giúp việc cho Giám đốc chi nhánh điều hành mọi hoạt động nghiệp vụ đúng Pháp luật; Trực tiếp triển khai
tác nghiệp các nghiệp vụ về kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh tại đơn vị.
• Phòng Kế toán ngân quỹ: Tham mưu cho Giám đốc về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh; về tổ chức quản lý tài chính, kế toán, ngân quỹ trong Chi nhánh;
Trực tiếp triển khai thực hiện nghiệp vụ về tài chính, kế toán, ngân quỹ cũng như công
tác hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, thanh toán, ngân quỹ để quản lý, kiểm soat nguồn vốn và sử dụng vốn; quản lý tài sản; quản lý, kiểm soát thu nhập và chi phí từ đó xác định kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
• Phòng Hành chính nhân sự: Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của Chi nhánh; Trực tiếp triển
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013 So sánh 2015 với 2014 So sánh 2014 với 2013 +/- % +/- % Tổng nguồn vốn 1.006.089 781.521 662.209 224.568 28,73% 119.312 18,02% a.Nội tệ 989.909 765.781 646.367 224.128 29,27% 119.414 18,47% Trong đó: -Tiền gửi KBNN 15.000 15.000 33.297 0 0,00% -18.297 - -Tiền gửi TCKT &TCTD khác 11.000 8.605 6.665 2395 27,83% 1.940 54,95%
-Tiền gửi dân cư 963.909 742.176 606.405 221.733 29,88% 135.771 29,11% b.Ngoại tệ quy
đổi
16.180 15.740 15.842 440 2,80% -102 -0,64%
USD nguyên tệ 684 669 697 15 2,24% -28 -4,02%
EUR nguyên tệ 69 59 40 10 16,95% 19 47,50%
- Ngân hàng liên xã Đồng Văn trực thuộc: Hoạt động trên địa bàn 4 xã
- Ngân hàng liên xã Liên Châu trực thuộc: Hoạt động trên địa bàn 4 xã
2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh
Trong những năm vừa qua, tuy phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng tập thể cán bộ nhân viên của chi nhánh đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao và đã đạt được những kết quả nhất định.
2.1.3.1. Tnh hình huy động vốn
Bảng 2.1: Ket quả huy động vốn của Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc
Chỉ tiêu 2015 2014 2013 So sánh năm 2015 với 2014 So sánh năm 2014 với 2013 +/- % +/- % Tổng dư nợ 538.132 466.862 503.547 71.270 15,26 -36.685 -7,29 Ngắn hạn 470.352 427.374 473.022 42.978 10,06 -45.648 -9,65 Trung hạn - dài hạn 67.78 39.488 30.525 28.292 71,65 8.963 29,36
Tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc có xu hướng tăng qua các năm. Thể hiện qua tổng nguồn vốn huy động được năm 2014 tăng 18,02% so với năm 2013 và năm 2015 tăng 28,73% so với năm 2014. Có được kết quả này là do trong thời gian qua chi nhánh thường xuyên quảng bá công tác huy động vốn, đa dạng hóa nghiệp vụ huy động vốn theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo chi nhánh. Bên cạnh đó, đổi mới phong cách phục vụ, lịch sự tạo sự thoải mái cho khách hàng đến giao dịch, xử lý nhanh và chính xác các chứng từ cũng như trong kiểm đếm nên đã tạo được sự tín nhiệm của khách hàng, khách hàng ngày càng nhận được nhiều tiện ích mà ngân hàng cung cấp nên lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều. Trong đó, số dư tiền gửi tiết kiệm từ dân cư cao hơn so với các hình thức huy động khác, đặc biệt là so với nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế. Điều này có lợi cho ngân hàng vì số dư trên tài khoản tiền gửi của dân cư có thời gian dài và ổn định hơn tiền gửi của tổ chức kinh tế. Và tiền gửi của dân cư tăng khá đều đặn qua các năm cho thấy hướng đi