Tăng cường sức mạnh tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP tiên phong khoá luận tốt nghiệp 175 (Trang 67 - 69)

Đây là một nhân tố vô cùng quan trọng của các ngân hàng, muốn ngân hàng phát triển tốt, cạnh tranh đuợc với các ngân hàng khác thì ngoài những tiêu chí khác, TPBank phải có khả năng tài chính đủ lớn và mạnh. Đây được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu. Bởi vì bây giờ cạnh tranh không chỉ là với các ngân hàng trong nước, mà giờ đây ta phải cạnh tranh với các NHNNg với tiềm lực tài chính và chất lượng dịch vụ vượt trội. Mở rộng quy mô vốn là cần thiết vì việc này sẽ giải quyết rất nhiều vấn đề. Vốn tăng đồng nghĩa với việc ngân hàng đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN và cũng là đảm bảo an toàn cho hoạt động cùa chính bản thân ngân hàng trong quá trình gia tăng tổng tài sản do sự gia trong của hoạt động tín dụng, vốn tăng sẽ cho phép ngân hàng đầu tư phát triển công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và mở rộng được kênh phân phối là những yếu tố không thể thiếu nếu muốn nâng cao năng lực cạnh tranh. TPBank thể sử dụng các biện pháp sau để tăng vốn, cụ thể:

- Tăng vốn từ nguồn nội bộ, mà cụ thể là từ lợi nhuận để lại. Đây là nguồn bổ sung vốn có ý nghĩa rất quan trọng. Biện pháp này có ưu diếm là giúp TPBank không phụ thuộc vào thị trường vốn và không phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn lực tài trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, TPBank cần xác định tỷ lệ hợp lý lợi nhuận để lại để tăng vốn tự có, vì nếu tỷ lệ này quá thấp do tỷ lệ chi trả cổ tức quá cao sẽ dẫn đến tăng trưởng vốn chậm chạp, có thể làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, ngược lại nếu tỷ lệ này quá cao sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông và dẫn đến làm giảm giá trị thị 55

trường của cổ phiêu ngân hàng. Vì vậy, nếu TPBank có tỷ lệ lợi nhuận để lại để bổ sung vốn tự có ổn định qua các năm và tương ứng với tốc độ tăng trưởng tài sản có là dấu hiệu tốt, thể hiện sự phát triển ổn định của ngân hàng và mức độ ủng hộ cao cùa các cổ đông đối với chính sách cổ tức của ban lãnh đạo ngân hàng.

- Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu: Biện pháp này có thể làm tăng sự tự chủ về tài chính của ngân hàng trong tương lai nhưng chi phí phát hành cao hơn các phương thức khác và làm “loãng” quyền sở hữu.

- Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn: Là biện pháp hiệu quả để tăng cường năng lực tài chính của ngân hàng đáp ứng yêu cầu trước mắt, nhưng về bản chất đây chỉ là tăng vốn tự có trên danh nghĩa, còn về lâu dài sẽ là một gánh nặng nợ nần, đồng thời chi phí vốn cao sẽ làm suy giảm mức lợi nhuận của ngân hàng.

- Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi: Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có thể chuyển thành cồ phiếu thường vào một thời điểm được xác định trước trong tương lai. Loại trái phiếu này có đặc điểm là được trả một mức lãi suất cố định nên có vẻ giống như trái phiếu, nhưng mặt khác lại có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường của ngân hàng và đây cũng chính là điểm hấp dẫn của trái phiếu chuyển đồi. Đối với ngân hàng, khi phát hành trái phiếu chuyển đổi sẽ có lợi thế như: trái phiếu chuyển đổi có mức lãi suất thấp hơn trái phiếu không có tính chuyển đổi; ngân hàng sẽ tránh được tình trạng số lượng cổ phiếu một cách nhanh chóng trên thị trường (điều này dẫn việc làm cho giá cổ phiểu thường bị sụt giảm); thu nhập trên mỗi cổ phần trước đây không bị giảm sút; giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, vì với việc phát hành trái phiếu chuyển đổi thì mặc dù lãi suất cao hơn so với huy động tiền gửi ngắn hạn nhưng khi ngân hàng có nguồn vốn ổn định thì có thể cho vay các dự án có thời gian dài hơn, điều này đồng nghĩa với việc có được một mức lãi suất cao hơn, mặt khác, do khách hàng mua trái phiếu chuyển đổi có thêm quyền và cơ hội sở hữu cổ phiếu của ngân hàng (đặc biệt trong trường hợp ngân hàng có uy tín lớn) sẽ chấp nhận một mức lãi suất thấp hơn, do vậy ngân hàng có thể đưa ra một mức lãi suất “mềm” hơn khi phát hành loại trái phiếu này, kết quả là chênh lệch giữa lãi

suất đầu vào và đầu ra cao hơn dẫn tới lợi nhuận của ngân hàng tăng lên. Đối với nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu chuyển đổi, nhà đầu tư sẽ có được lợi thế là sự đầu tư an toàn của thị trường, thu nhập cố định và sự tăng giá trị của thị trường vốn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi như vậy, trái phiếu chuyển đổi cũng gây ra một số bất lợi có thể có đối với ngân hàng và các cổ đông của ngân hàng như: khi trái phiếu được chuyển đổi, vốn chủ sở hữu bị “pha loãng” do tăng số cổ phiếu lưu hành, từ đó cũng gây ra sự thay đổỉ trong việc kiêm soát ngân hàng; nợ ngân hàng giảm thông qua chuyển đổi cũng có nghĩa là mất đi sự cân bằng của cán cân nợ vốn. Việc ngân hàng tăng vốn tự có là hết sức cần thiết, nhưng vốn không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự thành bại của ngân hàng, nên nếu vốn quá nhanh nhưng hoạt động ngân hàng không tăng tương ứng, trình độ quản lý không theo kịp thì số vốn tăng sẽ được sừ dụng không hiệu quả. Vì vậy điều quan trọng là TPBank phải xác định được mức vốn tự có cần thiết đủ để bù đắp rủi ro, đồng thời lựa chọn giải pháp thích hợp để tăng vốn, nhằm đảm bảo được sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP tiên phong khoá luận tốt nghiệp 175 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w