-Thứ nhất, các điều kiện về kinh tế xã hội, tập quán sinh hoạt của người dân; môi trường pháp lý còn nhiều bất cập, trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp kém chưa thực sự hỗ trợ cho sự phát triển hoạt động NHBL.
Việt Nam là nước có thói quen sử dụng tiền mặt, ngại sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, điều này là lực cản lớn nhất và cơ bản nhất cho quá trình phổ cập các dịch vụ NHBL đến với người dân trong nước.
Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp lý đã được rà soát, chỉnh sửa hoàn thiện nhiều nhưng vẫn còn rất nhiều bất cập, việc xử lý tài sản để thu hồi nợ cho ngân hàng còn quá rườm rà và bất lợi cho ngân hàng, tạo tâm lý ngại mở rộng các sản phẩm đến với người dân và doanh nghiệp.
- Thứ hai, tốc độ thay đổi và chỉnh sửa sản phẩm chưa theo kịp với thị trường.
Hiện nay các sản phẩm của Vietcombank được thiết kế và quản lý tại hội sở chính. Và vì do hội sở chính không trực tiếp bán hàng nên thiếu các thông tin, kinh nghiệp thực tế về thị trường nên những chính sách sản phẩm mới chỉ mang tính chất hệ thống, chưa thực sự phù hợp, linh hoạt với điều kiện thực tế cũng như nhu cầu của từng đối tượng khách hàng.
Bên cạnh đó, do thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam đang phát triển rất nhanh, các đòi hỏi của thị trường ngày càng đa dạng dẫn đến áp lực làm mới sản phẩm rất lớn. Hội sở Vietcombank vừa phải làm công tác thống kê, lập kế hoạch, quản lý bán hàng, vừa phải làm công tác chỉnh sửa bổ sung sản phẩm. Chính vì vậy gặp không ít khó khăn trong việc làm mới các sản phẩm dịch vụ bán lẻ theo kịp các diễn biến của thị trường.
- Thứ ba, định hướng cấu trúc khách hàng chưa thực sự hợp lý.
Do đặc điểm địa bàn là trung tâm thành phố, tập trung nhiều dân cư và Vietcombank Hoàn Kiếm được thành lập từ một phòng giao dịch nên đối tượng khách hàng bán lẻ chủ yếu là khách hàng cá nhân, có doanh số lớn. Điều này khiến cho chi phí sử dụng vốn tương đối lớn.
Bên cạnh đó, mảng khách hàng DNNVV, hộ gia đình trong những năm gần đây Vietcombank Hoàn Kiếm mới bắt đầu chú trọng phát triển do đó tỷ trọng vẫn chiếm tương đối ít và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của thị trường.
- Thứ tư, chất lượng nguồn nhân lực chưa thực sự cao.
Đội ngũ nhân viên bán lẻ chủ yếu còn trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề nên thiếu kinh nghiệm và vốn sống, thêm vào đó lại có sự thay đổi nhân sự liên tục nên đội ngũ cán bộ cũng chưa được đào tạo đầy đủ về các kỹ năng và kinh nghiệm để có thể chủ động tìm kiếm, phát triển và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Thiếu nguồn nhân lực quản lý có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. Công tác đào tạo cán bộ, phát triển nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ.
- Thứ năm, hoạt động marketing còn hạn chế.
Hoạt động marketing còn mỏng và khá đơn điệu, thiếu chiều sâu và mang tính giới thiệu là chính, chưa tạo được ấn tượng mạnh mẽ về những tiện ích và tính năng sản phẩm mang lại, chưa chủ động tiếp cận thuyết phục khách hàng, chưa tạo được lực hút khách hàng đến với ngân hàng.
Đặc biệt, công tác bán và giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được quan tâm nhưng chưa thực sự chú trọng. Hoạt động marketing chưa được xem là một công cụ để thu hút khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà chủ yếu vẫn là hình thức giới thiệu về ngân hàng.
Cán bộ chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng bán hàng, thuyết phục khách hàng, chưa chủ động trong việc bán chéo và giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
- Thứ sáu, hệ thống công nghệ thông tin hiện đã cũ và lạc hậu.
Hệ thống Core-banking của Vietcombank đang sử dụng tương đối cũ và bộc lộ 45
nhiều hạn chế. Các phần mềm tác nghiệp của Vietcombank hiện nay tương đối độc lập với nhau, không được tích hợp chung vào một hệ thống, do đó dẫn đến việc phân mảnh, giảm hiệu quả hoạt động.
Hiện tại hệ thống công nghệ này vẫn đáp ứng được nhu cầu hoạt động của Vietcombank. Tuy nhiên về lâu về dài, với tham vọng phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng, hệ thống công nghệ thông tin hiện nay của Vietcombank cần phải được nâng cấp và hiện đại hóa.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Vietcombank là một trong các ngân hàng đầu tiên định hướng phát triển bán lẻ và đã đạt được một số kết quả nhất định. Hoạt động bán lẻ của Vietcombank đã ghi nhận được những sự tăng trưởng vượt bậc trong thời gian qua và hiện đang là một trong những NHBL hàng đầu thị trường. Tuy nhiên hiện nay Vietcombank đang đứng trước thách thức lớn từ sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng khác, đòi hỏi Vietcombank cần có những bước chuyển mình lớn để hiện thực hóa mục tiêu đứng đầu thị trường bán lẻ tại Việt Nam. VCB HOÀN KIÊM là một trong những chi nhánh phát triển bán lẻ rất tốt trong hệ thống Vietcombank. Thời gian qua VCB HOÀN KIÊM tăng trưởng bán lẻ đồng đều, hầu hết các sản phẩm đều có mức tăng trưởng đạt và vượt so với kế hoạch được trung ương giao cho. Thế mạnh của VCB HOÀN KIÊM là huy động vốn cá nhân, tín dụng cá nhân, dịch vụ thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử. Mặc dù vậy vẫn còn nhiều hạn chế trong việc bán các sản phẩm tín dụng hộ gia đình, tín dụng DNNVV.... Hơn nữa thời gian qua danh mục khách hàng tăng trưởng rất nhanh nên tạo áp lực cho VCB HOÀN KIÊM trong việc quản lý, chăm sóc khách hàng và tìm kiếm nguồn khách hàng để duy trì tăng trưởng.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM - CHI NHÁNH HOÀN KIẾM