TT THỒNG SỐ KÍCH THƯỚC ĐƠN VỊ
1 Dài toàn bộ 1820 mm
2 Rộng toàn bộ 1010 mm
3 Cao toàn bộ 1630 mm
4 Chiều dài cơ sở 1500 mm 5 Phần nhô trước/sau 0/50 mm 6 Khoảng sáng gầm xe 300 mm 7 Vệt bánh xe trước/sau 1100 mm 8 Khối lượng không tải
Phân bố cầu trước Phân bố cầu sau
179 68 111 Kg Kg Kg 9 Số lượng hành khách 4 Người 10 Khối lượng toàn tải
Phân bố trục trước Phân bố trục sau 469 187 282 Kg Kg Kg 11 Vận tốc lớn nhất 13 Km/h 12 Khả năng vượt dốc 6 %
13 Góc thoát trước/sau 40/35 Độ 14 Động cơ điện Loại 1 chiều, có chổi
than
15 Công suất lớn nhất 650 W 16 Momen động cơ 1,93 N.m 17 Tỷ số truyền lực chính 3,9
18 Cỡ lốp 17 inch
19 Hệ thống phanh Với cơ cấu phanh đĩa cơ khí bố trí ở 2 bán trục 20 Hệ thống lái Kiểu thanh răng bánh răng không có trợ lực 21 Hệ thống treo trước/sau Hệ thống treo kiểu lò xo 22 Hệ thống điện:
- Pin/ ắc quy
- Bộ điều khiển động cơ - Cần số đảo chiều - Bàn đạp ga 18/2x12v 12 - 60/45/1500 12 - 110/80 12 - 48 Viên/ bình V/A/W V/A V Đặc điểm các hệ thống trên xe
Sau khi phân tích thiết kế các hệ thống trên xe điện chở khách mini sử dụng động cơ điện, ta có đặc điểm lắp ráp của các cụm tổng thành
- Hệ chassis:
+ Khung chassis được tạo thành từ liên kết của 2 dầm dọc và 4 dầm ngang thông qua mối ghép hàn. Tại các vị trí quan trọng và chịu tải trọng động đòi hỏi tính chịu tải cao thì được gia cố thêm bằng các tấm để tăng độ cứng vững.
+ Thanh ngang 1,2: đây là vị trí quan trọng, nơi lắp treo trước, nơi chịu tải trọng va đập do tác động từ mặt đường thông qua bánh xe lên hệ thống treo và tác dụng lên khung, tải trọng của xe. Tại vị trí này được gia cố thêm bằng cách hàn thêm các ke chéo góc
+ Thanh ngang 3: cũng được liên kết với thanh dọc bằng mối hàn, nơi đặt ghế lái và hành khách
+ Thanh ngang 4: nơi lắp hệ thống treo sau, cũng là nơi chịu tải trọng va đập lớn, nên được gia cố thêm các ke chéo góc để tăng tính chịu tải cho khung
+ Ngoài ra trên các thanh dọc có các vị trí để lắp hệ thống treo, lái, vị trí lắp vỏ - Cụm động cơ – hệ thống truyền lực:
+ Loại động cơ điện được sử dụng sẽ là động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp có chổi than, có công suất định mức Nđm = 650 (W), số vòng quay đinh mức nđm = 530
(vòng/phút), hiệu điện thế sử dụng là 24V. Động cơ điện được lắp trên 2 thanh ngang, được gá vào giá bằng bu lông M8
+ Phương án dẫn động là thông qua truyền lực chính và visai ở cầu sau, động cơ điện dẫn động truyền lực chính bằng dẫn động xích
+ Tỉ số truyền lực chính i0 = 3,9, với tỉ số truyền này có thể chọn truyền lực chính đơn để bố trí cho xe thiết kế
+ Bộ truyền xích truyền động từ trục ra của động cơ điện đến trục ra bánh răng visai của truyền lực chính là xích ống con lăn
- Cụm hệ thống treo:
+ Hệ thống treo dùng lò xo trụ cho cầu trước/sau, hệ thống treo trước được bố trí giảm chấn thuỷ lực là phuộc xe máy vào trong lòng lò xo. Đối với hệ thống treo trước phía trên/ dưới được gá vào chassi nhờ bu lông M8 và bản lê chữ U, hệ thống treo sau phía trên được gá cố định với chassi phía dưới được bắt lên dầm cầu bằng bu lông M14 thông qua gối bi
+ Chiều dài ban đầu của lò xo trước/sau L1 = 250 mm, L2 = 80 mm + Bước xoắn của lò xo t = 18mm
+ Giảm chấn có tác dụng: dập tắt nhanh các dao động có tần số cao để tránh cho khung xe không bị lắc khi qua đường mấp mô lớn và hạn chế các lực truyền qua giảm chấn tác dụng lên khung xe.
+ Hệ thống treo phải đảm bảo độ võng tĩnh và độ võng động nằm trong giới hạn cho phép, dập tắt nhanh các dao động, giảm được tải trọng khi qua các vật cản
- Cụm bánh xe – cầu xe :
Các kích thước cơ bản của lốp như sau : + Chiều rộng lốp: B=1,3 (inch)
+ Tỉ lệ giữa chiều cao thân lốp/ bề rộng lốp: H/B =100% + Đường kính vành: d = 17inch
+ Đường kính bánh xe sử dụng: rbx = 480 mm + Tải trọng chơ phép: mmax = 150 (kg)
+ Áp suất không khí trong lốp : pmax = 2,1 (kg/cm2) + Tốc độ tối đa : vmax = 110 km/h
- Hệ thống phanh :
+ Hệ thống phanh sử dụng phanh đĩa cho 2 bán trục sau, với dẫn động cơ khí + Lực cần tác dụng lên bàn đạp phanh để tạo ra lực làm việc theo yêu cầu: P = 386N - Cụm hệ thống lái :
+ Hệ thống lái cho xe thiết kế là loại có cơ cấu : bánh răng – thanh răng, cơ cấu này có ưu điểm : tỷ số truyền nhỏ nên độ nhạy cao, hiệu suất cao thngh 1. Ngoài ra cơ cấu này cũng đơn giản, dễ chế tạo, kết cấu gọn, dễ bố trí cho xe thiết kế.
Sơ đồ dẫn động lái:
Hình 3.6 sơ đồ dẫn động lái1 – Khớp nối ; 2 – Thanh răng 1 – Khớp nối ; 2 – Thanh răng
Hình thang lái phải đảm bảo động học quay vòng của các bánh xe dẫn hướng. Nó bao gồm các khâu nối với nhau bằng các khớp cầu và các đòn bên được bố trí nghiêng một góc so với dầm cầu trước
+ Tỷ số truyền của cơ cấu lái ic = 13
+ Bán kính vòng quay nhỏ nhất Rqmin = 4,008 (m)
+ Kích thước của trục lái là : D = 25 (mm), d = 18 (mm), chiều dài của trục lái L = 1250 (mm)
Cụm hệ thống điện :
+ Nguồn điện được sử dụng trên xe là nguồn điện từ ắc quy, trên xe ắc quy là nguồn năng lượng chính, dùng để cung cấp năng lượng cho động cơ điện và cung cấp năng lượng cho tất cả phụ tải khác ngay cả khi động cơ điện không làm việc. Để đảm bảo nguồn điện cung cấp cho động cơ 24(v) thì ta mắc nối tiếp 2 bình ắc quy có hiệu điện thế 12 (v) lại với nhau và nguồn điện được cấp cho hệ thống chiếu sáng và tín hiệu là nguồn pin tái sử dụng từ pin Lithium-ion mỗi cell 3 mắc nối tiếp với hiệu điện thế 12,3 (v) là để đảm bảo thời gian hoạt động thì nhóm đã chế tạo 6 cell pin 12,3 (v) mắc nối tiếp
+ Bộ điều khiển động cơ điện một chiều có tác dụng nhận tín hiệu xung từ ECM và cấp điện cho động cơ điện làm xe chuyển động. Yêu cầu đối với bộ điều khiển động cơ là phải làm việc ổn định và tin cậy
3.4.2. Quy trình công nghệ lắp ráp xe điện chở khách mini
+ Nếu quá trình gia công chế tạo là giai đoạn chủ yếu của quá trình sản xuất thì lắp ráp là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất. Vì vậy sau quá trình lắp ráp, sản phẩm đạt được chất lượng yêu cầu và vận hành ổn định thì quá trình sản xuất mới có ý nghĩa
+ Hình thức tổ chức lắp ráp xe điện chở khách mini : xe được lắp ráp theo hình thức lưu động tự do. Đây chính là hình thức tổ chức lắp ráp mà tại mỗi vị trí lắp ráp được thực hiện hoàn chỉnh một nguyên công lắp ráp
Lập sơ đồ lắp ráp
+ Ta sẽ chia nhỏ việc lắp ráp xe điện chở khách mini thành các đơn vị lắp, chia thành từng nhóm lắp, từ đó ta có một sơ đồ lắp ráp. Trong số các chi tiết của một đơn vị lắp, ta tìm chi tiết cơ sở, rồi lắp các chi tiết khác lên chi tiết cơ sở theo một thứ tự nhất định. Do xe có nhiều cụm lắp ráp phức tạp nên ta sẽ lập sơ đồ lắp cho từng nhóm riêng biệt. Như vậy, ta tiến hành xây dựng sơ đồ lắp ráp như sau:
Quy trình lắp ráp xe điện chở khách mini
Lắp cụm hệ thống treo cầu trước/ sau:
- Lắp cụm cầu trước/ sau kết hợp lắp lò xo và giảm chấn
- Liên kết treo với chassi
Lắp ráp cụm hệ thống lái:
- Lắp pát đỡ cơ cấu lái - Lắp các đăng lái, rotuyn lái
Lắp ráp cụm hệ thống phanh:
- Lắp ráp các đĩa phanh cho từng bán trục
- Lắp bàn đạp phanh - Lắp đường dây phanh
Lắp ráp gầm xe: - Lắp hệ thống treo - Lắp hệ thống lái - Lắp hệ thống phanh Lắp ráp xe điện chở khách mini sử dụng Lắp ráp chassi (Hàn các thanh dầm, lắp các giá đỡ, dây điện chassi,... )
Chế tạo vỏ xe
(Hàn khung xương vỏ, bọc alu vỏ,.. )
Hình 3.7 Sơ đồ lắp ráp
Lắp ráp hệ thống truyền lực:
- Lắp đế gá động cơ - Lắp cần số đảo chiều - Lắp, gá visai với chassi - Lắp 2 bán trục với visai Lắp ráp sàn xe Bố trí các linh kiện, làm gọn các chi tiết Lắp ráp sàn ghế và các thiết bị phụ trên xe Lắp ráp nội thất
Kiểm tra sau lắp ráp
Lắp ráp khung vỏ với chassi
Lắp ráp các công tắc điều khiển và hệ thống điện trên xe Lắp ráp hoàn chỉnh Lắp ráp động cơ Đưa vào sử dụng
Mô tả nguyên công lắp ráp:
Lắp ráp gầm xe: