Huy động từ khách hàng đến cuối năm 2015 đạt 39.505 tỷ đồng, tăng 82,7% sovới năm 2014. Trong đó tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng đạn 5.110 tỷ đồng, chiếm 13%, đây là tỷ lệ CASA tốt so với thị trường, giúp ngân hàng giảm chi phí vốn và gia tăng lợi nhuận. Huy động bằng ngoại tệ đạt 5.284 tỷ đổng tăng gần 1.600 tỷ (~42,55%) so với cuối năm 2014, chiếm 13,4%, đây là hoạt động giúp ngân hàng gia tăng giao dịch ngoại tệ với các TCTD và khách hàng, tăng thu phí và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình.
Biểu đồ 2. 1. Cơ cấu huy động theo kỳ hạn
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên của TPBank năm 2014 - 2016) Biểu đồ 2.2. Cơ cấu huy động theo loại tiền
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên của TPBank năm 2014 - 2016)
Trong năm 2016 thì huy động từ khách hàng đạt 55.082 tỷ đồng, tăng 39,4% so với năm 2015. Trong đó tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng đạt 7.702 tỷ đồng, chiếm 14%. Huy động bằng ngoại tệ đạt 6.165 tỷ đồng, tăng 881 tỷ đồng (14,32%) so cuối năm 2015, chiếm 11,2%. Đặc biệt, trong năm 2016 TPBank duy trì một định
hướng huy động hiệu quả và định vị TPBank là một ngân hàng hoạt động an toàn với mức lãi suất huy động các kỳ hạn chỉ ở tầm trung của thị trường.
Các sản phẩm huy động mới như Tiết kiệm Trường An Lộc, Tiết kiệm Tài lộc, Tài Lộc Online ... cùng với các chương trình khuyến mại khuyến mại hấp dẫn dành cho khách hàng đã được triển khai như "Cùng TPBank trải nghiệm mùa hè, chu du thế giới"; "Gửi tiền rộn ràng quà, vui trọn tết vô giá".
2.1.6. về hoạt động sử dụng vốn - Hoạt động tín dụng:
Chính sách tín dụng được TPBank xây dựng bám sát hoạt động tín dụng theo định hướng của TPBank, đã phát huy tác dụng nhất định trong việc cải thiện quy trình cấp tín dụng và thẩm định tài sản tại TPBank trong thời gian qua. Tuy nhiên để hỗ trợ tốt hom nữa cho việc phát triển kinh doanh và kiểm soát chất lượng tín dụng thì chính sách tín dụng vẫn cần phải cải thiện linh hoạt đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Biểu đồ 2.3. Hoạt động cho vay của ngân hàng
Đơn vị: Tỷ đồng
■Cho vay ngắn hạn
■Cho vay trung dài hạn
(Nguồn: Báo cáo thường niên của TPBank năm 2014 - 2016) 33
Việc triển khai mô hình tín dụng tập trung đuợc đánh giá khá hiệu quả đáp ứng kịp thời yêu cẳu kinh doanh của Ngân hàng cũng như kiểm soát chặt chẽ khách hàng trước và sau cho vay. Quy trình thẩm định tài sản đã đi vào nền nếp, định glá tập trung, đã làm đâu mốl vê bảo hiểm và công chứng đạt hiệu quả và kiểm soát được rủi ro liên quan đến hoạt động này. Dư nợ tín dụng khách hàng đến cuối năm 2015 toàn hàng đạt 34.828 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay là 28.240 tỷ đồng: cho vay ngắn hạn đạt 15.197 tỷ đồng chiếm 53,81 % va cho vay trung, dài hạn đạt 13.044 tỷ đồng chiếm 46,19% tổng dư nợ cho vay khách hàng.
Đến năm 2016, chính sách tín dụng được TPBank xây dựng bám sát hoạt động tín dụng theo định hướng chiến lược của ngân hàng đã phát huy tác dụng trong việc cải thiện quy trình cấp tín dụng và thẩm định tài sản tại TPBank trong thời gian qua.
Dư nợ cho vay khách hàng đến cuối năm 2016 đạt 47.326 tỷ đồng. Trong đó cho vay ngắn hạn đạt 17.906 tỷ đồng chiếm 37,8% và cho vay trung, dài hạn đạt 29.420 tỷ đồng chiếm 62,2% tổng dư nợ cho vay TT1.
Đối với phân khúc Khách hàng cá nhân, ngoài việc tiếp tục phát triển vững mạnh các lĩnh vực cho vay chủ đạo, các Khối kinh doanh đã nắm bắt được những cơ hội trên thị trường để tăng trưởng dư nợ core, gia tăng lợi nhuận và thị phần cho Ngân hàng. Trong năm 2016, TPBank cũng cho ra mắt nhiều sản phẩm mới phục vụ các đối tượng, phân khúc khách hàng khác nhau: thẻ TPBank World Mastercard Golf Privé & Club Privé...
Phân khúc Khách hàng Doanh nghiệp có tăng trưởng dư nợ tốt, ngân hàng đã giới thiệu hàng loạt sản phẩm dịch vụ cốt lõi theo kế hoạch phát triển sản phẩm từ đầu năm: Cho vay mua ô tô phục vụ mục đích đi lại, cho vay mua ô tô phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh; Sản phẩm thẻ tín dụng, trả lương qua thẻ; Liên kết hỗ trợ vay mua nhà.
Mảng Khách hàng doanh nghiệp cũng đã thực hiện 1 số chương trình cho vay ưu đãi hưởng ứng chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước như gói
5.000 tỷ đồng hỗ trợ các doanh nghiệp doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực ưu tiên. Đây là năm thứ 2 liên tiếp TPBank triển khai gói tín dụng 3.000 tỷ đồng dành riêng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu với lãi suất chỉ từ 6,8%/năm.
2.2. THựC TRẠNG NĂNG Lực CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TPBANK
2.2.1. về tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ
Trên cơ sở các sản phẩm truyền thống của ngân hàng như sản phẩm tín dụng và sản phẩm cho vay thì ngân hàng cũng không ngừng đổi mới để cho ra những sản phẩm phù hợp nhất đối với khách hàng.
- Về sản phẩm dịch vụ tiền gửi - huy động: bên cạnh các sản phẩm dịch vụ phổ biến mà ngân hàng nào cũng có như tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá như chứng chỉ tiên gửi, kỳ phiếu, trái phiếu... thì ngân hàng đã đưa ra những sản phẩm mới, đem lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng như: sản phẩm tiết kiệm kỳ hạn ngày, sản phẩm tiết kiệm điện tử, sản phẩm rút gốc linh hoạt...
- Với các sản phẩm tín dụng: Ngân hàng đang đẩy mạnh tập trung và phát triển rất nhiều sản phẩm với tiện ích khác nhau phù hợp với nhu cầu của khách hàng như: Vay mua nhà, xây sửa nhà, vay mua ô tô, vay tiêu dùng thế chấp, vay kinh doanh, vay khởi nghiệp, vay thấu chi, vay cầm cố giấy tờ có giá....
- Đặc biệt là ngân hàng đang đẩy mạnh đầu tư phát triển các sản phẩm hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới như: TPBank LiveBank. Đây là mô hình giao dịch trực tuyến hoạt động 24/7, khách hàng có thể thực hiện gần như toàn bộ các nhu cầu giao dịch với ngân hàng mà không bị giới hạn bởi địa điểm cũng như thời gian nhờ ứng dụng các công nghệ mới nhất trên thế giới với nhiều tiện ích tiên tiến:
+ Hoạt động 24/7, kể cả ngày nghỉ và ngoài giờ hành chính
+ Miễn nhiều loại phí: Bao gồm mở tài khoản thanh toán, sổ tiết kiệm, nộp tiền 35
mặt vào tài khoản, tư vấn qua video call với tư vấn viên 24/7
+ Hỗ trợ trực tuyến qua video call với các Tư vấn viên như tại chi nhánh ngân hàng
+ Thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng
+ Gửi tiết kiệm lãi suất cao hơn gửi tại quầy và internet banking
Với TPBank LiveBank, khách hàng có thể thực hiện gần như hầu hết các nhu cầu giao dịch ngân hàng vào bất kể thời gian nào 24/7 nhờ ứng dụng công nghệ Video Teller Machine cùng với nhiều công nghệ mới nhất. Cũng nhờ ứng dụng các công nghệ mới, khách hàng có thể giao dịch tiết kiệm thời gian hơn hẳn tại quầy giao dịch truyền thống và hoàn toàn yên tâm về bảo mật. Tại LiveBank, khách hàng mở tài khoản sẽ cần lấy dấu vân tay với công nghệ sinh trắc học Biometrics giúp tăng cường tính bảo mật; các quy trình vận hành hoàn toàn tự động cùng công nghệ OCR tự động chuyển hình ảnh từ các bản scan thành chữ trên các đơn đăng ký giúp khách hàng tiết kiệm thời gian hơn hẳn giao dịch tại quầy.
- Bên cạnh đó TPBank cũng ra mắt ứng dụng TPBank mPOS V2.0. Với tốc độ vượt trội chỉ 8s cho một giao dịch thanh toán, cùng những trải nghiệm mới ưu việt giúp việc quản lý giao dịch thanh toán thẻ tiện lợi gấp đôi. TPBank mPOS là giải pháp thanh toán thẻ ngay trên thiết bị điện thoại di động, máy tính bảng sử dụng hệ điều hành IOS hoặc Android có kết nối Internet (Wi-Fi, 3G hay GPRS). Ứng dụng TPBank mPOS liên tục được phát triển và cập nhật những tính năng mới nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Với các tính năng vượt trội dưới đây, TPBank mPOS chắc chắn sẽ là giải pháp thanh toán hiện đại hoàn hảo cho mọi mô hình kinh doanh, đặc biệt là các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thời trang, khách sạn, nhà hàng ăn uống, café.. .Những tiện ích mà sản phẩm mới này đem lại có thể kể đến như:
+ Tốc độ vượt trội: Chỉ mất 8s cho một giao dịch thanh toán thẻ
+ Bảo mật mã PIN nhờ các số trên bàn phím tự động thay đổi vị trí sau mỗi lần thực hiện giao dịch
+ Thuận tiện: Giao dịch thanh toán với tất cả các loại thẻ Visa, MasterCard, ATM...
+ Dễ quản lý: tra cứu báo cáo và xem biên lai trực tiếp trên ứng dụng
+ Linh hoạt: cho phép tùy biến, kết nối với ứng dụng Quản lý bán hàng, Quản lý hoá đơn của Doanh nghiệp
+ An toàn và bảo mật thông tin thẻ, giao dịch theo tiêu chuẩn quốc tế PCI DSS, EMV.
+ Liên tục cập nhật chương trình ưu đãi mới nhất của dịch vụ TPBank mPOS Do đó, TPBank mPOS còn được đánh giá cao nhờ sự di động trong thanh toán với thiết bị nhỏ gọn và đặc biệt tiết kiệm với phí giao dịch thấp nhất thị trường, 100% miễn phí phí đặt cọc thiết bị từ 28/4/2017.
2.2.2. Chất lượng sản phẩm dịch vụ
Một trong những công cụ cạnh tranh hiệu quả trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng như hiện nay là cạnh tranh về chất lượng SPDV cung cấp. Nhận thức được tầm quan trọng của điều này, trong thời gian qua TPBank đã rất chú trọng tới chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng, điều này được thể hiện cụ thể như sau:
- Quy trình cung ứng sản phẩm dịch vụ tới khách hàng nhanh chóng, thuận tiện hơn do áp dụng ứng dụng TPBank mPOS V2.0 giúp xử lý các dịch vụ thẻ trong vòng 8s, tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí cho khách hàng.
- Độ an toàn, chính xác cao của sản phẩm dịch vụ do ngân hàng đã áp dụng những công nghệ mới nhất để tăng tính bảo mật cho khách hàng như TPBank
LiveBank.
- Chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên trực tiếp giao dịch với khách hàng cũng được cải thiện đáng kể do ngân hàng đã có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực một cách đồng bộ, có sự quan tâm thích đáng tới chính sách nguồn nhân lực làm cơ sở cho việc phát triển mạng lưới an toàn, bền vững. Với nhận thức nguồn nhân lực là vốn quý ngân hàng, ngân hàng đã không ngừng nỗ lực tăng cường cả số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ.
2.2.3. Giá/phí của sản phẩm dịch vụ
Giá/phí sản phẩm dịch vụ là một tiêu thức mà khách hàng dựa vào đó để lựa chọn ngân hàng thương mại cung cấp sản phẩm dịch vụ cho mình. Khách hàng có xu hướng chọn những ngân hàng có giá/phí sản phẩm dịch vụ hợp lý mà vẫn đảm bảo chất lượng sao cho có lợi nhất cho họ. Nắm được tâm lý đó của khách hàng, ngân hàng TPBank luôn đưa ra các chính sách ưu đãi hợp lý nhất và tốt nhất giành cho khách hàng để phù hợp với thị trường:
Đối với sản phẩm dịch vụ tiền gửi: lãi suất huy động luôn được đưa ra kịp thời, linh hoạt theo diễn biến của thị trường. Hiện nay, lãi suất tiền gửi lĩnh lãi cuối kỳ của TPBank là 7,6% cao hơn khá nhiều so với mức 6,2% của ngân hàng ACB hay 6,4% của ngân hàng TechcomBank và nằm trong top những ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi cao nhất hiện nay giúp nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng cường nguồn vốn cho ngân hàng.
Đối với sản phẩm tín dụng: có từng mức lãi suất phù hợp với từng nhu cầu khác nhau của khách hàng, đảm bảo phù hợp với quy định của nhà nước và lợi ích của khách hàng. Ví dụ như: lãi suất ưu đãi dành cho khách hàng vay mua oto, vay tiêu dùng, vay mua nhà chỉ từ 6,8% - đem lại lợi ích tốt nhất giành cho khách hàng
Bên cạnh đó ngân hàng còn thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi, khuyến mại giành cho khách hàng như: các chương trình trả góp 0%, đón mùa lễ hội tưng bừng với thẻ tín dụng TPBank 2017, Giảm đến 50% và ưu đãi thêm 5% cho thẻ
TPBank tại Đại tiệc hàng hiệu giảm giá VStyle's Private Sale,....
2.2.4. về mạng lưới khách hàng
Tính đến cuối năm 2015, mạng lưới của TPBank đã phủ khắp cả 3 miền với một Hội sở chính cùng 43 Chi nhánh và Phòng giao dịch, 8 Trung tâm kinh doanh, 5 trung tâm bán trực thuộc Khối Bán trực tiếp, 1 Trung tâm khách hàng cao cấp, 1 trung tâm kinh doanh sản phẩm đặc biệt và 4 Trung tâm khách hàng Doanh nghiệp lớn. Để gia tăng nhận diện trên trên cả nuớc, năm 2015, TPBank đã mở rộng thêm 9 chi nhánh, điểm giao dịch mới tại các tỉnh thành là trung tâm kinh tế của cả nước và vùng trọng điểm như: Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Nghệ An, ĐakLak...
Việc đạt kết quả kinh doanh tốt và không ngừng phát triển mạng lưới hoạt động thời gian qua đã tạo điều kiện để TPBank thục hiện chiến lược kinh doanh, cung cấp, phát triển hệ thống sản phẩm dịch vụ phù hợp nhu cầu khách hàng ghi dấu ấn khi vượt mốc 1 triệu khách hàng và đến cuối năm đã có gần 1,2 triệu khách hàng.
Với kết quả hoạt động kinh doanh tốt, hoạt động ổn định và bền vững sẽ là tiền để để TPBank tiếp tục được Thống đốc NHNN cấp phép cho mở tiếp thêm các chi nhánh và Phòng giao dịch mới.
Trong năm 2016, TPBank đã tiến hành mở mới, khai trương hoạt động 5 chi nhánh tại các tỉnh Hà Nội, Hồ Chí Minh (2 chi nhánh), Thanh Hóa, Khánh Hòa, 7 Phòng giao dịch tại các tỉnh (Hà Nội (3 phòng giao dịch), Hồ Chí Minh (2 phòng giao dịch) Đà Nằng, Cần Thơ; mở mới thêm 16 máy ATM, 3 máy ATM+ trên địa bàn Hà Nội (7 máy ATM và 1 máy ATM+), Hồ Chí Minh (4 máy ATM và 2 máy ATM+), Thanh Hóa (1 máy), Đà Nằng (2 máy), Khánh Hòa (1 máy), Cần Thơ (1 máy) di dời thay đổi địa điểm hoạt động của chi nhánh Hồ Chí Minh, Bến Thành, Bình Dương, PGD Phú Mỹ Hưng và PGD Mỹ Đình. Tính đến 31/12/2016, mạng lưới chi nhánh của TPBank đã phủ khắp cả 3 miền với 25 Chi nhánh, 30 PGD, và các Trung tâm kinh doanh thuộc các Khối.
Chỉ tiêu TPBank ABBank VIB________ TechcomBank ACB_______ Số lượng
nhân viên
3.927 người 3.110 người 4.130 người 7.787 người 9.443 người Mạng lưới hoạt động 55 chi nhánh và phòng giao dịch 156 chi nhánh và phòng giao dịch 156 chi nhánh và phòng giao dịch 312 chi nhánh và phòng giao dịch 350 chi nhánh và phòng giao dịch Chỉ tiêu ROA ROE 2015 2016 2015 2016 TPBank 0,88 0,16 13,85 14 ACB 0,51 0,55 8 8,7 ^MB 1,13 0,24 10,83 13 VIB 0,61 0,65 5,,85 6,N Techcombank 0,79 0,45 9,29 10,5
Biểu đồ 2. 4. Xu hướng huy động, dư nợ và số lượng khách hàng qua các năm
Đơn vị: Khách hàng
(Nguồn: Báo cáo thường niên của TPBank năm 2014 - 2016)
Tính đến cuối năm 2016 quy mô tổng tài sản đạt 105.782 tỷ đồng tăng 29.561 tỷ đồng, trong đó: Huy động TT1 tăng 15.577 tỷ đồng tương tương tăng 39,4%, cho vay TT1 tăng 19.085 tỷ đồng tương đương tăng 67,6%. Cơ sở khách hàng tiếp tục được mở rộng, tăng gần 315 nghìn khách hàng (27%) so với năm 2015, đạt trên 1.500.000 khách hàng. Đây là nền tảng quan trọng để TPBank tiếp tục phát triển trong những năm tới.
Mặc dù mạng lưới hoạt động của ngân hàng đang ngày càng được mở rộng và nâng cao nhưng so với một số ngân hàng thương mại cổ phần lớn khác trong cùng hệ thống thì mạng lưới hoạt động của TPBank vẫn còn rất chi là nhỏ bé, cần phải nỗ lực và cải thiện nhiều. Điều đó được thể hiện qua bảng sau:
40
Bảng 2. 2. Số lượng nhân viên và chi nhánh của một số ngân hàng năm 2016