Đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động NH bán lẻ tại NHTMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm khoá luận tốt nghiệp 149 (Trang 73 - 78)

Hoàn thiện mô hình tổ chức của ngân hàng theo hướng chuyên môn hóa tạo tiền đề cho việc phát triển ngân hàng bán lẻ.Mô hình hoạt động hiện đại và theo thông lệ hiện nay là tổ chức theo chiều dọc, trong đó tách riêng bộ phận bán buôn và bán lẻ từ hội sở đến các chi nhánh bán hàng. Ở hội sở, các phòng ban thực hiện chức năng bán lẻ sẽ gộp chung lại thành một khối, ở chi nhánh sẽ tách riêng bộ phận bán lẻ và bộ phận bán buôn không để cùng một bộ phận. Việc tách riêng sẽ giúp phục vụ tốt hơn cho từng đối tượng khách hàng, đồng thời quản lý cũng dễ dàng hơn. Việc phân chia này hiện nay đã được nghiên cứu và thử nghiệm tại Vietcombank, tuy nhiên chưa áp dụng rộng khắp, cần phải nhanh chóng hoàn thiện thành quy chuẩn áp dụng cho toàn hệ thống.

Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin.Hệ thống công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng, đối với một ngân hàng bán lẻ công nghệ càng đóng vai trò thiết yếu hơn vì nhu cầu xử lý nhiều giao dịch một cách nhanh chóng, chính xác. Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin sẽ giúp tăng cường năng lực phục vụ của hệ thống, tiết kiệm nhân lực, cung cấp được 60

nhiều sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, từ đó giúp hoạt động bán lẻ phát triển và có hiệu quả.

Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Danh mục sản phẩm dịch vụ bán lẻ của Vietcombank hiện nay chưa phong phú và thiếu tính linh hoạt so với một số đối thủ cạnh tranh. Để hiện thực hóa mục tiêu đứng đầu thị trường bán lẻ của Việt Nam, Vietcombank cần phải hoàn thiện danh mục sản phẩm của mình theo hướng tăng cường sự linh hoạt và bổ sung nhiều tính năng cũng như sản phẩm mới vào danh mục.

Phát triển thị trường và phương pháp bán hàng. Nhanh chóng mở rộng mạng lưới chi nhánh và các điểm giao dịch, mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ. Mạng lưới các điểm giao dịch của Vietcombank còn tương đối khiêm tốn, chưa phủ hết 63 tỉnh thành cả nước. Để tiếp cận với đông đảo khách hàng Vietcombank cần nhanh chóng mở rộng mạng lưới giao dịch của mình. Với lợi thế về thương hiệu, nguồn vốn và kinh nghiệm hoạt động, Vietcombank hoàn toàn có thể cạnh tranh tại các địa bàn mới trên toàn quốc.

Đẩy mạnh marketing quảng bá các sản phẩm dịch vụ bán lẻ của Vietcombank đến với khách hàng. Thương hiệu của Vietcombank vẫn được biết đến nhiều là một ngân hàng bán buôn, chuyên phục vụ khách hàng lớn và hoạt động xuất nhập khẩu. Cần phải đẩy mạnh marketing để đưa hình ảnh ngân hàng bán lẻ đến với đại bộ phận công chúng. Muốn vậy cần xây dựng kế hoạch truyền thông mạnh mẽ và bài bản thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra có thể áp dụng việc marketing thông qua các mạng xã hội hiện nay như Facebook, Zalo... để tiếp cận được với bộ phận khách hàng trẻ tuổi, ưa công nghệ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Phát triển hoạt động bán lẻ được coi là khâu đột phá của hệ thống Vietcombank nói chung và Vietcombank Hoàn Kiếm nói riêng. Với đặc điểm gắn bó chặt chẽ với hoạt động bán lẻ của toàn hệ thống, muốn phát triển hoạt động bán lẻ tại Vietcombank Hoàn Kiếm hay bất kỳ chi nhánh Vietcombank nào cần có những biện pháp đồng bộ và quyết liệt trên toàn hệ thống. Vietcombank cần phải thay đổi mạnh mẽ về mô hình tổ chức, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, cải tiến công nghệ và tăng cường marketing. Thực hiện đồng thời các giải pháp trên sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho Vietcombank phát triển và chiếm lĩnh thị trường bán lẻ. Ngoài những giải pháp trên toàn hệ thống, trong phạm vi của mình Vietcombank Hoàn Kiếm hoàn toàn có thể áp dụng những giải pháp riêng để tăng cường hoạt động bán lẻ trong thời gian tới. Trong đó phải đặc biệt chú trọng công tác bán chéo, đào tạo kỹ năng bán hàng cho đội ngũ nhân viên và tìm kiếm phát triển nguồn khách hàng.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng quá trình luân chuyển vốn, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, tạo nên tính năng động, hiệu quả trong phát triển loại hình doanh nghiệp này. Bên cạnh những lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế, dịch vụ bán lẻ còn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại hiện nay. Trải qua một thời gian dài khó khăn và tái cơ cấu phức tạp, việc phát triển bán lẻ chính là hướng đi để tạo động lực cho ngành ngân hàng tiếp tục phát triển khi mà thị trường bán buôn còn ít dư địa và cạnh tranh quá gay gắt. Bán lẻ sẽ giúp giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh đồng thời tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho các ngân hàng thương mại.

Là ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam, Vietcombank đã sớm xác định bán lẻ là hướng đi chiến lược của mình. Trong thời gian qua Vietcombank đầu tư mạnh mẽ cho lĩnh vực bán lẻ và bước đầu thu được những kết quả khả quan. Các sản phẩm dịch vụ của Vietcombank ngày càng đa dạng, nhiều tiện ích, kết hợp hài hòa giữa các sản phẩm truyền thống vốn là thế mạnh với các sản phẩm dịch vụ mới mẻ, hiện đại, hình thành các gói sản phẩm dịch vụ trọn gói, cạnh tranh. Vietcombank có thế mạnh về dịch vụ tín dụng bán lẻ, dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử. Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng được thị trường đón nhận và đánh giá cao. Năm 2014, Vietcombank đã được Tạp chí The Asian Banker trao tặng giải thưởng Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam.

Vietcombank Hoàn Kiếm là một chi nhánh có thế mạnh về hoạt động bán lẻ trong hệ thống Vietcombank. Nhận thức được ưu thế của mình Vietcombank Hoàn Kiếm đã tập trung nguồn lực để phát triển hoạt động bán lẻ, coi đây là mũi nhọn của mình. Kết quả thu được rất khả quan, Vietcombank Hoàn Kiếm ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong tất cả các mảng dịch vụ bán lẻ, luôn hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu do hội sở Vietcombank giao cho. Hoạt động tín dụng bán lẻ được kiểm soát tốt, danh mục khách hàng ngày một tăng, thu nhập từ các loại dịch vụ đóng góp ngày 63

càng nhiều trong tổng thu nhập của chi nhánh. Đó là những kết quả xứng đáng với tiềm năng và sự nỗ lực của tập thể người lao động của Vietcombank Hoàn Kiếm.

Bên cạnh những thành công, hệ thống Vietcombank nói chung và Vietcombank Hoàn Kiếm nói riêng cũng đang vấp phải không ít những khó khăn và thách thức trong quá trình cạnh tranh đang diễn ra ngày càng gay gắt. Nguyên nhân của các khó khăn trên đến từ: Mô hình tổ chức đã lỗi thời, không còn phù hợp với một ngân hàng bán lẻ; Đội ngũ nhân viên bán hàng vẫn còn yếu về kỹ năng; Hệ thống công nghệ thông tin đã cũ và bộc lộ nhiều hạn chế; Sản phẩm dịch vụ chưa hoàn thiện và thiếu linh hoạt; Các kênh bán hàng còn hạn chế....Tất cả những điều đó, đặt Vietcombank trước yêu cầu bắt buộc phải đổi mới toàn diện hoạt động ngân hàng, phát triển mạnh mẽ các loại hình dịch vụ nhằm mục tiêu chiếm lĩnh thị phần.

Để thực hiện điều đó Vietcombank cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ thay đổi mô hình, đào tạo cán bộ, cải tiến công nghệ đến mở rộng liên kết, mở rộng các kênh bán hàng. Là một bộ phận của trong bộ máy bán lẻ của Vietcombank, mảng bán lẻ của Vietcombank Hoàn Kiếm ngoài việc áp dụng những giải pháp của chung hệ thống còn có thể áp dụng những biện pháp của riêng mình để cải thiện và nâng cao hơn nữa hoạt động bán lẻ tại chi nhánh.

Với việc áp dụng đồng bộ và triệt để những giải pháp được nêu ra, chắc chắn sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ trên toàn hệ thống Vietcombank nói chung và của Vietcombank Hoàn Kiếm nói riêng, từ đó từng bước hiện thực hóa tham vọng đứng đầu thị trường bán lẻ tại Việt Nam của Vietcombank.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] . TS. Lê Vinh Danh (2009), Tiền và hoạt động ngân hàng, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội

[2] . Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

[3] . Trần Huy Hoàng (2010), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Lao động Xã hội.

[4] . ThS. Ngô Thị Liên Hương (2005), “Đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng”, Tạp chí Thị trường Tài chính - Tiền tệ.

[5] . Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng,

Nxb Tài chính, Hà Nội.

[6] . Lưu Văn Nghiêm (2008), Marketing dịch vụ, NXB. Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.

[7] . Hoàng Thị Thanh Hằng, Dịch vụ ngân hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Thực trạng và Giải pháp, Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một, số 1(26)-2016.

[8] . ThS.Vũ Thị Ngọc Dung (2007), “Phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ - một xu hướng phát triển tất yếu của các ngân hàng”, Tạp chí ngân hàng.

[9] . A.Silem (2002), Bách khoa toàn thư về kinh tế học và khoa học quản lý,

Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

[10] . Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2015 - 2017.

[11] . David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[12] . Tạp chí Ngân hàng của Vietcombank năm 2015-2017.

[13] . Tài liệu hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh của Vietcombank năm 2015- 2017.

[14] . Tài liệu hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh của Vietcombank Chi nhánh Hoàn Kiếm năm 2015 -2017.

[15] . Tài liệu hội nghị về hoạt động ngân hàng bán lẻ của Vietcombank . [16] . Federic S.Miskin 2001.

[17] . Dictionary of Banking and Finance, P.H. Collin, Great Britain 1991. [18] . W.Laurence Neuman, Social rearch methods - Qualitative and

Quanlitative approaches.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động NH bán lẻ tại NHTMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm khoá luận tốt nghiệp 149 (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w