2.2.7. Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu ( hay còn gọi là vốn tự có) là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu đóng góp và nó còn được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại. Tình hình vốn chủ sở hữu của TPBank từ năm 2014 đến năm 2016 được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2. 5. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng từ năm 2014-2016
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên của TPBank năm 2014 - 2016) 42
Với tốc độ tăng trưởng ổn định, đến 31/12/2016, vốn chủ sở hữu của TPBank đạt 5.681,486 tỷ đồng tăng 34,11% so với 2014, đưa tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tống tài sản tăng lên 5.37% năm 2016 góp phần nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng TPBank.
Mặc dù có mức tăng trưởng vốn chủ sở hữu ổn định nhưng TPBank vẫn là một trong những NHTM có quy mô vốn nhỏ bé trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như so với các ngân hàng nước ngoài khác trên thế giới. Vì vậy, đây sẽ là một thách thức đối với TPBank nói riêng và đối với NHTM Việt Nam nói chung khi phải cạnh tranh bình đẳng với các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam kể từ ngày 01/04/2007 và khi mà các hạn chế tiếp cận thị trường, hạn chế đối xử quốc gia trong lĩnh vực ngân hàng sẽ dần dần dược dỡ bỏ theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam.
Biểu đồ 2. 6. Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại hiện nay
Tên ngân hàng 2015 2016 TPBank 12,13 9 ABBANK 16,2 13,5 ACB 13,5 14 Techcombank 14,7 14,8 MBB 12,85 13,1 VPB 11,36 12,2
(Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp của các ngân hàng thương mại) 43
2.2.6.1. Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR)
Bảng 2. 4. Hệ số an toàn vốn (CAR) của một số ngân hàng
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng năm 2015, 2016)
Trong năm 2016, hệ thống các TCTD nói chung đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định là 9%.
Có thể thấy năm 2015 TPBank có hệ số CAR tương đương với mặt bằng chung của các ngân hàng thương mại cổ phần lớn khác trong cùng hệ thống. Ngân hàng nào có chi số CAR cao hơn đồng nghĩa vơi việc se có lơp đệm dày hơn đe bao vệ mình trước các bien động bât lơi diễn ra trên thi trường. Thực tế, qua đánh giá của giới chuyên gia, tỷ lệ an toàn vốn ở Việt Nam vẫn chưa phản ánh trung thực tình hình của các ngân hàng do tình trạng che giấu nợ xấu và chưa chấp hành chặt chẽ vấn đề trích lập dự phòng. Thậm chí tồn tại trường hợp kinh doanh kém hơn những năm trước nhưng hệ số CAR vẫn gia tăng nhờ tài sản giảm. Có thể thấy nếu chỉ nhìn vào con số CAR mà đánh giá ngân hàng nào có CAR thấp là rủi ro và CAR cao là an toàn tuyệt đối là không khách quan.
Hệ số CAR được tính bởi công thức: CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II) : (Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] x 100%. Trong đó, vốn cấp 1 là nòng cốt - gồm vốn điều lệ, lợi nhuận để lại và các quỹ và vốn cấp 2 là vốn bổ sung - gồm trái phiếu chuyển đổi, giá
trị tăng thêm của tài sản cố định, các loại chứng khoán được định giá lại, các công cụ nợ khác có thời hạn dài.. .Vốn cấp 1 được coi là có độ tin cậy và an toàn cao hơn, song song với chặt chẽ hơn trong việc quản lý tài sản. Hệ số CAR của TPBank trong năm 2016 giảm là do tài sản có đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng gia tăng mạnh hơn mức tăng của vốn cấp I và vốn cấp II.
2.2.6.2. Năng lực quản trị điều hành
Năm 2015 tiếp tục là một năm hoạt động an toàn của TPBank khi tỷ lệ nợ xấu giảm dưới mức kế hoạch, các tổn thất vận hành và các rủi ro tiềm tàng nằm trong mức chấp nhận được. Hoạt động hạn chế và giảm thiểu rủi ro thực hiện khá hiệu quả trên quy mô toàn ngân hàng do tính tuân thủ đuợc cải thiện đồng thời các bộ phận quản trị hệ thống tương tác tốt trong việc phối hợp nhận diện các kẽ hở quản lý và khắc phục.
Trong năm 2015 TPBank đã đều tư nguôn lục phù hợp để triển khai lộ trình tuân thủ với các trụ cột của Basel II trong chiến luợc 2015-2020 đã được hội đồng quản trị thông qua. Nổi bật là việc TPBank đã đăng ký với ngân hàng Nhà nước và thực hiện thành công dự án Phân tích khoảng cách dữ liệu và hạ tầng CNTT theo các chuẩn mực Basel II và dự án Đánh giá tác động định lượng (QIS) của việc áp dụng các chuẩn mực tính vốn theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II; đây là các yêu cầu bắt buộc đối với nhóm 10 ngân hàng thương mại lớn trên thị trường. Bên cạnh đó, TPBank cũng đã chú trọng tăng cường năng lực định lượng và mô hình hóa rủi ro trong nội bộ ngân hàng thông qua việc kiện toàn, điêu chỉnh cơ cấu tổ chức - nhân sự và chức năng, nhiệm vụ của Khối Quản trị Rủi ro; tổ chức các khóa đào tạo để nâng cao nhận thức về Basel II nói riêng cũng như thực hành quản trị rủi ro nói chung đối với Ban Điều hành và các đơn vị kinh doanh trên toàn ngân hàng.
Năm 2015, bộ máy quản trị rủi ro vận hành của TPBank tiếp tục được hoàn thiện cả về công cụ, nguồn lực và hệ thống hỗ trợ các công cụ còn thiếu theo định hướng chuẩn Basel II và thực hành tiên tiến của các ngân hàng hàng đẩu như các chỉ số rủi ro vận hành trọng yếu (KRI), quy trình tự đánh giá rủi ro và các chốt kiểm soát (RCSA/ CSA), kế hoạch hoạt động và kinh doanh liên tục (BCP)... Cùng việc xây dựng và đưa 45
vào áp dụng hệ thống phần mềm quản trị rủi ro vận hành (ORMS) từ tháng 7/2015 đã bước đầu phát huy hiệu quả vận hành trong thực tế, giúp cải thiện thời gian tổng hợp báo cáo từ cách đơn vị kinh doanh trên toàn ngân hàng và nâng cao khả năng theo dõi, giám sát, phân tích và nhận diện các vấn đề rủi ro vận hành tại hội sở.
Đặc biệt trong năm 2015, TPBank đã triển khai hàng loạt các biện pháp và hành động thiết thực để cải thiện, đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt đông mà nổi bật là tăng cường huy động vốn dài hạn, đẩu tư thêm các tài sản thanh khoản cao và kiểm soát tốt hơn tỷ lệ LDR. Tại thời điểm cuối năm 2015, một số tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN của TPBank như sau:
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản 11,84%;
Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày đối với VND là 54,67% Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày đối với USD là 282,13%;
Năm 2016, hệ thống quản trị rủi ro của TPBank tiếp tục được đẩy mạnh, tỷ lệ nợ xấu giảm dưới mức kế hoạch, không phát sinh các tổn thất vận hành và các sự kiện rủi ro tiềm tàng nầm trong mức chấp nhận được. TPBank tiếp tục đẩy mạnh triển khai hệ thống Basel II, với chuẩn mực tương đương 10 ngân hàng lớn trên thị trường.
Một số nội dung cơ bản đã được triển khai liên quan đến nâng cao năng lực quản trị rủi ro vận hành như: Duy trì các công cụ kiểm soát rủi ro vận hành theo yêu cầu của Basel 2 như Loss Data Collection, Key Risk Indicators, Risk and Control Seft- assessment...qua đó nhận diện các rủi ro trọng yếu phát sinh để có thể tập trung nguồn lực xử lý các rủi ro này, Thực hiện một số chuyên đề rà soát, kiểm tra tại một số mảng hoạt động như Kho quỹ, CNTT, phối hợp với VP và IT kiểm tra trang thiết bị ANAT tại các đơn vị kinh doanh, rà soát phân quyền và truy cập ứng dụng CNTT chính. Tiếp tục duy trì các kênh trao đổi thông tin với các đơn vị có chức năng kiểm tra, kiểm soát và đơn vị tiếp nhận ý kiến khách hàng như KTNB, KSS, Call Center... nhầm tận dụng kết quả kiểm tra, tối ưu nguồn lực & tránh chồng chéo trong việc triển khai công việc
kiểm tra, kiểm soát. Tiếp tục xây dựng phương án duy trì kinh doanh liên tục cho các mảng hoạt động chưa được xây dựng kế hoạch, rà soát và cập nhật phương án dự phòng cho các mảng hoạt động có sự thay đổi.
TPBank luôn tuân thủ chặt chẽ các quy định về đảm bảo an toàn vốn của NHNN. Cụ thể theo yêu cầu của Thông tư số 36/2014/ TT-NHNN ngày 20/11/2014 "Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài", tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu luôn được duy trì ở mức trên mức 9%, Tỷ lệ giữa tổng tài sản có thanh toán ngay và tổng nợ phải trả luôn được duy trì ở mức trên 10% (quy định của NHNN không dưới 10%), tỷ lệ thanh toán nhanh duy trì trên 12% (quy định không dưới 10%), tỷ lệ thanh toán trong 30 ngày tiếp theo của từng loại tiền luôn duy trì trên 50% đối với VNĐ, trên 10% đối với ngoại tệ quy đổi sang VNĐ theo đúng quy định của NHNN, Tỷ lệ nguồn vốn ngán hạn cho vay trung dài hạn luôn được duy trì ở mức thấp hơn 50%. Tại thời điểm 31/12/2016, các tỷ lệ này như sau:
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản 15,57%;
Tỷ lệ thanh toán trong 30 ngày tiếp theo đối với VND là 71,9%;
2.2.6.3. Tỷ lệ nợ xấu
Những nỗ lực trong việc xử lý nợ xấu tồn đọng và tăng trưởng tín dụng mới có chất lượng tốt đã giúp cho chất lượng tín dụng tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 1,0% cuối năm 2014 xuống còn 0,66% tính đến cuối năm 2015, và bằng 0,77% năm 2016, đây là tỷ lệ nợ xấu ở múc thấp nhất hệ thống. TPBank cũng đã triển khai các biện pháp đồng bộ để kiểm soát nợ xấu như: Đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hổi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp; Tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi rõ để xử lý nợ xấu; Cơ cấu lại nợ; Hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi; Bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm; Thu nợ và xử lý tài sản bảo đảm; Kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động; Hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai...
Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ nợ xấu của TPBank từ năm 2014-2016
Đơn vị: % (phần trăm)
(Nguồn: Báo cáo thường niên của TPBank năm 2014 - 2016)
2.2.8. Thị phần của ngân hàng
Biểu đồ 2.11 Số lượng và thị phần thảo luận về các ngân hàng thương mại trên social media
Nguồn: buzzmetrics.com 48
Có thể thấy rằng hình ảnh, thương hiệu của TPBank vẫn chưa thực sự được biết tới nhiều qua các phương tiện thông tin đại chúng (Social media). Biểu đồ thể hiện số lượng và thị phần được thảo luận trên các phương tiện thông tin đại chúng của các NHTM tại Việt Nam. Có thể thấy TPBank đang trên đà phát triển và năm ở vị trí tầm trung trong hệ thống ngân hàng khi chiếm khoảng 6% thị phần. Vì vậy ngân hàng TPBank cần nâng cao hơn nữa các hoạt động quảng bá, thương hiệu của mình để có thể phát triển nhanh và mạnh hơn nữa trên thị trường.
2.3. ĐÁNH GIÁ NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ CỦA TPBANK
2.3.1. Những mặt đạt được
- Uy tín TPBank trên thị trường được đánh giá cao, thương hiệu ngày càng được củng cố. Điều này được thể hiện qua hàng loạt giải thưởng mà TPBank đạt được trong thời gian gần đây:
+ Tháng 3/2015, TPBank lẩn thứ 3 được vinh danh giải thưởng "Thương hiệu mạnh Việt Nam" lẩn thứ 11 do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức.
+ Tháng 6/2015, TPBank nhận danh hiệu "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2015" - "Best Retail Bank Vietnam 2015" do Tạp chí chuyên ngành Tài chính ngân hàng uy tín hàng đẩu thế giới Global Pinancial Market Review (GFM) trao tặng.
+ Tháng 7/2015, TPBank nhận danh hiệu "Ngân hàng số sáng tạo nhất Việt Nam 2015" - "Most Innovative Digital Bank Vietnam 2015" do Tạp chí chuyên ngành Tài chính ngân hàng uy tín hàng đều thế giới Global Rnancial Market Review (GFM) trao tặng
+ Tháng 11/2015, TPBank nhận giải thưởng Tin và dùng Việt Nam 2015 do Thời báo Kinh tế Việt Nam trao tặng cho sản phẩm, dịch vụ TPBank eBank và EZ.Tax được khách hàng tin dùng.
+ Tháng 12/2015, TPBank được bình chọn là ngân hàng có hoạt động truyền
thông uy tín. Theo kết quả nghiên cứu của Công ty Vietnam Report năm 2015 về 31 Ngân hàng thương mại trên cả nước, TPBank đứng thứ 4 trong Top 5 ngân hàng có hoạt động truyền thông tích cực nhất.
+ Tháng 1/2016, TPBank nhận Giấy khen của Tổng cục Thể dục Thể thao vì đã có thành tích đóng góp đối với sự phát triển phong trào Golf Việt Nam. Cũng nhân dịp này, TPBank vinh dự được UBND TP. Hà Nội trao tặng Cờ thi đua vì đã có thành tích trong phong trào thi đua Khối Doanh nghiệp năm 2015.
+ Tháng 2/2016, TPBank được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tặng Bang khen nhờ các thành tích xuất sác trong hoạt động ngân hàng trong các năm 2014- 2015.
+ Tháng 4/2016, TPBank lần thứ 4 nhận giải Thương hiệu mạnh Việt Nam do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp tổ chức.
+ Tháng 5/2016, TPBank vinh dự nhận giải thưởng - Best Internet Banking (Ngân hàng điện tử tốt nhất) do The Asian Banker trao tặng.
+ Tháng 7/2016, TPBank vào top 50 Nhãn hiệu nổi tiếng - Nhãn hiệu cạnh tranh 2016 do Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam tổ chức. Cũng trong tháng 7/2016, TPBank nhận giải thưởng NHTM Việt Nam uy tín nhất năm 2016 theo báo cáo đánh giá của Vietnam Report.
+ Tháng 10/2016, TPBank được Moody's xếp hạng tín nhiệm mức B2, mức cao nhất trong các ngân hàng cổ phần ở Việt Nam.
+ Tháng 11/2016, lần thứ 2 sản phẩm TPBank eBank lọt Top 100 sản phẩm dịch vụ Tin & Dùng do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức
- Tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 1,0% cuối năm 2014 xuống còn 0,66% tính đến cuối năm 2015, và bằng 0,77% năm 2016, đây là tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất hệ thống.
- Mức độ tăng trưởng vốn, tài sản và khả năng sinh lời cao nhờ tăng quy mô trong hoạt động huy động vốn, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
- Hạ tầng công nghệ thông tin được chú trọng đầu tư. Ngày 10/5/2016, TPBank được The Asian Banker trao giải thưởng Ngân hàng điện tử tốt nhất (Best Internet Banking) tại Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo các Ngân hàng châu Á 2016 (The Asian Banker Summit 2016) do The Asian Banker tổ chức thường niên.
- Nguồn nhân lực tương đối trẻ, có trình độ và được đào tạo bài bản. TPBank luôn chú trọng nâng cao chất lượng nhân lực thông qua hoàn thiện hệ thống chính sách và tiên phong triển khai mô hình đào tạo mới trên thị truòng nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho CBNV gắn bó và phát huy năng lực tại TPBank. Trong năm 2015, TPBank đã thực hiện 260 khóa đào tạo với trên 10 ngàn lượt CBNV tham dự. Tháng 2/2015, TPBank thành lập mô hình Trung tâm Kinh doanh Thực hành (TTKDTH). Đây là mô hình đào tạo mới nhất trên thị trường kết hợp lý thuyết và thực hành thực tế dành riêng cho cán bộ bán hàng tân tuyển chưa có kinh nghiệm. Chỉ sau một năm họat động, TTKDTH đã đóng góp cho các đơn vị kinh doanh hàng trăm cán bộ bán hàng có năng lực thực tiễn cao, góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh doanh cho đơn vị.
2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Những mặt hạn chế
- Là ngân hàng mới thành lập, vẫn còn non trẻ trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam
- Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu vẫn còn khá nhỏ bé, làm khả năng chống đỡ rủi ro cũng như khả năng cạnh tranh của ngân hàng chưa cao