.11 Sơ đồ dẫn động lái

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp nghiên cứu thiết kế chế tạo xe chở khách mini (Trang 48 - 49)

1- Khớp nối; 2- Thanh răng

2.4. Hệ thống phanh

2.4.1. Tổng quan về hệ thống phanh

 Yêu cầu của hệ thống phanh

Theo đó, hệ thống phanh ô tô đạt chuẩn cần đáp ứng những tiêu chí như sau: - Quãng đường phanh ngắn nhất trong điều kiện phanh đột ngột.

- Thời gian phanh nhỏ nhất thích ứng các tình huống bất ngờ.

- Gia tốc phanh chậm dần càng lớn mang lại hiệu quả phanh càng cao. - Phanh êm dịu, đảm bảo tính ổn định trong mọi trường hợp.

- Điều khiển nhẹ nhàng, người lái không tốn nhiều sức khi sử dụng. - Phân bố mô men đều trên các bánh xe phù hợp với tải trọng lực bám. - Không bị hiện tượng bó phanh.

- Thoát nhiệt tốt, nâng cao tuổi thọ của linh kiện trong hệ thống phanh. - Kết cấu gọn nhẹ, dễ chẩn đoán hư hỏng trong mọi điều kiện.

2.4.2. Phân tích phương án thiết kế hệ thống phanh chính cho xe [9]

Để thực hiện nhiệm vụ của mình, hệ thống phanh phải có hai phần kết cấu chính sau:

- Cơ cấu phanh: Là bộ phận trực tiếp tạo lực cản. Trong quá trình phanh động năng của ô tô sẽ được biến thành nhiệt năng ở cơ cấu phanh rồi tiêu tán ra môi trường.

- Dẫn động phanh: để điều khiển cơ cấu phanh.

Ta sẽ tiến hành phân tích để tìm ra các kết cấu thích hợp nhất, đảm bảo được các yêu cầu cần thiết đối với một hệ thống phanh trên xe, đồng thời cũng phải đáp ứng được các yêu cầu về kinh phí, thuận lợi trong việc lắp ráp, gá đặt, tận dụng được các cơ cấu đã có sẵn… nhằm hướng đến tối ưu về mặt thiết kế cũng như chế tạo.

- Chọn loại dẫn động phanh

Trên ô tô - máy kéo nói chung có thể gặp các loại dẫn động phanh sau: cơ khí, thủy lực, điện và khí nén. Trong các loại dẫn động trên thì dẫn động cơ khí thường chỉ dùng cho xe có bố trí đơn giản và tốc độ không quá nhanh.

+ Dẫn động cơ khí:

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp nghiên cứu thiết kế chế tạo xe chở khách mini (Trang 48 - 49)