Tác động của các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP tiên phong khoá luận tốt nghiệp 175 (Trang 27 - 30)

1.3.2.1. Năng lực tài chính

Tiềm lực tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Tiềm lực tài chính là tiền đề để phát triển thị trường, để quyết định có nâng cao chất lượng và phát triển dịch vụ hay không và từ đó quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Ngoài ra, một ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh còn tạo được sự an tâm cho khách hàng khi họ quyết định giao dịch hoặc gửi gắm tiền vốn của mình vào ngân hàng. Do vậy, để tăng quy mô hoạt động, tăng đầu tư vào tài sản cố định, hiện đại hoá công nghệ nhằm nâng cao chất lượng cũng như phát triển thêm dịch vụ cho khách hàng, tăng niềm tin của khách hàng, các ngân hàng thưong mại thường phải tăng năng lực tài chính. Để đánh giá tiềm lực tài chính của một ngân hàng thưong mại người ta đánh giá qua quy mô vốn tự có và tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng cho biết nguồn vốn tự có, khả năng sinh lời, khả năng huy động vốn, khả năng thanh toán cũng như mức độ rủi ro của ngân hàng. Năng lực tài chính của ngân hàng được thể hiện qua các tiêu chí sau:

- Vốn điều lệ, vốn tự có: Theo lý thuyết thì vốn điều lệ và vốn tự đóng vai trò rất quan trọng hoạt động của ngân hàng. Vốn điều lệ cao sẽ là tấm đệm vững chắc cho ngân hàng, giúp ngân hàng tăng uy tín và lòng tin đối với công chúng, vốn tự có thấp đồng nghĩa với sức mạnh tài chính yếu, khả năng chống đỡ rủi ro trong kinh doanh kém. Theo quy định của Basel, vốn tự có của ngân hàng thương mại được chia thành hai cấp đó là Vốn cấp I (core capital - tier 1) bao gồm: vốn điều lệ và dự trữ được công bố và Vốn cấp II (supplementary - tier 2): Dự trữ không được công bố; dự trữ tài sản đánh giá lại; dự phòng chung/dự phòng tổn thất cho vay chung; các công cụ vốn lai (nợ/vốn chủ sở hữu); nợ thứ cấp.. Vốn cấp I là vốn nòng cốt của ngân hàng. Tổng vốn cấp II được đưa vào tính toán tỷ lệ đủ vốn không được vượt quá 100% vốn cấp I; nợ

thứ cấp tối đa bằng 50% vốn cấp I; dự phòng chung tối đa bằng 1,25% tài sản có rủi ro; dự trữ tài sản đánh giá lại được chiết khấu 55%; thời gian đáo hạn còn lại của nợ thứ cấp tối thiểu là 5 năm; vốn ngân hàng không bao gồm vốn vô hình (goodwill).

1.3.2.2. Nguồn nhân lực

Cho biết số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cùng với các chiến lược phát triển nguồn nhân lực của NHTM. Trong bối cảnh kinh doanh như hiện nay thì chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng sẽ đóng vai trò sống còn trong hoạt động kinh doanh cũng như việc chiếm lĩnh thị phần của ngân hàng.

- Ve số lượng động: Để có thể mở rộng mạng lưới nhằm tăng thị phần và phục vụ tốt khách hàng thì các ngân hàng nhất định phải có đủ số lượng lao động cần thiết để có thể hoạt động một các hiệu quả được.

- Về chất lượng lao động: Chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng và quyết định đến năng lực cạnh tranh của một NHTM. Chất lượng nguồn nhân lực là kết quả của quá trình cạnh tranh trong quá khứ đồng thời lại chính là năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong tương lai. Có một đội ngũ cán bộ thừa hành và nhân viên giỏi, có khả năng sáng tạo và thực thi chiến lược sẽ giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả và bền vững.

1.3.2.3. Năng lực công nghệ

Công nghệ tham gia hầu hết vào các hoạt động của ngân hàng thương mại, do đó công nghệ có vai trò vô cùng quan trọng tới sự phát triển của ngân hàng thương mại. Trong lĩnh vực ngân hàng thì việc áp dụng công nghệ là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh cạnh tranh của các NHTM. Để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ thì nhu cầu công nghệ là vô cùng quan trọng. Công nghệ sẽ góp phần tạo nên những chuyển biến độc đáo và tiện ích hơn cho các NHTM. Ngày nay, các NHTM đang triển khai các dịch vụ ứng dụng công nghệ cao và sử dụng các sản phẩm dịch vụ mang tính

chất công nghệ làm thước đo cho sự cạnh tranh, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán và các sản phẩm điện tử khác.

1.3.2.4. Khả năng quản trị điều hành của ngân hàng

Khả năng quản trị điều hành cho biết tầm nhìn và những chiến lược kinh doanh của ban điều hành giúp ngân hàng thương mại không ngừng lớn mạnh. Nhà quản lý giỏi của ngân hàng thương mại là người xây dựng được chiến lược kinh doanh đúng hướng, lãnh đạo thực hiện chiến lược kinh doanh đó một cách tốt nhất dựa trên cơ sở phát huy những nội lực cũng như tận dụng được những ngoại lực từ bên ngoài. Tiến trình trong ngân hàng được thực hiện tốt sẽ là yếu tố cực kỳ quan trọng, đảm bảo cho NHTM thực hiện được mục tiêu kinh doanh, an toàn và lợi nhuận tối đa, là yếu tố quyết định để ngân hàng đứng vững trong cạnh tranh. Do vậy, nâng cao năng lực quản trị và điều hành NHTM là một nhân tố đảm bảo cho ngân hàng có khả năng cạnh tranh. Để đánh giá năng lực quản trị, điều hành của NHTM cần thực thiện thông qua một số tiêu chí sau:

- Cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, điều hành ngân hàng (hội đồng quản trị, ban giám đốc...)

- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: bao gồm chiến lược marketing ( xây dựng uy tín, thương hiệu), phân khúc thị trường, phát triển sản phẩm, dịch vụ,...

- Cơ cấu tổ chức và khả năng áp dụng phương thức quản trị ngân hàng hiệu quả - Sự tăng trưởng trong kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Khả năng ứng phó của cơ chế điều hành trước diễn biến của thị trường: Đây là yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực quản trị điều hành của NHTM, đặc biệt trong bối cảnh thị trường luôn biến động, ngân hàng luôn đối mặt với cơ hội hoặc thánh thức, thuận lợi hoặc khó khăn, đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng ứng biến linh hoạt

để vượt qua khó khăn, biến thách thức chung thành cơ hội phát triển riêng cho ngân hàng của mình.

1.3.2.5. Hoạt động về marketing

Cho biết sự đa dạng của sản phẩm, dịch vụ, giá cả của chúng cùng với hoạt động xúc tiến truyền thông tới khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường thì các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng cáo mang một sức mạnh to lớn. Bất cứ sản phẩm dịch vụ nào dù có tốt đến đâu, hay như thế nào mà người tiêu dùng không được biết thì cũng vô nghĩa. Nhiệm vụ của hoạt động này là xác định được chính xác nhu cầu thị hiếu của khách hàng, cách thức đáp ứng nó một cách hiệu quả đồng thời đưa ra thông tin ban đầu về dịch vụ đến nhận thức khách hàng. Để có thể luôn luôn đổi mới, luôn giữ vững thị phần trên thị trường các ngân hàng phải có chiến lược marketing năng động, đúng hướng. Việc chiếm lĩnh khối lượng lớn thị phần cũng là biểu hiện của năng lực cạnh tranh cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP tiên phong khoá luận tốt nghiệp 175 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w