3.3.1. Đối với chính phủ
a/ Hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo điều kiện th úc đẩy quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với DNVVN
Nen kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp ra đời và hoạt động ngày càng nhiều và phức tạp. Nhà nước và các ban ngành cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là Luật doanh nghiệp để khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đúng pháp luật và hiệu quả. Ban hành các chính sách hỗ trợ, bảo vệ, khuyến khích DNVVN phát triển. Bên cạnh đó, Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp luật, hướng dẫn các thủ tục về cấp chứng thư, sở hữu tài sản, để tạo điều kiện cho các DNVVN thực hiện việc thế chấp tài sản vay vốn Ngân hàng một cách nhanh chóng. Ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn việc thực hiện xử lí, phát mại tài sản thế chấp. Có như vậy mới góp phần tạo ra sự đảm bảo chắc chắn hơn cho các NHTM.
b/ Tạo điều kiện phát triển hiệp hội các DNVVN
Hiệp hội các DNVVN đóng vai trò là nối giữa các DNVVN với các cơ quan hữu quan, là tổ chức quan trọng có vai trò tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN phát triển, giúp các DN này nắm bắt được cơ hội kinh doanh, hợp tác thông qua việc liên kết với các tổ chức hiệp hội khác. Do vậy, nhà nước cần khuyến khích Hiệp hội phát triển làm điểm tựa vững chắc cho DNVVN.
c/ Tạo điều kiện cho quỹ bảo lãnh tín dụng của các DNVVN hoạt động hiệu quả.
Cho đến nay, số lượng các quỹ này trên cả nước còn rất ít và hoạt động mờ nhạt. Để tạo điều kiện thúc đẩy việc thành lập các Qũy bảo lãnh tín dụng và đưa các Qũy này có hoạt động hiệu quả, Nhà nước cần:
- Trước tiên phải xác định việc thành lập các Qũy bảo lãnh tín dụng là biện pháp hỗ trợ hiệu quả sự phát triển DNVVN và vốn góp từ ngân sách là chủ yếu. - Xây dựng mô hình quản lý quỹ theo hướng gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo an
toàn, hiệu quả. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của qũy cần tiến hành thường
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Qũy với Ngân hàng trong việc thẩm định khoản bảo lãnh của khách hàng nhưng quyết định bảo lãnh của quỹ cần độc lập
với kết
quả thẩm định khoản vay của ngân hàng.
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
NHNN cần phải tổ chức tốt và đảm bảo cho sự vận hành thông suốt, ổn định của thị trường tiền tệ. Khuyến khích các ngân hàng thương mại đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và đối tượng cho vay. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động của thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng để thuạn tiện cho việc luân chuyển vốn giữa các ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh koanr và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của NHTM.
- NHNN cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM để ngăn ngừa những đổ bể về tín dụng gây ảnh hưởng tới hiệu quả, chất
lượng tín dụng.
- NHNN cần tăng cường công tác thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro bằng cách thành lập và nâng cấp và nâng cấp hệ thống thông tin về khách hàng để cung
cấp cho các tổ chức tín dụng. Ban hành quy chế về trao đổi thông tin giữa các tổ chức
tín dụng.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng. Qua đó, NHNN giám sát quản lý hoạt động của NHTM
- NHNN cần nhanh chóng hoàn chỉnh các văn bản, quy chế cho phù hợp với yêu cầu hiện hành.
3.3.3. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam
- NHNo&PTNT Việt Nam cần phải tiếp tục hoàn chỉnh và ban hành các chế độ nghiệp vụ cụ thể, đảm bảo ngắn gọn, chuẩn xác, định rõ được trách nhiệm của từng
cán bộ tín dụng đến trưởng, phó phòng kinh doanh và giám đốc sao cho phù hợp với
- NHNo&PTNT Việt Nam phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các mặt nghiệp vụ kinh doanh của các đơn vị thành viên trong hệ thống nói chung và của NHNo&PTNT Yên Lạc nói riêng. Trong công tác thanh tra kiểm soát cần phải
có đội
ngũ cán bộ là người am hiểu sâu rộng nghiệp vụ ngân hàng, có phẩm chất đạo
đức tốt
và phải được đào tạo thêm các kiến thức hỗ trợ khác như nghiệp vụ thanh tra, pháp
luật,...để kịp thòi uốn nắn những sai sót, đưa hoạt động của các đơn vị thành
viên được
thống nhất theo đúng quy trình nghiệp vụ, thể chế của NHNo&PTNT Việt Nam cũng
như của Ngành, đảm bảo nâng cao hoạt động của các chi nnhanhs trên toàn hệ thống.
- Tăng cường hoạt động của trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ:
+ Tăng cường mở thêm các lớp học tập, bồi dưỡng trong ngành cũng như ngoài ngành với đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao và kinh nghiệm trong giảng dạy.
+ Thường xuyên kiểm tra trình độ về các mặt nghiệp vụ nhất là nghiệp vụ tín dụng với cán bộ làm công tác tín dụng (đội ngũ quyết định sự thành bại trong kinh doanh của ngân hàng).
- NHNo&PTNT Việt Nam sớm có chiến lược và chính sách khách hàng DNVVN làm định hướng cho các chi nhánh xây dựng cơ chế tài chính trong tiếp thị và ưu đãi
với khách hàng vừa mang tính hệ thống, vừa mang tính cạnh tranh cao, vừa tạo nguồn
chủ động cho các đơn vị thành viên trong việc vận dụng có hiệu quả cơ chế đó.
3.3.4. Đối với các DNVVN
DNVVN có vai trò quan trọng và ngày càng chiếm ưu thế trong nên fkinh tế nước ta. DNVVN đã có những thành công kỳ diệu, từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế, mặc dù vậy, những nguyên nhân như: tiếp cận thông tin kém,thiếu dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, khó khăn về vốn, công nghệ lạc hậu, trình độ
- Lập báo cáo tài chính một cách rõ ràng, đáng tin cậy, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ kế toán, thực hiện đúng chế dộ thống kê kế toán... đảm bảo cho các
thông tin tài chính đến với ngân hàng một cách đầy đủ, trung thực. Có như thế mối
quan hệ giữa DNVVN và ngân hàng mới phát triển lâu bền.
- DNVVN cần chú trọng công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ, bởi đó chính là yếu tố quyết định thành công cho DN. Một trong những thiếu sót của các
DNVVN là
không có một chính sách và một kế hoạch phát triển nhân sự dài hạn và chuyên nghiệp. Để giữa chân và thu hút được nhân tài, Dn cần có chính sách đãi ngộ và phát
triển nhân sự thích hợp, đồng thời đa dạng hóa hình thức khen thưởng về vất
chất và
tình thần căn cứ vào kết quả đóng góp.
- Các DNVVN cần không ngừng đổi mới công nghệ. Công nghệ thông tin sẽ giúp các DNVVN đạt các mục tiêu kinh doanh dễ dàng hơn từ thiết kế sản phẩm cho
đến sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng khả năng kết nối với các nhà cung cấp cũng
như giữ
và mở rộng tìm kiếm lượng khách hàng mới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ thực trạng hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng tại Agribank Yên Lạc đã nghiên cứu ở chương 2, khóa luận đã đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các NHTM
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng ngân hàng là vấn đề mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của bản thân từng ngân hàng, do đó vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng luôn được ngân hàng coi là mục tiêu quan trọng hàng đầu cần đạt được. Việc cải thiện chất lượng các khoản tín dụng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng mà còn có tác động lớn đến hoạt động của DN và góp phần kích thích nền kinh tế phát triển, đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐH đất nước.
Nhận rõ được tiềm năng của DNVVN trong nền kinh tế hiện nay, Agribank Yên Lạc đã không ngừng mở rộng hoạt động tín dụng đối với loại hình DN này. Việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN là một vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay tại chi nhánh đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng cải tiến, nâng cao công nghệ ngân hàng cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng được công việc trong thời kỳ mới, giỏi nghiệp vụ và phải có đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng được tiến trình hiện đại hoá ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Qua việc phân tích chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại Agribank Yên Lạc, ta thấy được bên cạnh những khó khăn, thử thách, ngân hàng đã từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh, từng bước hội nhập với xu thế chung của hệ thống ngân hàng Việt Nam và trên thế giới, điều này sẽ góp phần giúp cho hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng cũng như toàn bộ ngành ngân hàng nói chung ngày một phát triển đồng thời đóng góp vào sự tăng trưởng nền kinh tế chung của đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tài chính của NHNo&PTNT chi nhánh Yên Lạc - Vĩnh Phúc các năm 2013, 2014, 2015.
2. Danh mục website: - CafeF: http://s.cafef.vn/
- Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam: http://www.agribank.com.vn/
- Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam - https://www.sbv.gov.vn - Thời báo kinh tế Việt Nam - https:// www.vneconomy.vn - Thư Viện Học Liệu Mở Việt Nam - http://voer.edu.vn/ - Tổng cục thống kê: https://www.gso.gov.vn
3. Giáo trình Tín dụng ngân hàng _ NGND-PGS-TS.Tô Ngọc Hưng _ Học viện Ngân hàng _ Nhà xuất bản Lao động xã hội.
4. Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 5. Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 6. Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích,
phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong