Qua quá trình tìm hiểu về một số ngân hàng trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm tham khảo có thể vận dụng về nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TPBank nói riêng như sau:
- Tăng cường năng lực tài chính: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng giúp các ngân hàng có thể chống đỡ với các cú sốc trong môi trường kinh doanh đầy biến động. Biện
pháp thực hiện việc mua lại, sáp nhập các tổ chức tín dụng cũng là một biện pháp tăng qui mô và năng lực tài chính đáng được quan tâm.
- Cần phải tăng cường mở rộng mạng lưới hoạt động, chi nhánh ngân hàng - Tập trung phát triển, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ
- Tăng cường đầu tư cải tiến công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại - Chú trọng đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Hoạt động ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt trong số các loại hình kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh trong hoat động kinh doanh ngân hàng là sự đối đầu giữa các ngân hàng để giành giật khách hàng, giành giật những điều kiện thuận lợi nhất cho họ trong việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ đặc biệt, có chất lượng cao, có sự khác biệt tương đối so với sản phẩm dịch vụ của đối thủ cạnh tranh trên thị trường nhằm thu lại nhiều lợi ích nhất. Do đó, để tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại phải nâng cao năng lực canh tranh của mình. Năng lực cạnh tranh được đo lường thông qua các chỉ tiêu định lượng về số lượng sản phẩm, dịch vụ, giá cả, mạng lưới hoạt động, khả năng sinh lời... và các chỉ tiêu định tính khác. Xuất phát từ ý nghĩa của nâng cao năng lực cạnh tranh, những đòi hỏi từ thực trạng chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc các NHTM phải không ngừng tìm các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG Lực CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN TIÊN PHONG