1 bộ khoá điện và các công tắc điều khiển tín hiệu
1.3 Giới thiệu mô hình
Dựa vào kết quả nghiên cứu, sáng tạo của các chuyên gia, hãng sản xuất đã và đang tiếp tục phát triển các dòng xe điện. Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu, sáng tạo về công cuộc phát triển này, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, CHẾ TẠO XE ĐIỆN CHỞ KHÁCH MINI’’.
Hình 1.8 Xe điện 4 chỗ ngồi
Để có thể có những thiết kế mang tính mới lạ nhưng vẫn giữ nguyên tiêu chí năng suất và hiệu quả tối ưu nhất nhóm đã đi tìm hiểu và khảo sát các mẫu xe điện hiện đang có mặt tại Việt Nam để dễ dàng chế tạo, thiết kế xe điện đạt năng suất và hiệu quả cao nhất. Cùng với đó xe được trang bị động cơ điện nhằm giảm thiểu tiếng
ồn khi hoạt động, không còn khí thải từ động cơ như động cơ đốt trong, giúp khả năng điều khiển xe dễ dàng và linh hoạt đúng với tiêu chí môi trường xanh sạch đẹp. Nguồn năng lượng điện được nhóm tái chế từ những viên pin Lithium-ion có trong các thiết bị điện tử như laptop, sạc dự phòng... bị loại bỏ cũng như thay thế để biến chúng thành những cells pin an toàn, đủ nguồn năng lượng dữ trữ cho xe hoạt động liên tục mỗi lần sạc khoảng từ 5 đến 6 giờ đồng hồ.
Dựa vào kết cấu của khung xe điện thực tế, các tài liệu chuyên ngành kỹ thuật ô tô và với những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu, tìm hiểu tại trường và mong muốn đưa nó áp dụng vào mô hình với nền tảng xe có khung gầm chắc chắn sẽ giúp chiếc xe điện có thể hoạt động một cách tối ưu và an toàn nhất. Nhóm chúng em đã sử dụng phần mềm mô phỏng ( AutoCAD, Inventer) để thiết kế khung gầm xe cho ra hình ảnh 2D, 3D của khung sau đó tính toán và kiểm nghiệm bền. Dựa vào các kết quả mô phỏng tính toán để có thể kết luận ban đầu khung có đủ bền hay không, có thể đưa vào thực tiễn sản xuất hay không. Đây mới là bài toán mô phỏng lý thuyết, các kết quả đạt được này sẽ là cơ sở để tối ưu hoá và nhóm đưa vào chọn vật liệu phù hợp để tiến hành thiết kế, thi công khung gầm, các chi tiết gắn trên khung xe.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT